Tại sao nhiều người gầy vẫn mắc bệnh tiểu đường?

Cập nhập: Thứ sáu, 17/11/2023

 

   Nhiều người thường cho rằng nếu họ không thừa cân thì họ không có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên điều đấy là không đúng, đã có rất nhiều bệnh nhân cân nặng hết sức bình thường, thậm chí là gầy nhưng vẫn mắc bệnh tiểu đường. Tại sao lại như vậy? Mời bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!

 

Tại sao nhiều người gầy vẫn mắc bệnh tiểu đường

Tại sao nhiều người gầy vẫn mắc bệnh tiểu đường

 

Tại sao nhiều người gầy vẫn mắc bệnh tiểu đường?

   Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do thúc đẩy quá trình kháng insulin và làm giảm khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy. Tuy nhiên, cân nặng không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến bệnh tiểu đường. Một số yếu tố nguy cơ khác dẫn đến bệnh tiểu đường là:

  • Do gen di truyền: Gen di truyền là một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tiểu đường. Nếu gia đình có cha hoặc mẹ bị tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của con sẽ tăng lên rất nhiều.
  • Chế độ ăn thay đổi đột ngột: Đây cũng là một yếu tố khiến người gầy mắc bệnh tiểu đường. Ví dụ: Một người đang có chế độ ăn nạp ít năng lượng với ít thịt nhiều rau đổ ngột chuyển sang chế độ ăn nhiều thịt và chất béo. Điều này sẽ khiến tuyến tụy không phản ứng kịp thời dẫn đến lượng hormone không sản xuất đủ, từ đó gia tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
  • Chế độ sinh hoạt nhiều căng thẳng: Cuộc sống nhiều căng thẳng, stress cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường. Nguyên nhân do căng thẳng, stress kích thích cơ thể sẽ tiết ra các hormone stress như cortisol và adrenaline. Những hormone này có tác dụng đối kháng insulin, làm giảm tác dụng kiểm soát đường huyết của insulin, từ đó dẫn đến việc tăng đường huyết trong máu.
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường. Nguyên nhân do các hóa chất độc hại trong thuốc lá hoặc rượu bia ức chế quá trình bài tiết insulin của cơ thể, từ đó khiến cho lượng đường trong máu tăng.

 

Hút nhiều thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Hút nhiều thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường.

 

Phương pháp phòng tránh bệnh tiểu đường

   Bất kỳ người nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường khi không tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn cần áp dụng một số cách sau đây:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng

Bạn nên chú ý một số điều sau trong chế độ ăn để hạn chế bệnh tiểu đường:

  • Ăn đầy đủ 5 nhóm chất bao gồm: đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các nhóm chất này cần được bổ sung qua các loại thực phẩm đa dạng, tránh ăn một loại thực phẩm quá nhiều.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt vào khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Hạn chế thức ăn nhiều đường, dầu mỡ, thức ăn nhanh, hạn chế ăn quá nhiều tinh bột.

Tập thể thao thường xuyên

   Tập thể dục giúp chúng ta đốt cháy lượng mỡ thừa, kích thích mô cơ sử dụng đường dự trữ trong cơ thể, từ đó giúp điều hòa đường huyết, ngăn ngừa tình trạng đề kháng insulin, hạn chế nguy cơ tiểu đường.

   Bạn hãy chọn môn thể thao mà mình thực sự yêu thích, nên tập ít nhất 30 phút một ngày và 5 ngày trên tuần.

Sống tích cực và tránh căng thẳng

   Có nhiều biện pháp có thể giúp bạn giảm căng thẳng, stress như dành thời gian nghỉ ngơi, làm những công việc mà bạn yêu thích, chia sẻ những vấn đề, những khó khăn mình đang gặp phải với những người thân yêu,...

   Ngoài ra, tập thể dục cũng là một biện pháp giúp làm giảm căng thẳng, stress hiệu quả.

 

Tập thể dục giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.

Tập thể dục giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Tại sao nhiều người gầy vẫn mắc bệnh tiểu đường?”. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể có nguy cơ bị tiểu đường, trong đó bao gồm cả người gầy. Vì thế, chúng ta nên chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Khám và điều trị ngay nếu bạn có 6 dấu hiệu tiểu đường này

Khi có những dấu hiệu tiểu đường như hay đói, hay khát, sụt cân bất thường, thường xuyên mệt mỏi, tiểu nhiều lần thì bạn cần đi khám sớm.

Quảng Ninh: Không lo biến chứng tiểu đường nhờ BoniDiabet

Chú Bùi Văn Minh, 59 tuổi, ở số 666, tổ 2, Trung Sơn 1, p.Cẩm Sơn, Cẩm Phả, Quảng Ninh. 

Phương pháp ngăn tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường

Tiến sĩ Eric Berg- một bác sĩ nội khoa ở Solomons, Maryland, Hoa Kỳ đã chia sẻ một phương pháp giúp ngăn tiền tiểu đường chuyển thành tiểu đường. Vậy, phương pháp đó là gì?

Hà Nội: Nhờ BoniDiabet tôi không lo biến chứng tiểu đường

Bác Nguyễn Thị Cúc 70 tuổi, địa chỉ xóm Đình, thôn Trung, xấ Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội. 

Cảnh báo biến chứng suy thận trên bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường được coi là “sát thủ thầm lặng” cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm. Đó là bởi căn bệnh này tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó không thể không kể đến suy thận.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Vai trò của tập luyện thể dục đối với người bệnh tiểu đường

Vai trò của tập luyện thể dục đối với người bệnh tiểu đường

Đối với người bệnh tiểu đường thì lối sống chính là một phần quan trọng trong việc chăm sóc tại nhà. Bạn cần có một chế độ ăn uống cân bằng kết hợp với luyện tập thể dục thường xuyên. Vậy vai trò của việc tập luyện thể dục đối với người bệnh tiểu đường như thế nào?

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi