Lợi ích của sữa chua với người bệnh tiểu đường

Cập nhập: Thứ năm, 28/12/2023

 

   Sữa chua là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta, như  là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng dồi dào, chứa  lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường thì sao? Họ có ăn được sữa chua không? Sữa chua mang lại những lợi ích gì cho người bệnh tiểu đường?

 

Người bệnh tiểu đường có ăn được sữa chua không?

Người bệnh tiểu đường có ăn được sữa chua không?

 

Người bệnh tiểu đường có ăn được sữa chua không?

   Sữa chua mang lại những lợi ích sau cho người bệnh tiểu đường:

Giàu protein

   Sữa chua là nguồn cung cấp protein dồi dào. Có 2 loại protein chính trong sữa chua là whey protein và casein protein. Các protein giúp làm chậm tốc độ glucose (đường) đi vào máu, từ đó giúp cân bằng lượng đường trong máu, tăng cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, whey protein trong sữa chua có tác dụng thúc đẩy giảm cân và giảm huyết áp, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

Giàu chất béo

   Chất béo trong sữa chua cũng làm chậm quá trình hấp thụ glucose và no lâu, hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Chất dinh dưỡng này còn cần thiết để cơ thể hấp thụ vitamin tan trong chất béo như vitamin D. Sữa chua loại ít béo hoặc không béo có thể giảm tổng lượng calo và lượng chất béo bão hòa.

Cung cấp men vi sinh

   Men vi sinh là những vi sinh vật sống giúp cải thiện sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Theo nghiên cứu, sữa chua chứa men vi sinh có tác dụng hạ đường huyết, cholesterol và huyết áp ở những bệnh nhân mắc tiểu đường type 2. Theo đánh giá năm 2021 dựa trên 28 nghiên cứu với hơn 1.900 người tham gia cho thấy, men vi sinh có tác dụng hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2. Hiệu quả mạnh hơn ở người bị tiểu đường kiểm soát bệnh kém và không dùng insulin.

 

Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn những loại sữa chua nào?

   Như vậy, từ phần trên chúng ta đã thấy rằng sữa chua rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, không phải loại sữa chua nào cũng phù hợp. Dưới đây là một số mẹo lựa chọn sữa chua tốt cho người bệnh tiểu đường.

  • Chọn những dòng sữa chua có calo thấp: Bạn nên lựa chọn những loại sữa chua có khoảng 100 - 150 calo. Bạn nên tránh sử dụng những dòng  sữa chua được bổ sung thêm siro trái cây, mật ong, thạch,...
  • Lựa chọn những dòng sữa chua ít carbohydrate: Người bệnh tiểu đường nên sử dụng những dòng sữa chua giàu protein nhưng ít carbohydrate như sữa chua Hy Lạp, sữa chua Iceland, ...

 

 Sữa chua Hy Lạp là lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Sữa chua Hy Lạp là lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

 

  • Lựa chọn những dòng sữa chua giàu protein: Sữa chua được biết đến có hàm lượng protein cao hơn sữa nguyên chất. Bản thân protein cũng không làm lượng đường trong máu tăng. Hơn nữa, khi protein và carbohydrate được tiêu thụ cùng nhau sẽ giúp thúc đẩy sự ổn định của đường trong máu, giảm thiểu sự gia tăng đột ngột.
  • Tránh sử dụng sữa chua nguyên kem chứa nhiều chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa: Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như mất ổn định mức đường huyết của cơ thể, tăng lượng cholesterol xấu,...

   Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng sữa chua, tuy nhiên để tránh lượng đường huyết tăng cao, người bệnh nên chọn các loại sữa chua có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp, đồng thời tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bệnh tiểu đường. Nếu còn thắc mắc về bệnh tiểu đường, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Tụt đường huyết nên làm gì? Cách phòng ngừa ra sao?

Khi tụt đường huyết nên làm gì? Cách phòng ngừa ra sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác ở bài viết ngay dưới đây!

Những loại rau quả tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Với bệnh nhân tiểu đường, chế độ ăn uống giữ một vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Có rất nhiều loại rau quả có có tác dụng hạ đường huyết giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường và các biến chứng của bệnh hiệu quả.

Bí quyết sống khỏe, giảm được thuốc tây và insulin khi bị tiểu đường

Chú Cù Đức Trung - tên thường gọi là Cù Đức Tuấn, 56 tuổi trú tại số nhà 848 đường Trần Nhân Tông, phường Nam Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng.

Bí quyết ổn định đường huyết nhờ thảo dược

Bị bệnh tiểu đường từ năm 2005 cô Nguyễn Thị Minh, 63 tuổi, đt 0355010847 ở tổ 3, phường Tân Bình, Tp Tam Điệp, Ninh Bình cảm thấy cơ thể mình mệt mỏi, đạp xe đi làm mà đi không nổ, chân tay tê bì, cơ thể cứ gầy gò hẳn đi, trong vài tháng sụt tới 13 cân

VTV2: Giải pháp kiểm soát hiệu quả đường huyết và mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường

Rối loạn lipid máu hay là rối loạn mỡ máu và tiểu đường là những bệnh lý về rối loạn chuyển hóa thường gặp hiện nay
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Bệnh nhân đái tháo đường cần làm gì khi bị biến chứng loét bàn chân?

Bệnh nhân đái tháo đường cần làm gì khi bị biến chứng loét bàn chân?

Theo ước tính trên toàn thế giới thì cứ 30 giây lại có một người bệnh tiểu đường phải cắt cụt chi vì biến chứng này. Vậy bệnh nhân tiểu đường cần làm gì khi bị loét bàn chân? Mời bạn đọc cùng tham khảo trong bài viết sau.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi