Những người bệnh tiểu đường thường rất hay gặp một vấn đề chung đó là những vết thương dù là nhỏ hay thậm chí chỉ là những vết xước đơn thuần thôi nhưng mất rất nhiều thời gian để chúng có thể lành lại được. Thậm chí nó còn càng ngày càng nặng hơn, dẫn tới lở loét, chảy mủ ... Vậy vì sao bị tiểu đường vết thương lâu lành? Người bệnh tiểu đường cần chăm sóc vết thương như thế nào?
Vết thương lâu lành do bệnh tiểu đường.
Vì sao tiểu đường vết thương lâu lành?
Quá trình lành vết thương trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn cầm máu/ viêm.
- Giai đoạn tăng sinh.
- Giai đoạn tái tạo.
Ở người bình thường, các vết thương nhỏ nông hay bị nhiễm trùng nhẹ có khả năng tự lành sau thời gian ngắn. Tuy nhiên với bệnh nhân tiểu đường, quá trình lành vết thương mất nhiều thời gian hơn, thậm chí có người vết thương không lành ngay cả khi chỉ là những nhiễm trùng nhẹ.
3 nguyên nhân khiến vết thương của bệnh nhân tiểu đường lâu lành là:
Suy giảm tuần hoàn
Suy giảm tuần hoàn là một trong những lý do chính khiến vết thương ở người bệnh tiểu đường lâu lành. Đường huyết không được kiểm soát tốt làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Các mảng bám tích tụ bên trong thành mạch dẫn đến xơ cứng và thu hẹp mạch máu, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn. Quá trình lưu thông máu bị cản trở khiến các chất dinh dưỡng, oxy và các tế bào miễn dịch khó di chuyển đến vị trí vết thương hơn, các vết thương sẽ chậm lành hơn.
Bệnh thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên là tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra, dẫn đến việc mất cảm giác ở vùng bị ảnh hưởng. Do đó, bệnh nhân tiểu đường không thấy đau và không cảm nhận được hết các vết thương như vết cắt và vết phồng rộp trên các chi.
Vì không được chú ý và không được điều trị, những vết thương sẽ có nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành.
Vết thương của bệnh nhân tiểu đường lâu lành hơn.
Suy giảm chức năng miễn dịch
Hệ miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường thường bị suy yếu nên họ dễ bị nhiễm trùng và giảm khả năng chống lại mầm bệnh. Các vết thương bị nhiễm trùng gây tổn thương thêm các mô xung quanh, làm chậm quá trình hình thành các mạch máu mới cần thiết để chữa lành vết thương.
Cách chăm sóc vết thương ở những người bị tiểu đường
Đối với vết thương nông, chưa bị loét hay nhiễm trùng
Với các vết thương nhỏ thì các bước chăm sóc vết thương tại nhà như sau:
- Bước 1: Làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch thông thường. Nếu sử dụng cồn iod thì nên pha loãng trước khi dùng.
- Bước 2: Thoa thuốc mỡ sát trùng lên vùng da tổn thương theo liều lượng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Bước 3: Băng vết thương: Với các vết thương nhỏ, bệnh nhân có thể sử dụng băng keo cá nhân. Còn với vết thương lớn cần dùng băng gạc.
- Bước 4: Thay băng ít nhất mỗi ngày 2 lần hoặc thay khi thấy băng bị bẩn ướt.
Lưu ý: Nếu thấy vết thương có dấu hiệu bị nhiễm trùng, loét cần đến cơ sở y tế sớm để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.
Đối với vết thương sâu hoặc đã bị nhiễm trùng
Với các vết thương sâu hoặc đã có dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh nhân nên đi khám. Tùy theo mức độ tổn thương, các bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp chăm sóc phù hợp.
Nếu bệnh nhân được chỉ định điều trị tại nhà thì cần lưu ý những điều sau:
- Cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
- Dùng thuốc theo đơn nếu có. Nếu bệnh nhân thấy dấu hiệu nhiễm trùng không thuyên giảm mà ngày càng nặng thì cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt các loại kháng sinh rắc vết thương hay các loại lá đắp theo kinh nghiệm dân gian.
- Không tì đè vào vết thương.
- Nên nằm kê cao chân, thay đổi tư thế nằm thường xuyên, đặc biệt những bệnh nhân bị loét ở vùng xương cụt, mông hay lưng.
- Khi bôi thuốc, bệnh nhân nên đeo găng tay y tế để đảm bảo vô trùng.
Biện pháp phòng ngừa vết thương lâu lành
Để phòng ngừa vết thương lâu lành, bệnh nhân cần chú ý những điều sau:
- Kiểm soát tốt đường huyết: Bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ điều trị của bác sĩ, tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ. Với thành phần chính từ thảo dược các các nguyên tố vi lượng, BoniDiabet+ giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, phòng ngừa biến chứng cho bệnh nhân.
BoniDiabet+ của Mỹ.
- Xử lý cẩn thận khi có vết thương: Khi có vết loét, trầy xước, người bệnh cần rửa sạch vết thương cẩn thận và băng lại bằng gạc sạch, theo dõi hàng ngày. Nếu vết thương không lành hoặc lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh nhân cần đến bệnh viện để xử lý kịp thời, tránh nhiễm trùng nặng.
- Chăm sóc bàn chân: Vùng chân là nơi dễ bị tổn thương nên người bệnh cần chăm sóc kỹ vùng chân, kiểm tra chân thường xuyên. Bệnh nhân tiểu đường không nên đi chân trần, chọn giày thoải mái, vệ sinh giày thường xuyên để tránh vi khuẩn, nấm mốc.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi tại sao bệnh nhân tiểu đường có vết thương lâu lành. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa nhiễm trùng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh tiểu đường, mời bạn gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Nguy cơ ung thư đại tràng ở bệnh nhân tiểu đường
- Tìm hiểu cách trị tiểu đường bằng phương pháp tế bào gốc