Tại sao đường huyết tăng cao vào buổi sáng và cần làm gì để cải thiện?

Cập nhập: Thứ tư, 15/03/2023

 

Hỏi:

Chào chuyên gia! Tôi bị tiểu đường 5 năm nay. Nhờ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, ăn kiêng nghiêm ngặt và uống BoniDiabet +của Mỹ mà đường huyết trong ngày của tôi được giữ trong mức an toàn, chỉ từ 6-8 mmol/l. Thế nhưng, cứ buổi sáng vừa ngủ dậy tôi đo thì đường huyết cao tới 9-10 mmol/l dù chưa ăn gì, đến 9h sáng lại về bình thường. Tôi muốn hỏi vì sao đường huyết tăng cao vào buổi sáng và có cách nào để khắc phục không? Tôi xin cảm ơn!

Nguyễn Thành Vinh, 57 tuổi

 

 Tại sao đường huyết tăng cao vào buổi sáng?

Tại sao đường huyết tăng cao vào buổi sáng?

 

Trả lời:

    Chào anh, hiện tượng đường huyết tăng cao vào buổi sáng rất thường gặp. Có 3 thủ phạm gây tình trạng này đó là hiện tượng bình minh, suy giảm insulin và hiệu ứng Somogyi.

 

Hiện tượng bình minh làm đường huyết tăng cao vào buổi sáng

    Sau 1 đêm dài, chúng ta sẽ nghĩ rằng buổi sáng khi chưa ăn gì là thời điểm đường huyết thấp nhất. Tuy nhiên, thực tế nồng độ đường trong máu hạ xuống mức thấp nhất là khoảng 3h sáng, sau đó nó sẽ tăng dần.

    Nguyên nhân được giải thích như sau: Nhu cầu sử dụng insulin của cơ thể giảm từ giữa đêm đến 3h sáng, sau đó tăng nhu cầu sử dụng hormon này từ 5h đến 8h sáng. Sự giảm tiết insulin từ giữa đêm đến 3h sáng do giảm nhu cầu sử dụng sẽ không ức chế được sự bài tiết các hormon đối kháng tác dụng với insulin như hormon cortisol, hormon tăng trưởng (GH), glucagon, catecholamin, từ đó dẫn đến tăng cường bài tiết các hormon này, đặc biệt là tăng GH, dẫn tới tăng đường huyết.

   Ở người không bị tiểu đường, nồng độ đường huyết tăng vào buổi sáng sẽ được điều chỉnh bằng cách tăng tiết insulin. Tuy nhiên, với người tiểu đường type 1 và 2, do giảm tiết và/hoặc đề kháng insulin nên không điều chỉnh được đường trong máu, khiến nó tăng cao vào buổi sáng và được gọi là hiện tượng bình minh.

   Bên cạnh đó, hiện tượng bình minh ở người tiểu đường cũng xảy ra do thuốc trị tiểu đường uống vào tối hôm trước đã hết tác dụng, không sử dụng đủ liều thuốc hay vì không ăn nhẹ trước khi đi ngủ.

 

Đường huyết tăng cao vào buổi sáng

Đường huyết tăng cao vào buổi sáng do hiện tượng bình minh

 

Suy giảm insulin

    Nếu nồng độ insulin của người bệnh giảm quá mức vào ban đêm, lượng đường trong máu vào buổi sáng sẽ tăng lên. Có nhiều nguyên nhân gây hạ nồng độ insulin quá mức vào buổi tối, thường gặp ở bệnh nhân đang phải sử dụng insulin. Cụ thể, thường gặp ở bệnh nhân dùng liều insulin tác dụng ngắn quá thấp vào buổi tối hoặc tiêm insulin tác dụng dài với liều thấp.

Hiệu ứng Somogyi

    Đường huyết tăng cao vào buổi sáng do nguyên nhân này thường ít gặp. Hiệu ứng Somogyi là phản ứng của cơ thể đối với lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) vào ban đêm.

    Nếu người bệnh bỏ bữa tối hoặc tiêm quá nhiều insulin, uống quá liều thuốc sau bữa ăn tối thì nồng độ đường trong máu của của họ có thể giảm quá thấp qua đêm. Lúc này, cơ thể con người tạo ra nhiều glucose hơn để bù đắp, gây hiện tượng đường huyết tăng cao vào buổi sáng.

    Người gặp hiệu ứng Somogyi sẽ có những triệu chứng khác như chóng mặt, cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, tăng tiết mồ hôi và cảm thấy thèm ăn hơn.

     Như vậy, có 3 nguyên nhân gây tăng đường huyết vào buổi sáng. Với trường hợp của anh, anh chưa phải dùng insulin và đường huyết bình thường đang được kiểm soát tốt nên có thể loại trừ nguyên nhân thứ 2 là do nồng độ insulin giảm quá mức.

    Với hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi, chúng giống nhau là đều làm tăng đường huyết vào buổi sáng nhưng khác nhau ở chỗ hiệu ứng Somogyi có tụt đường huyết về đêm còn hiện tượng bình minh thì không.

    Để phân biệt hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi, anh nên thử đường huyết vào thời điểm 2-3 giờ sáng trong nhiều đêm liên tiếp. Nếu có tụt đường huyết nghĩ nhiều đến hiệu ứng Somogyi, nếu không thì hãy nghĩ đến hiện tượng bình minh.

 

Nên làm gì nếu gặp tình trạng đường huyết tăng cao vào buổi sáng?

    Khi gặp tình trạng đường huyết tăng cao vào buổi sáng, trước tiên anh cần tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì. Sau đó, anh có thể lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp.

Đường huyết tăng cao vào buổi sáng do hiện tượng bình minh

   Nếu tình trạng đường huyết tăng cao vào buổi sáng của anh do hiện tượng bình minh, anh nên:

  • Ăn bữa tối sớm hơn (ăn trước 19h00).
  • Trong bữa tối, anh nên hạn chế các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám.
  • Nên vận động nhẹ nhàng sau khi ăn tối, ví dụ như đi bộ, tập yoga… Nhưng anh cần lưu ý không nên tập thể dục ngay sau khi ăn.
  • Ăn sáng đúng giờ.
  • Nói chuyện với bác sĩ về tình trạng đường huyết tăng cao vào buổi sáng, nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn điều chỉnh liều thuốc tây đang sử dụng.
  • Tiếp tục dùng đều BoniDiabet để kiểm soát tốt đường huyết, và giúp anh phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.
  • Trước khi đi ngủ anh có thể ăn nhẹ với một số chất đạm hoặc chất bột đường có chỉ số đường huyết thấp.

 

BoniDiabet

Sử dụng BoniDiabet + để kiểm soát tốt đường huyết

 

Đường huyết tăng cao vào buổi sáng do hiệu ứng Somogyi

Nếu tình trạng đường huyết tăng cao vào buổi sáng của anh do hiệu ứng Somogyi, anh nên:

  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên bằng máy đo đường huyết cầm tay.  Đặc biệt là cần theo dõi sát sao tình trạng tụt đường huyết vào ban đêm, từ đó báo cho bác sĩ để điều chỉnh liều thuốc khi cần thiết.
  • Cai rượu hoàn toàn nếu đang có thói quen uống rượu hoặc nghiện rượu.
  • Tránh hoạt động thể chất quá mức, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Hạn chế ăn các loại đồ ngọt và thực phẩm giàu carbohydrate.

    Như vậy, có nhiều nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao vào buổi sáng. Nếu có băn khoăn gì khác, để được giải đáp nhanh nhất thì bạn nên liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 trong giờ hành chính.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

VTV2 - Mối liên hệ nguy hiểm giữa bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Tiểu đường và cao huyết áp là 2 bệnh riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Chìa khóa vàng cho sức khỏe người tiểu đường

Cô Nguyễn Thị Hương, 54 tuổi, thôn 1 – Phước Bình – Thuận Nam – Ninh Thuận.

Bí quyết sống khỏe, giảm được thuốc tây và insulin khi bị tiểu đường

Chú Cù Đức Trung - tên thường gọi là Cù Đức Tuấn, 56 tuổi trú tại số nhà 848 đường Trần Nhân Tông, phường Nam Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng.

Bí quyết chung sống với bệnh tiểu đường

cô Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 56 tuổi, ở xóm 1, Kim Chính, Kim Sơn, Ninh Bình

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Nguyên nhân của nó là gì? Có những cách nào để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844