Đường huyết cao gây ảnh hưởng thế nào tới sinh sản?

Cập nhập: Thứ hai, 04/12/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Hiện nay, người mắc bệnh tiểu đường ngày càng nhiều và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trong độ tuổi sinh sản. Vậy đường huyết cao ở bệnh nhân tiểu đường ảnh hưởng thế nào tới khả năng sinh sản? Mời bạn tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau!

 

Đường huyết cao gây ảnh hưởng thế nào tới sinh sản?

Đường huyết cao gây ảnh hưởng thế nào tới sinh sản?

 

Đường huyết cao ảnh hưởng thế nào tới sinh sản?

Đường huyết cao ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản của nam giới?

   Ở nam giới, bệnh tiểu đường có thể làm giảm khả năng sinh sản do:

  • Mức đường huyết cao kéo dài sẽ gây tổn thương cho ADN của tinh trùng. Cụ thể, các ADN bị phân mảnh hoặc tổn thương có thể gây ra chết tế bào tự nhiên, làm giảm chất lượng tinh trùng. Điều này khiến nam giới bị tiểu đường khó có con, đồng thời trẻ được thụ thai cũng có nguy cơ dị tật bẩm sinh và sảy thai cao hơn.
  • Tiểu đường cũng làm ảnh hưởng tới số lượng tinh trùng và giảm khả năng di chuyển của tinh trùng.
  • Nam giới mắc tiểu đường nếu không kiểm soát tốt đường huyết rất dễ bị biến chứng trên mạch máu và thần kinh. Điều này có thể dẫn tới một số vấn đề vì tình dục như rối loạn cương dương và xuất tinh ngược.  Đồng thời, tiểu đường cũng gây giảm nồng độ testosterone, ảnh hưởng đến khả năng cương cứng, ham muốn tình dục và chức năng sản xuất tinh trùng của nam giới. Những vấn đề này góp phần làm cản trở việc có con.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới sức khỏe sinh sản nữ giới

   Nữ giới mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là một dạng rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh gây nhiều tác động lên buồng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, tăng nồng độ nội tiết tố nam, dẫn đến hình thành nhiều nang nhỏ bên trong buồng trứng. Tình trạng kháng insulin (tình trạng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường) là yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến hội chứng này. Hội chứng buồng trứng đa nang sẽ làm rối loạn quá trình rụng trứng, làm giảm cơ hội mang thai. Đây được chứng minh là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới.

   Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng khiến nữ giới phải đối diện với nguy cơ ung thư nội mạc tử cung cao hơn. Khi mắc bệnh này, phương pháp điều trị phổ biến là cắt bỏ tử cung, từ đó dẫn đến vô sinh ở nữ. Nữ giới bị tiểu đường cũng có nguy cơ bị sảy thai cao hơn.

   Đường huyết cao không chỉ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai mà còn tác động tới sức khỏe của thai nhi, đặc biệt là tim mạch, hệ thần kinh trung ương và hệ thống sinh dục của thai nhi. Thai phụ mắc bệnh tiểu đường nếu kiểm soát đường huyết không tốt có nguy cơ cao sinh con dị tật bẩm sinh.

   Trong ba tháng cuối thai kỳ, đường huyết tăng cao làm tăng nguy cơ thai to (cân nặng em bé hơn 4kg) gây khó sinh. Trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh tiểu đường dễ bị béo phì, tiểu đường type 2, rối loạn tâm thần vận động sau này.

 

Mẹ bầu mang thai to dễ gây khó sinh.

Mẹ bầu mang thai to dễ gây khó sinh.

 

Làm sao để giảm nguy cơ vô sinh ở bệnh nhân tiểu đường?

   Kiểm soát tốt đường huyết, giữ đường huyết ở mức an toàn và ổn định là chìa khoá giúp giảm nguy cơ vô sinh ở bệnh nhân tiểu đường. Để làm được như vậy, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý:

  • Người đang uống thuốc cần uống đúng liều, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Tái khám bệnh để bác sĩ theo dõi hiệu quả điều trị, phòng biến chứng.
  • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, áp dụng bài tập cường độ nhẹ và vừa như đi bộ, yoga, đạp xe.
  • Thư giãn nhiều hơn, tránh căng thẳng vì dễ làm đường huyết tăng.
  • Kiểm soát cân nặng: Thường xuyên tập thể dục, thể thao để tránh hiện tượng dư thừa năng lượng gây ra thừa cân béo phì. Có thể tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, dưỡng sinh…
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, giảm ăn thức ăn chứa nhiều tinh bột, đường, tăng cường rau xanh và các loại quả ít ngọt.
  • Sử dụng sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ. Với thành phần từ các loại thảo dược giúp hạ đường huyết (dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội) và các nguyên tố vi lượng giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng (crom, selen, magie, kẽm), BoniDiabet+ giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, phòng ngừa biến chứng mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.

 

Thành phần, công dụng của BoniDiabet+.

Thành phần, công dụng của BoniDiabet+.

 

   Bệnh tiểu đường tuy nguy hiểm nhưng nếu bạn có nhận thức tốt và biết cách kiểm soát hiệu quả thì hoàn toàn có thể hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh lên sức khỏe sinh sản. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến thêm cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

VTV2 - Mối liên hệ nguy hiểm giữa bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Tiểu đường và cao huyết áp là 2 bệnh riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Thái Nguyên: Nhờ BoniDiabet, tiểu đường 6 năm nhưng tôi không hề bị biến chứng

Bác Ngô Quốc Khánh, 77 tuổi, địa chỉ tổ 18 phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên

Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì ?

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống như thế nào ? Bị bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé !

Chế độ ăn cho người tiểu đường và các nguyên tắc cơ bản trong ăn uống sinh hoạt

Đạt mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường hay không phụ thuộc một phần vào chế độ ăn, chế độ sinh hoạt
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi