Rối loạn chuyển hóa lipid máu là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường, chiếm tỉ lệ khoảng 72-85% (theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch học Việt Nam). Rối loạn chuyển hóa lipid máu có thể dẫn tới xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc các bệnh lý khác. Vậy trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những nguyên tắc trong điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người bệnh tiểu đường nhé!
Rối loạn chuyển hóa lipid máu dẫn tới xơ vữa động mạch
Rối loạn chuyển hóa lipid máu là gì?
Rối loạn chuyển hóa lipid là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid máu bị rối loạn. Các thông số quan trọng được sử dụng để đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid gồm:
- LDL-Cholesterol (Low density lipoprotein cholesterol): LDL được gọi là “cholesterol xấu” vì chúng có nhiệm vụ vận chuyển chất béo tới các mô trên cơ thể và thường tích tụ trên thành động mạch gây tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ.
- HDL-Cholesterol (High density lipoprotein cholesterol): HDL-cholesterol được gọi là “cholesterol tốt” vì chúng giúp loại bỏ, thu nhặt LDL và các cholesterol xấu khác, vận chuyển các cholesterol xấu về gan để xử lý. HDL-cholesterol giúp bảo vệ thành mạch, giữ sạch mạch máu, giúp mạch máu khỏe mạnh.
- Triglycerid: Là dạng chất béo trung tính, được dự trữ trong cơ thể chủ yếu ở gan và các mô mỡ.
- Cholesterol toàn phần: Phản ánh tổng lượng cholesterol được tìm thấy trong máu người bệnh, cholesterol toàn phần được cấu thành từ chính những nguồn cholesterol trên.
Chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu
Chẩn đoán lâm sàng của rối loạn chuyển hóa lipid máu
Rối loạn chuyển hóa lipid máu thường diễn biến âm thầm, phần lớn triệu chứng lâm sàng chỉ được phát hiện khi các thành phần lipid xấu trong máu tăng quá cao trong một thời gian dài và gây ra biến chứng ở các cơ quan như: Xơ vữa động mạch; nhồi máu cơ tim; tai biến mạch máu não; ban vàng ở mi mắt, khuỷu tay, đầu gối; viêm tụy cấp.
Chính vì vậy, các chỉ số cận lâm sàng có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán và tầm soát rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Xét nghiệm giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu
Chẩn đoán cận lâm sàng trong rối loạn chuyển hóa lipid máu
- Cholesterol toàn phần:
- Bình thường: < 5,2 mmol/l (<200 mg/dl)
- Tăng giới hạn: 5,2 - 6,2 mmol/l (200 - 240 mg/dl)
- Tăng có hại tới sức khỏe: > 6,2 mmol/l (>240 mg/dl)
- Triglycerid:
- Bình thường: < 1,7 mmol/l (<150mg/dl)
- Tăng giới hạn: 1,7 - 2,25 mmol/l (150 - 199 mg/dl)
- Tăng có hại cho sức khỏe: > 2,25 mmol/l (>200 mg/dl)
- LDL-cholesterol:
- Bình thường: < 3,4 mmol/l (<130 mg/dl)
- Tăng giới hạn: 3,4 - 4,1 mmol/l (130 - 159 mg/dl)
- Tăng có hại cho sức khỏe: > 4,1 mmol/l (> 160 mg/dl)
- HDL-cholesterol:
- Bình thường: > 0,9 mmol/l
- Khi HDL-cholesterol < 0,9 mmol/l là giảm
Mối liên hệ giữa rối loạn chuyển hóa lipid máu và tiểu đường
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, có tới 70 - 90% bệnh nhân tiểu đường type 2 có rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Ở bệnh nhân tiểu đường type 2, nồng độ glucose máu tăng cao, tuyến tụy phải tăng cường sản xuất insulin nhằm duy trì nồng độ glucose máu. Insulin là hormone có vai trò vận chuyển glucose tới các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Tuy nhiên, khi các cơ không phải hoạt động nhiều, glucose sẽ được chuyển hóa thành dạng dự trữ của nó là glycogen tại gan. Khi gan đã bão hòa glycogen, glucose được dùng để tổng hợp acid béo, giải phóng vào máu, làm tăng triglycerid, tăng LDL-cholesterol, giảm HDL-cholesterol, gây ra rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng tăng cholesterol máu, tăng LDL-cholesterol được coi là một trong những yếu tố chỉ điểm sớm tình trạng đề kháng insulin, kháng insulin xuất hiện trước khi bệnh tiểu đường biểu hiện một cách đầy đủ các triệu chứng.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu là dấu hiệu chỉ điểm sớm tình trạng đề kháng insulin
Mối liên hệ chặt chẽ giữa rối loạn chuyển hóa lipid máu và bệnh tiểu đường đã làm tăng mức cảnh báo cho dự phòng, điều trị và tiên lượng bệnh, có nghĩa là nếu bị bệnh tiểu đường, bạn phải cực kỳ thận trọng về việc kiểm soát cholesterol máu.
Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường
Đối với bệnh nhân tiểu đường, kiểm soát tốt đường huyết và mỡ máu được xem là chìa khóa then chốt giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Mục tiêu điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường (Bộ Y tế)
Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường phải kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên, bao gồm tăng cường tập luyện thể dục và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với thể trạng và tính chất công việc.
Tập luyện - vận động thể lực
Tập luyện đều đặn khoảng 30 - 45 phút mỗi ngày, duy trì tối thiểu 5 ngày/tuần. Lựa chọn hình thức tập luyện, thời gian và cường độ tập phải phù hợp với thể trạng sức khỏe, đặc biệt là những người có mắc kèm theo các bệnh lý huyết áp cao, bệnh mạch vành, suy tim…
Chế độ dinh dưỡng
- Hạn chế mỡ chứa nhiều acid béo bão hòa như mỡ trong thịt lợn, gà, bò, cừu…, giảm cholesterol có trong lòng đỏ trứng, tôm, bơ… Thay vào đó, người bệnh nên thay bằng lượng acid béo không bão hòa từ mỡ cá, dầu oliu, dầu đậu nành.
Thịt cá giàu mỡ “tốt” cho sức khỏe
Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu bằng thuốc
- Nhóm thuốc statin: Đây là lựa chọn đầu tay cho người bệnh bị rối loạn chuyển hóa lipid có tăng LDL-cholesterol do nhóm thuốc này làm giảm tới 60% LDL-cholesterol, tăng nhẹ HDL-cholesterol và giảm nhẹ Triglycerid.
Tuy nhiên, chúng có các tác dụng không mong muốn là: Tăng men gan, suy giảm chức năng gan, viêm cơ vân hoặc tiêu cơ vân. Tác dụng phụ phổ biến hơn ở người bệnh sử dụng statin liều cao, hoặc người cao tuổi, nhiều bệnh lý nền hoặc sử dụng phối hợp nhiều thuốc. Thuốc chống chỉ định ở phụ nữ có thai.
- Nhóm thuốc Fibrat: Có tác dụng giảm lượng Triglycerid nên được sử dụng trong điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu do tăng Triglycerid hoặc dùng phối hợp cùng nhóm Statin ở bệnh nhân có tăng đồng thời LDL-cholesterol và Triglycerid.
Tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này là: Tăng men gan, sỏi mật, phát ban, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn. Tương tự statin, tác dụng phụ của Fibrat cũng phổ biến hơn ở người bệnh sử dụng liều cao, hoặc người cao tuổi, nhiều bệnh lý nền hoặc sử dụng phối hợp nhiều thuốc. Thuốc chống chỉ định ở phụ nữ có thai.
Ngoài ra, còn một số loại thuốc khác có thể được sử dụng để điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường như: Niacin, nhóm thuốc Resin, Ezetimibe… Sự phối hợp các loại thuốc mang đến những lợi ích khác nhau, đồng thời các nhóm thuốc này cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó, việc sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ điều trị.
Câu chuyện chiến thắng bệnh tiểu đường và mỡ máu của người con đất cảng
Chú Cù Đức Trung (tên thường gọi là Cù Đức Tuấn), 56 tuổi trú tại số nhà 848 đường Trần Nhân Tông, phường Nam Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng
Chú Cù Đức Trung, 56 tuổi
Chú Trung là người đã mang trong mình căn bệnh tiểu đường cùng nhiều biến chứng suốt 10 năm qua, chia sẻ về câu chuyện của mình, chú cho hay: “Tết năm 2012, chú có thái thịt để gói bánh chưng nhưng chẳng may bị thái vào tay, vậy mà suốt cả tuần không lành. Mà bản thân chú năm đó sức khỏe cũng có nhiều thay đổi, chú bị sút tới cả chục cân, tiểu đêm thì 4-5 lần. Thấy vậy chú mới đi khám thì biết mình bị tiểu đường nhưng lúc đó chú chưa tin. Tới tháng 4, tháng 5 năm đó, mắt chú mờ quá, chú lên Bạch Mai khám lại thì đúng là tiểu đường thật, lại còn bị cả mỡ máu cao và chức năng thận kém nữa. Hồi đầu chú uống thuốc, về sau lại chuyển sang tiêm insulin mà đường huyết vẫn trên 10, mỡ máu cũng không về được an toàn”.
“Mãi sau này chú xem trên truyền hình, thấy giới thiệu sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ có tác dụng 2 trong 1, cho cả bệnh tiểu đường và rối loạn chuyển hóa lipid máu, tức là bệnh mỡ máu của chú, nên chú mới mua về dùng. Chú uống BoniDiabet + được 4 tháng thì đi đo lại, đường huyết về mức 7 chấm, mỡ máu cũng về ngưỡng an toàn. Thế là từ đó chú được bác sĩ giảm liều thuốc tiêm insulin. Bây giờ, các triệu chứng trước kia của chú gần như không còn nữa, chú có thể ăn uống được thoải mái hơn trước mà đường huyết chỉ ở mức 6.4 thôi, cân nặng được phục hồi rồi”.
Chúng ta thấy rằng, bên cạnh việc tuân thủ theo điều trị của bác sĩ, chú Trung đã sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ để kiểm soát bệnh tiểu đường và tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu của mình. Vậy cụ thể BoniDiabet + có tác dụng gì?
BoniDiabet + - Giải pháp vàng cho người bệnh tiểu đường
BoniDiabet + có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu, qua đó giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh nhờ công thức toàn diện với nhiều loại thảo dược, nguyên tố vi lượng quý, cụ thể:
- Dây thìa canh:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dây thìa canh giúp giảm lượng cholesterol và triglycerid, qua đó giúp giảm mỡ máu hiệu quả. Còn đối với đường huyết, thành phần acid gymnemic trong dây thìa canh giúp ức chế hấp thu đường tại ruột, kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin, tăng độ nhạy insulin, qua đó giúp hạ đường huyết hiệu quả.
- Mướp đắng:
Được mệnh danh là “sát thủ của chất béo”, các thành phần glycoside trong mướp đắng giúp tiêu hủy các chất béo xấu trong cơ thể, đồng thời chúng còn giúp hạ đường huyết, đặc biệt là ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau ăn.
- Quế và lô hội:
Quế và lô hội cũng giúp giảm lượng LDL-cholesterol và triglyceride trong máu, góp phần cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường.
- Hạt methi:
Hạt methi giúp hạ đường huyết do có chứa galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu và 4-hydroxyisoleucine có tác dụng giúp kích thích tuyến tụy tiết insulin.
- Các nguyên tố vi lượng kẽm, crom, selen, magie:
BoniDiabet + là sản phẩm duy nhất trên thị trường có sự bổ sung đầy đủ các nguyên tố vi lượng trên, giúp tăng hoạt tính và điều hòa hoạt động của insulin trong cơ thể. Từ đó, BoniDiabet + giúp ổn định đường huyết tránh dao động thất thường, đồng thời giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
BoniDiabet + - Sản phẩm của Mỹ
Rối loạn chuyển hóa lipid máu và tiểu đường tuy là 2 căn bệnh riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu, đặc biệt ở người bệnh tiểu đường. Mọi băn khoăn, thắc mắc xin vui lòng liên hệ 1800 1044 (miễn cước) để được giải đáp. Cám ơn các bạn đã theo dõi!
XEM THÊM: