Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường đang chiếm một tỷ lệ cao trong những bệnh mạn tính không lây ở Việt Nam. Tình trạng đường huyết tăng cao hoặc không ổn định không chỉ khiến bệnh nhân mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, giảm chất lượng sống,... mà nguy hiểm hơn, nó còn gây ra nhiều biến chứng tại tim, gan, thận, mắt,... đặc biệt là não.
Bộ não nhạy cảm với lượng glucose mà nó nhận được. Đường huyết cao hay thấp đều có nguy cơ làm tổn thương đến các mạch máu trong não. Bệnh nhân tham khảo bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về tác hại của bệnh tiểu đường đến não bộ và các biện pháp kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa các vấn đề về não bộ.
Đường huyết cao làm tổn thương đến não bộ của người bệnh
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và não bộ
Bộ não là trung tâm chỉ huy của cơ thể, được tạo thành từ các tế bào thần kinh giữ cho cơ thể hoạt động - ngay cả khi ngủ. Não bộ cũng kiểm soát cách bạn cảm nhận, học hỏi và ghi nhớ. Và để thực hiện tất cả công việc này, não sử dụng glucose trong máu để tạo năng lượng. Não là cơ quan đòi hỏi nhiều năng lượng nhất – não tiêu thụ 20% năng lượng toàn cơ thể .
Đường huyết nằm ngoài phạm vi bình thường (cả cao hơn hoặc thấp hơn) đều khiến trung tâm chỉ huy của bạn mất cân bằng. Giống như cách mà bệnh tiểu đường gây biến chứng trên mắt, bàn chân và bàn tay, tiểu đường gây ảnh hưởng đến não thông qua làm tổn thương đến các dây thần kinh và mạch máu . Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường thường gặp các vấn đề về trí nhớ và học tập, thay đổi tâm trạng, tăng cân, thay đổi nội tiết tố và nếu lâu dài các vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, ví dụ bệnh nhân có thể mắc hội chứng Alzheimer. Để phòng ngừa các tác hại nói trên, bệnh nhân cần giữ đường huyết ổn định trong phạm vi bình thường.
Tiếu đường làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu.
Tăng đường huyết – nguyên nhân làm tăng nguy cơ teo não ở người lớn tuổi
Vì glucose trong máu là nguồn năng lượng chính của cơ thể, trong đó có não, vì vậy nhiều người nghĩ:” Đường huyết nhiều thì não càng có nhiều năng lượng để hoạt động tốt hơn”, điều này không đúng. Đường huyết bị tăng cao thường xuyên sẽ làm cho não bị căng thẳng. Trong thời gian đầu triệu chứng này không rõ ràng nên thường bị bệnh nhân bỏ qua.
Đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ làm hỏng các mạch máu giàu oxy trong não. Khi não nhận được quá ít máu, các tế bào não sẽ chết. Đây được gọi là chứng teo não, chứng này gây ra các vấn đề về trí nhớ, nặng hơn có thể gây ra mất trí nhớ. Dù thể tích não giảm là chuyện bình thường của quá trình lão hóa nhưng các chuyên gia nhận thấy người cao tuổi có lượng đường trong máu không ổn định và mắc bệnh tiểu đường týp 2 mất thể tích não cao gấp khoảng 2,5 lần trong 2 năm so với người cùng tuổi. Đặc biệt, việc teo thùy trán có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng nhận thức, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Để bảo vệ não bộ khỏi các biến chứng do tăng đường huyết, bệnh nhân cần giữ lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt bằng cách ăn nhiều rau, chất xơ và trái cây cùng với hoạt động thể chất thường xuyên. Những thói quen lành mạnh này sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh đái tháo đường từ đó hỗ trợ sức khỏe não bộ.
Ăn nhiều rau, chất xơ, trái cây giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh tiểu đường từ đó hỗ trợ sức khỏe não
Ảnh hưởng của hạ đường huyết đột ngột ở bệnh nhân đái tháo đường đến não bộ
Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) xảy ra khi lượng đường trong máu của bệnh nhân giảm xuống dưới 70 mg/dL và cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị. Khi đường huyết hạ thấp, lượng oxy lên não sẽ thiếu. Không giống như đường huyết tăng cao trong thời gian dài mới ảnh hưởng đến não, khi bạn có lượng đường trong máu thấp, các dấu hiệu thường xuất hiện ngay lập tức.
Các triệu chứng của đường máu thấp thường bao gồm cảm thấy chóng mặt, run rẩy hoặc cáu kỉnh và bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi đi bộ hoặc nói chuyện. Lượng đường trong máu thấp nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân bị bất tỉnh hoặc co giật , nghiêm trọng hơn là hôn mê.
Một số người bị hạ đường huyết nhưng không có triệu chứng khiến cho việc điều trị sớm bị khó khăn. Vì vậy phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên trước khi có những vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra.
Một số nghiên cứu cho thấy, hạ đường huyết có liên quan đến các vấn đề về trầm cảm, làm giảm trí nhớ và khả năng tập trung. Nếu bệnh nhân đang gặp những vấn đề nảy, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn.
Các giải pháp phòng ngừa biến chứng của tiểu đường trên não bộ
Để ngăn ngừa các biến chứng do đái tháo đường, các bệnh nhân cần phải được kiểm soát tốt đường máu và các yếu tố nguy cơ khác như cao huyết áp, rối loạn lipid máu. Bệnh nhân nên tham khảo các biện pháp sau:
- Thực hiện theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh phù hợp với nhu cầu của bạn: ăn đủ chất đạm. béo, bột, vitamin và các chất khoáng, đủ nước. Không kiêng khem quá mức.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Hoạt động thể chất thường xuyên.
- Uống thuốc theo toa của bác sĩ.
- Ngừng hút thuốc nếu bạn hút thuốc.
- Kiểm soát stress, căng thẳng.
- Giữ lượng đường trong máu trong mức mục tiêu. Bệnh nhân có thể tham khảo sản phẩm BoniDiabet được nhập khẩu từ Mỹ. Với nguồn gốc thảo dược và các nguyên tố vi lượng, BoniDiabet giúp hạ đường huyết sau 1 - 2 tháng, ổn định đường huyết sau 3 tháng sử dụng. Đặc biệt, sản phẩm còn giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, não, võng mạc, thần kinh, thận,... Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, hiệu quả khá và tốt cho bệnh nhân sử dụng lên tới 96.7%
Sản phẩm BoniDiabet+ giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường trên não và các biện pháp phòng ngừa chúng. BoniDiabet+ chính là sự chọn lựa hàng đầu giúp kiểm soát bệnh tiểu đường toàn diện. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM: