Hiện nay, bệnh tiểu đường vẫn luôn là vấn đề y tế nhức nhối của toàn xã hội. Không chỉ gia tăng nhanh chóng, bệnh tiểu đường còn đang ngày càng trẻ hóa gây ra nhiều hệ lụy khác nhau. Đây là một thách thức không hề nhỏ với hệ thống y tế chưa thực sự hoàn thiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu được kiểm soát tốt, thì bệnh tiểu đường cũng không quá đáng sợ như chúng ta tưởng tưởng. Vậy, người bệnh sẽ cần làm gì để sống khỏe với bệnh tiểu đường? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Người bệnh sẽ cần làm gì để sống khỏe với bệnh tiểu đường?
Đâu là “vùng an toàn” cho người bệnh tiểu đường?
Tiểu đường là một căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính do thiếu hụt insulin hoặc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả (kháng insulin). Chính tình trạng tăng đường huyết này là nguồn cơn gây ra một loạt những triệu chứng cho người bệnh như: Đi tiểu nhiều, khát nước liên tục, mệt mỏi, sụt cân bất thường, tê bì chân tay hay mờ mắt,….
Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh còn có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm trên hầu hết các cơ quan khác trong cơ thể. Đường huyết cao sẽ làm tổn thương lớp nội mạch, dễ hình thành những mảng xơ vữa mạch máu. Điều này sẽ khiến cho lòng mạch bị thu hẹp, cản trở máu lưu thông, tăng huyết áp, làm giảm lượng oxy và dưỡng chất đến nuôi các cơ quan.
Nguy hiểm hơn, những mảng xơ vữa này còn có thể bong ra, theo dòng máu đến những mạch máu ngoại vi. Khi đến những mạch máu có kích thước nhỏ, chúng có thể gây tắc mạch cục bộ và gây ra những biến chứng trên tim (nhồi máu cơ tim, suy tim,…), trên não (đột quỵ, thiếu máu não,…), trên thận (hẹp động mạch thận, suy thận,…) hay làm suy giảm thị lực, hoại tử khô ở các chi,…
Do đó, người bệnh tiểu đường được khuyến cáo là nên kiểm soát tốt và duy trì đường huyết ở mức bình thường là:
- Đường huyết lúc đói: 80 – 130 mg/dl (4.4 – 7.2 mmol/l).
- Đường sau ăn từ 1 – 2 giờ: < 180 mg/dl (dưới 10.0 mmol/l).
- Chỉ số HbA1c (đường huyết trung bình 3 tháng): < 7%.
Đây được coi là “vùng an toàn” cho người bệnh tiểu đường, để ngăn ngừa những biến chứng không đáng có. Vậy, người bệnh thực hiện mục tiêu này bằng cách nào?
Chỉ số đường huyết là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường.
Giữ đường huyết ổn định - Những nguyên tắc người bệnh tiểu đường cần tuân thủ
Có thể nói, kiểm soát đường huyết là một việc không khó, nhưng cũng chẳng hề đơn giản. Thông thường, người bệnh tiểu đường sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc để giúp đưa đường huyết về ngưỡng an toàn.
Tuy nhiên, chúng cũng có thể khiến đường huyết tụt xuống quá thấp, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết do thuốc. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kết hợp thêm những biện pháp dưới đây:
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý
Tiểu đường là căn bệnh có quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống. Bởi lẽ, lượng đường trong máu đều đến từ thực phẩm mà chúng ta ăn uống hàng ngày. Để thuận tiện cho người bệnh lựa chọn thực phẩm, người ta đã đặt ra một tiêu chuẩn đó là: Chỉ số làm tăng đường huyết sau ăn (GI).
Theo đó, người bệnh được khuyến cáo là hạn chế ăn những thực phẩm thuộc nhóm GI cao (trên 70) như: Cơm trắng, mì gói, bánh mỳ, mật ong, các loại hoa quả sấy khô, bánh kẹo ngọt,…
Những thực phẩm có GI trung bình (56 – 69) như: Đu đủ, dứa, khoai tây,… nên được dùng ở mức vừa phải. Và những thực phẩm có GI thấp (dưới 55) như: Táo, yến mạch, khoai lang, rau xanh,… sẽ có lợi cho người bệnh tiểu đường.
Đồng thời, người bệnh cũng nên ăn nhiều chất xơ vì chúng giúp làm giảm tốc độ hấp thu đường, chất béo tại ruột, hạn chế làm tăng đường huyết sau ăn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, xen kẽ các bữa phụ với các bữa chính.
Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều chất xơ.
Thường xuyên vận động, tập thể dục
Có thể nói, việc chúng ta ngày càng ít hoạt động thể lực, kết hợp với thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì – một yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh một chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục hoặc chơi thể thao phù hợp với thể trạng của bản thân.
Việc vận động thường xuyên sẽ đem lại nhiều lợi ích với người bệnh tiểu đường như: Giúp tăng cường trao đổi chất; tiêu hao năng lượng dư thừa; kiểm soát cân nặng; giảm căng thẳng, stress – tác nhân được chứng minh là làm giảm hoạt tính insulin;….
Tránh xa những chất kích thích
Bia rượu, hay thuốc lá được coi là một tác nhân khiến đường huyết trong cơ thể trở nên bất ổn, tăng giảm thất thường.
Chúng không chỉ tương tác với các loại thuốc mà người bệnh sử dụng, làm giảm tác dụng và tăng phản ứng bất lợi; mà còn gây hại cho gan, thận, dạ dày,… - những cơ quan vốn đã phải chịu tác động rất lớn từ việc đường huyết tăng cao.
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Hiện nay, sử dụng thảo dược được coi là một biện pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả và hạn chế những biến chứng của bệnh tiểu đường. Hơn thế, các loại thảo dược còn cho thấy một ưu điểm là an toàn và không tác dụng phụ.
Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm thảo dược đang là biện pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng hiện nay. TS.BS Nguyễn Trí Bình – Bệnh viện lão khoa Trung Ương cho biết:
“Tiểu đường đang là một bệnh lý đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Để kiểm soát bệnh lý này, việc duy trì đường huyết ở mức an toàn là một điều tất yếu.
Hiện nay, ngoài những biện pháp truyền thống như: Dùng thuốc tây, ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên; thì sử dụng các sản phẩm từ thảo dược là một hướng đi bền vững để kiểm soát bệnh tiểu đường. Và BoniDiabet+ chính là một sản phẩm tiêu biểu.
Điểm đặc biệt hơn là, BoniDiabet+ không chỉ có nhiều loại thảo dược, mà còn được bổ sung thêm nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết, giúp cho việc kiểm soát đường huyết và hạn chế những biến chứng hiệu quả hơn rất nhiều.”
TS.BS Nguyễn Trí Bình tư vấn về giải pháp hạ và ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
BoniDiabet+ - Bí quyết sống khỏe với bệnh tiểu đường
BoniDiabet+ là sản phẩm của Mỹ, với công thức vô cùng toàn diện gồm:
- Các loại thảo dược tự nhiên: Mướp đắng, quế chi, dây thìa canh, lô hội, hạt methi có tác dụng hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu, giảm tình trạng đề kháng insulin.
- Các nguyên tố vi lượng: Kẽm, crom làm tăng hoạt tính của insulin, giúp đưa glucose vào trong tế bào. Magie, selen giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, tiểu cầu. Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp hạn chế sự tổn thương của đáy mắt và cầu thận do đường huyết tăng cao.
Thành phần và công dụng của BoniDiabet+.
Tác dụng của sản phẩm BoniDiabet+ đã được chứng minh trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Kết quả cho thấy, 96,67% người bệnh có cải thiện tốt và khá trên 3 phương diện là: Chỉ số đường huyết, giảm HbA1c và những triệu chứng của bệnh tiểu đường.
BoniDiabet+ review
Qua hơn 10 năm có mặt trên thị trường, BoniDiabet+ đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân tiểu đường có cuộc sống thoải mái hơn và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của họ nhé!
Chú Phan Huy Đức, 61 tuổi, ở khóm 3, phường Cam Phúc Bắc, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, số điện thoại: 0702.536.206.
Chú Đức chia sẻ:” Chú bị bệnh tiểu đường đến nay cùng 15 năm rồi. Thời gian đầu, lúc chú mới phát hiện bệnh, đường huyết đã lên tới 180 mg/dl. Chú thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm, khiến chú mất ngủ triền miên, người lúc nào cũng mệt mỏi. Chú vẫn ăn uống bình thường mà qua vài tháng lại bị sút mất 10kg. Bác sĩ có kê cho chú metformin với nhiều thuốc khác nữa. Chú dùng thuốc đều đặn, nhưng người lúc nào cũng thấy khó chịu, đường huyết có giảm một chút nhưng vẫn luôn ở mức 150 mg/dl.”
“Chú được người bà con chia sẻ, dùng thử BoniDiabet+. Sau 1 tháng sử dụng, người chú khỏe hẳn ra, số lần đi tiểu giảm nhiều. Chú đi đo đường huyết đã giảm còn 100 mg/dl. Thấy khả quan, chú kiên trì sử dụng BoniDiabet+ đến tận bây giờ. Những lần sau, chú đi đo, đường huyết của chú luôn ổn định ở mức 80 – 85 mg/dl, chỉ số HbA1c cũng chỉ 5- 6%, nên bác sĩ đã giảm bớt liều thuốc tây cho chú. Cũng nhờ thế mà chú ăn ngon hơn, ngủ tốt, cân nặng dần phục hồi.”
Chú Phan Huy Đức, 61 tuổi.
Mua BoniDiabet+ ở đâu?
BoniDiabet+ có giá là 230.000 đồng (lọ 30 viên) và 405.000 đồng (lọ 60 viên). Bạn có thể đặt hàng trực tiếp qua website hoặc gọi tới hotline miễn cước 1800.1044, zalo: 0984.464.844 dược sĩ sẽ tư vấn và chuyển hàng về tận nhà cho quý khách (phí vận chuyển từ 0 – 20.000 đồng tùy khu vực).
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua sản phẩm BoniDiabet+ tại các nhà thuốc tây trên toàn quốc.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về những biện pháp hữu hiệu trong kiểm soát đường huyết và hạn chế những biến chứng của bệnh tiểu đường. Và BoniDiabet+ chính là trợ thủ đắc lực của mỗi người bệnh để thực hiện được mục tiêu này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- Uống rượu làm đường huyết lên xuống thất thường - Nguyên nhân do đâu?
- Người bệnh tiểu đường đang tiêm insulin có dùng được BoniDiabet không?