Bệnh nhân đái tháo đường cần làm gì khi bị biến chứng loét bàn chân?

Cập nhập: Thứ sáu, 01/07/2022

 

    Loét bàn chân là một biến chứng rất thường gặp của bệnh đái tháo đường. Đồng thời nếu không chăm sóc đúng cách, tình trạng có thể tiến triển xấu đi gây hoại tử thậm chí phải cắt bỏ. Theo ước tính trên toàn thế giới thì cứ 30 giây lại có một người bệnh tiểu đường phải cắt cụt chi vì biến chứng này. Vậy bệnh nhân tiểu đường cần làm gì khi bị loét bàn chân? Mời bạn đọc cùng tham khảo trong bài viết sau.

 

Cần làm gì khi bị biến chứng loét bàn chân?

Cần làm gì khi bị biến chứng loét bàn chân?

 

Nguyên nhân gây biến chứng loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường

    Trong số nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường, loét bàn chân là một trong những biến chứng rất thường gặp. Có khoảng 15- 25% người bị loét bàn chân trong suốt thời gian kể từ khi mắc bệnh. Biến chứng này là kết quả của cơ chế chính sau:

- Đường huyết tăng cao và không ổn định trong thời gian dài thúc đẩy quá trình oxy hóa trong cơ thể, gây tổn thương hệ thống mạch máu, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Tình trạng này làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, tê bì chân tay, giảm cảm giác nhận biết ở tứ chi. Điều đó khiến bệnh nhân có thể bị trầy xước bàn chân mà không biết, không điều trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng và lở loét.

- Lượng đường trong máu tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh. Vì thế, các vết thương của người bệnh dễ bị nhiễm trùng nặng và lở loét.

- Những tổn thương ở hệ thống mạch máu ngoại vi cùng sự trì trệ tắc nghẽn do chất béo tích tụ và hình thành mảng bám tại đây khiến cho lưu lượng máu giảm đến các chi. Vì thế vết thương sẽ chậm lành và tình trạng nhiễm trùng dễ trở nặng.

 

Lượng đường trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng và lở loét

Lượng đường trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng và lở loét

 

   Do đó, người bệnh tiểu đường cần phải chăm sóc thật kỹ đôi chân của mình, thường xuyên kiểm tra chân để phát hiện vết loét sớm và điều trị kịp thời.

 

Cần làm gì khi bị biến chứng loét bàn chân?

    Khi phát hiện bị loét bàn chân, bệnh nhân tiểu đường nên đi thăm khám để nhận được định hướng điều trị, chăm sóc kịp thời từ chuyên gia y tế. Các phương pháp xử lý biến chứng thường gặp là:

- Dùng thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ kê cho bạn kháng sinh nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Việc dùng thuốc này cần phải tuân theo chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua dùng, giảm nguy cơ kháng kháng sinh.

- Băng vết loét bàn chân: chăm sóc qua 3 bước

  • Làm sạch: Rửa bàn chân và vết loét sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
  • Sát trùng vết loét: Sử dụng các dung dịch kháng khuẩn như Dizigone, Povidone iod pha loãng để làm sạch vết thương. Hạn chế rửa vết thương bằng Oxy già vì tính sát khuẩn mạnh có thể gây tổn thương mô lành xung quanh.
  • Băng vết loét: dùng băng, gạc để băng lại vết thương cẩn thận. Người bệnh cần lưu ý rằng nên thay băng 2 lần sáng, tối hoặc mỗi khi thấy băng bẩn, ướt.

 

Băng vết loét

Băng vết loét

 

- Phẫu thuật: Trường hợp xấu là khi tổn thương, viêm nhiễm của bệnh nhân khá nặng, không đáp ứng được với những biện pháp chăm sóc trên thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho bệnh nhân phương pháp phẫu thuật. Mục đích là cắt lọc, làm sạch vết thương; cắt bỏ xơ chai, u chai chân; nạo xương viêm, che phủ lộ xương tùy theo tình huống cụ thể.

    “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – đây luôn là châm ngôn đúng đắn nhất trong việc bảo vệ sức khỏe. Vì thế điều quan trọng hàng đầu là bệnh nhân đái tháo đường cần phải biết cách bảo vệ đôi chân, phòng ngừa biến chứng.

 

Biện pháp phòng ngừa biến chứng loét bàn chân

    Để phòng ngừa loét bàn chân, người bệnh cần chú ý làm theo những biện pháp sau đây.

Kiểm tra bàn chân hàng ngày

  • Kiểm tra kỹ những kẽ chân, kẽ móng xem có bị xước, rộp hay chai rạn không. Kiểm tra da xem có bị khô nứt, bị đỏ, nóng hay bị căng khi sờ vào.
  • Cắt móng chân, không để móng chân dài và cũng không nên cắt quá sát.

Giữ đôi chân sạch sẽ

  • Rửa chân sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý hàng ngày.
  • Có thể sử dụng thêm dung dịch sát khuẩn, nên chọn dung dịch Dizigone hoặc Povidone iod vì có khả năng diệt khuẩn rộng lại an toàn với vết thương hở.

 

Giữ chân sạch sẽ

Giữ chân sạch sẽ

 

- Đeo giày và tất để bảo vệ bàn chân: Người bệnh luôn đeo giày khi đi ra ngoài và đeo tất khi đi lại trong nhà, không đi chân trần. Lưu ý phải vệ sinh giày tất sạch sẽ và không đeo loại quá chật làm giảm lưu thông máu.

- Tránh không cho bàn chân tiếp xúc với nóng và lạnh quá mức: Hãy kiểm tra nhiệt độ nước trước khi sử dụng để tắm rửa. Nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm tổn thương bàn chân của người bệnh.

- Thúc đẩy lưu lượng máu đến bàn chân: Thường xuyên hoạt động chân tay, tập luyện thể dục để tăng cường lưu lượng máu đến các chi. Việc làm này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, chai sạn, lở loét.

- Kiểm soát tốt lượng đường trong máu: Trên tất cả đây vẫn là biện pháp quan trọng nhất. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu là biện pháp giúp người bệnh khỏe mạnh và ngăn ngừa mọi biến chứng bao gồm cả loét bàn chân.

 

Biện pháp giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết hiệu quả

    Để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp các biến chứng bệnh đái tháo đường, bên cạnh việc giảm mức đường huyết về ngưỡng an toàn thì việc giữ cho đường huyết ổn định hơn cũng vô cùng quan trọng. Về điểm này các thuốc tây y không chiếm ưu thế.

   Thuốc tây y thường có tác dụng giảm đường huyết nhanh nhưng không giúp duy trì ổn định, thậm chí còn có thể khiến đường huyết lên xuống thất thường. Việc đường huyết lên xuống thất thường cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ gặp biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh… ở bệnh nhân tiểu đường, do đó việc hạ và ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn luôn cần song hành với nhau.

    Hướng theo yêu cầu đó, các nhà nghiên cứu đã tìm ra biện pháp sử dụng phối hợp thêm các thành phần từ thảo dược và nguyên tố vi lượng. Trong tự nhiên, có nhiều thảo dược thể hiện công dụng hạ đường huyết rất tốt, chúng thường cho tác dụng từ từ nhưng lại thẩm thấu và duy trì lâu hơn khiến đường huyết được ổn định hơn, điển hình là dây thìa canh, mướp đắng , hạt methi. Nhưng hơn cả là bước đột phá trong nghiên cứu ứng dụng nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, selen, crom cho bệnh đái tháo đường, thành phần này có khả năng tham gia chuyển hóa đường, tăng độ nhạy cảm của cơ thể người bệnh với insulin từ đó ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Biện pháp này thuần tự nhiên, không tác dụng phụ nên đang ngày càng được ưa chuộng trong việc giúp đẩy lui bệnh đái tháo đường.

 

Xu hướng kết hợp đông tây y trong điều trị đái tháo đường

Xu hướng kết hợp đông tây y trong điều trị đái tháo đường

 

    Để giúp bệnh nhân dễ dàng tiếp cận và sử dụng phương pháp đông y – thảo dược một cách hiệu quả, tập đoàn Viva group (tập đoàn sản xuất dược phẩm – thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ và Canada) đã cho ra đời sản phẩm BoniDiabet+.

 

BoniDiabet + - Sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bệnh nhân tiểu đường

    BoniDiabet+ có công dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng của đái tháo đường đặc biệt là các biến chứng nhiễm trùng gây loét bàn chân nhờ những thành phần sau:

- Nhóm thảo dược thiên nhiên: dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi là những thảo dược kinh điển giúp hạ đường huyết hiệu quả; quế giúp hạ mỡ máu; lô hội tăng khả năng chữa lành vết thương.

- Nhóm các nguyên tố vi lượng: magie, kẽm, crom, selen có khả năng tham gia cấu tạo các enzym chuyển hoá đường, tăng độ nhạy cảm với insulin giúp ổn định đường huyết tốt hơn qua đó giảm thiểu nguy cơ mắc biến chứng cho bệnh nhân.

- Nhóm vitamin và dưỡng chất: vitamin C, acid alpha lipoic và acid folic giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức bền thành mạch máu cũng như mao mạch ở đáy mắt và thận, rất hữu ích trong việc phòng ngừa biến chứng trên tim mạch, mắt, thận…

 

Thành phần của BoniDiabet+

Thành phần của BoniDiabet+

 

    Dây chuyền sản xuất BoniDiabet + là dây chuyền đạt tiêu chuẩn sản xuất GMP của FDA (Mỹ) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đồng thời đã được Bộ Y tế Việt Nam công nhận về tính an toàn hiệu quả và cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

    Đặc biệt BoniDiabet + đã được kiểm chứng lâm sàng tại Viện y học cổ truyền Hà Đông (Hà Nội) cho kết quả bệnh nhân đái tháo đường type 2 sử dụng đạt hiệu quả khá và tốt lên đến 96,67% trong việc giúp bệnh nhân hạ và ổn định đường huyết cũng như phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

     Nhờ có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên và nguyên tố vi lượng, bệnh nhân có thể an tâm sử dụng BoniDiabet + lâu dài mà không lo gặp phải tác dụng phụ nào cả.

    Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về biến chứng loét bàn chân của bệnh đái tháo đường từ đó biết cách phòng ngừa và xử trí hiệu quả. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline miễn cước 18001044 để được tư vấn chi tiết.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Acid alpha lipoic - Bảo bối giúp kiểm soát biến chứng tiểu đường

Acid alpha lipoic - Bảo bối giúp kiểm soát biến chứng tiểu đường

Chăm sóc đôi chân suy giãn tĩnh mạch trong mùa hè đúng cách

Tại sao bệnh suy giãn tĩnh mạch lại trở nặng hơn vào mùa hè? Và làm cách nào để chăm sóc đôi chân suy giãn tĩnh mạch vào mùa hè? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Điều trị viêm tuyến tiền liệt ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt

Đâu là phương pháp giúp điều trị viêm tuyến tiền liệt ở nam giới bị phì đại tiền liệt tuyến? Mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết ngay sau đây.

Rụng tóc tiền mãn kinh phải làm sao?

Rụng tóc tiền mãn kinh phải làm sao?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi