Top 5 bài tập tốt nhất cho người bệnh tiểu đường

Cập nhập: Thứ bảy, 23/04/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Tập luyện thể dục cùng với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và ăn uống kiêng khem được coi là kiềng 3 chân giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Vậy người bệnh tiểu đường cần tập luyện như thế nào để mang lại hiệu quả cao? Bài viết dưới đây sẽ mang đến top 5 bài tập tốt nhất cho người bệnh tiểu đường. Mời các bạn cùng đón đọc.

 

Các bài tập thể dục tốt cho người bệnh tiểu đường

Các bài tập thể dục tốt cho người bệnh tiểu đường

 

Tập thể dục mang đến lợi ích gì cho người bệnh tiểu đường?

   Bình thường, tuyến tụy sản sinh ra insulin để giúp cơ thể chúng ta dự trữ và sử dụng đường từ thức ăn đưa vào, tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu của họ luôn tăng cao hơn ngưỡng bình thường và tế bào thiếu năng lượng để hoạt động do tuyến tụy không sản sinh hoặc sản sinh rất ít insulin hoặc khi cơ thể không phản ứng với insulin (hay còn gọi là đề kháng insulin).

   Tập luyện thể dục đều đặn, đúng cách góp phần quan trọng giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết vì những lý do sau đây:

- Tập thể dục giúp tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin, giúp tế bào sử dụng insulin tốt hơn và hấp thu đường từ máu hiệu quả hơn để tạo ra năng lượng cho cơ thể.

- Tập thể dục giúp kích thích cơ bắp hấp thụ và sử dụng đường làm năng lượng mà không cần tăng nhu cầu insulin.

- Giảm trọng lượng ở những người thừa cân, béo phì, từ đó giúp giảm tình trạng đề kháng insulin của cơ thể.

   Ngoài ra, tập luyện thể dục còn giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch cho người bệnh tiểu đường nhờ giảm cholesterol xấu (LDL cholesterol), tăng cholesterol tốt (HDL cholesterol).

 

Tập thể dục góp phần giúp kiểm soát tốt đường huyết

Tập thể dục góp phần giúp kiểm soát tốt đường huyết

 

Top 5 bài tập tốt nhất cho người bệnh tiểu đường

   Dưới đây là gợi ý 5 bài tập tốt cho người bệnh tiểu đường:

Đi bộ

   Đi bộ là bài tập đơn giản nhất được khuyến khích với người bệnh tiểu đường. Bạn nên đi bộ nhanh trong khoảng thời gian 30 phút - 1 giờ mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần để đạt được hiệu quả cao.

Đạp xe

   Đạp xe cũng là một bài tập tốt cho người bệnh tiểu đường. Ngoài tác dụng góp phần giúp kiểm soát tốt đường huyết, đạp xe còn giúp dòng máu được lưu thông tốt hơn.

 

Đạp xe là một bài tập tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

Đạp xe là một bài tập tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

 

Bơi lội

   Bơi lội được xem như một bài tập thể dục toàn thân, lý tưởng cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên cần chú ý rằng người bệnh tiểu đường cần phải tránh các chấn thương ở bàn chân, vì kể cả các vết thương nhỏ cũng sẽ chậm lành và dễ bị nhiễm trùng. Do đó, một loại giày đặc biệt nên được sử dụng trong khu vực hồ bơi để giúp ngăn ngừa trầy xước chân và giảm nguy cơ trượt chân.

Tập dưỡng sinh

   Tập dưỡng sinh là một chuỗi liên hoàn các động tác được thực hiện một cách chậm rãi và thoải mái. Đây cũng là một bài tập tốt cho người bệnh tiểu đường, góp phần giúp kiểm soát đường huyết, giảm tổn thương thần kinh do biến chứng tiểu đường. Ngoài ra, các động tác nhẹ nhàng của bài tập này còn giúp giảm nguy cơ té ngã ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi.

Bài tập tăng cường sức mạnh

   Các chuyên gia khuyên rằng, chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường cần kết hợp giữa các môn thể thao nhẹ nhàng (đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập dưỡng sinh...) với các môn thể thao kháng lực với cường độ khoảng 2 lần/tuần.

   Cụ thể các bài tập tăng cường sức mạnh mà người bệnh tiểu đường có thể thực hiện là:

- Nâng chai nước hoặc các vật dụng đóng hộp khác.

- Chống đẩy.

- Bài tập cơ bụng…

 

Một số lưu ý khi tập thể dục cho người bệnh tiểu đường

   Nếu người bệnh tiểu đường tập thể dục không đúng cách sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe, bao gồm: Hạ đường huyết quá mức có thể dẫn đến co giật, mất ý thức, thậm chí tử vong; làm nặng thêm các biến chứng mạn tính của bệnh,...

   Do đó, để đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho bản thân khi tập luyện, người bệnh tiểu đường cần lưu ý những điều sau:

- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện.

- Kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập thể dục.

- Duy trì thời gian và cường độ tập thể dục hợp lý: Tập luyện ít nhất 150 phút mỗi tuần, cường độ phù hợp với sức khỏe, chia ra ít nhất ba ngày trong tuần, không ngưng tập quá hai ngày liên tiếp.

- Mang giày phù hợp khi tập luyện để hạn chế biến chứng bàn chân tiểu đường.

- Ngưng tập khi có dấu hiệu hạ đường huyết quá mức như: Chóng mặt, ướt đẫm mồ hôi, run rẩy, mệt lả…. Sau đó, uống một ít nước đường hoặc ăn một cái kẹo,... Sau 15 phút chưa có cải thiện thì cần tìm sự giúp đỡ của người khác để được đưa đi cấp cứu.

   Tập thể dục đúng cách đóng vai trò quan trọng với hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường nhưng chưa đủ. Vậy phải làm sao để cải thiện toàn diện căn bệnh này? Mời bạn đọc tìm hiểu câu trả lời thông qua phần tiếp theo của bài viết.

 

Lời khuyên của chuyên gia về biện pháp giúp cải thiện toàn diện bệnh tiểu đường, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm

   Chia sẻ về biện pháp giúp cải thiện toàn diện bệnh tiểu đường, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, TS.BS Nguyễn Thị Sơn, Nguyên giảng viên Đại học Y Dược TPHCM cho biết:

   “Để bệnh tiểu đường được cải thiện một cách an toàn và hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bên cạnh việc tập thể dục đúng cách, người bệnh nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, ăn uống kiêng khem và bổ sung nguyên tố vi lượng cho cơ thể.”

   “Tùy mức độ bệnh và sức khỏe của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định dùng thuốc phù hợp với từng người. Do đó, người bệnh tiểu đường cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, thăm khám định kỳ, dùng thuốc đúng liều, không tự ý tăng, giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột.”

   “Về chế độ ăn, người bệnh tiểu đường cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đảm bảo cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày; hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, đồng thời tăng cường bổ sung rau xanh và các loại hoa quả ít ngọt,...”

   “Khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh được tác dụng của một số nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, selen, crom trong việc giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường. Hiện nay, các nguyên tố này đã được tối ưu hóa tác dụng trong sản phẩm BoniDiabet của Mỹ.”

 

 

Chia sẻ của TS.BS Nguyễn Thị Sơn về biện pháp giúp cải thiện bệnh tiểu đường

 

BoniDiabet + - Giải pháp tối ưu cho người bệnh tiểu đường

   Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường nhờ công thức rất toàn diện, cụ thể bao gồm:

- Nhóm nguyên tố vi lượng: Magie, kẽm, selen, crom

+ Magie: Giúp tăng dự trữ glucose dưới dạng glycogen ở cơ và gan, điều hòa làm ổn định đường huyết, đồng thời giúp ổn định huyết áp.

+ Kẽm, chrom: Giúp làm tăng độ nhạy với insulin ở bệnh nhân tiểu đường, hạn chế các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu.

+ Selen: Nghiên cứu tại khoa sinh học đại học AnKaRa Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh vai trò của selen trong việc giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, thận, tiểu cầu, đặc biệt là biến chứng trên tim.

- Nhóm thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội.

Những thảo dược này giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu hiệu quả, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

- Acid alpha lipoic: Giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận; ngăn ngừa tai biến mạch máu não.

- Nhóm vitamin: Vitamin C, acid folic.

   Vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc. Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.

 

Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDiabet +

Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDiabet +

 

   Hy vọng qua bài viết này, quý bạn đọc đã hiểu rõ về chế độ tập luyện khoa học dành cho người bệnh tiểu đường. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

5 Loại đồ uống không nên uống cùng rượu mà bạn nên biết

Khi uống rượu bạn nên kiêng những loại đồ uống nào? Và nếu dùng chung, chúng sẽ để lại những hậu quả gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết ngay sau đây nhé!

Đi ngoài phân sống là bệnh gì? Làm sao để khắc phục tình trạng này?

Đi ngoài phân sống là tình trạng mà bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải ít nhất một lần trong đời. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý đường tiêu hóa. Làm sao để khắc phục tình trạng này?

Đường huyết lên xuống thất thường khắc phục thế nào?

Chào dược sĩ, bố tôi năm nay 64 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, đường huyết lên tới 13.6 mmol/l. Bố tôi đã sụt liền 6 cân, còn thường xuyên thấy mệt mỏi, tê bì chân tay.

Không còn biến chứng bệnh tiểu đường

Cô Đinh Thị Tám, 59 tuổi, tại tổ 4, ấp Phú Thành, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ý nghĩa của chỉ số đường huyết lúc đói với bệnh nhân đái tháo đường

 Trong các chỉ số chẩn đoán đái tháo đường và đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị đái tháo đường, đường huyết lúc đói là một chỉ số rất quan trọng. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về ý nghĩa của chỉ số này với bệnh nhân đái tháo đường nhé.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi