Trái cây thường sẽ rất tốt cho sức khỏe, nhưng với đối tượng đặc biệt như người bị tiểu đường thì không phải loại quả nào họ cũng có thể ăn. Và top 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn sẽ được liệt kê trong bài viết sau đây, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn loại trái cây nào?
Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn trái cây không?
Trước hết, cần phải khẳng định rằng người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây, chỉ là không phải loại nào họ cũng có thể ăn.
Trong trái cây có nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa và nhiều chất mang lại những lợi ích cho sức khỏe (tăng cường sức đề kháng, bổ sung chất dinh dưỡng, giúp người bệnh tiểu đường chống chọi với bệnh tật). Ngoài ra, hàm lượng lớn chất xơ trong trái cây giúp hạn chế sự hấp thu đường vào máu, góp phần giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Bên cạnh đó, ăn trái cây đúng cách còn giúp kiểm soát cân nặng, hạn chế nguy cơ béo phì. Điều này có lợi đối với bệnh nhân tiểu đường bởi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự dư thừa mỡ trong cơ thể làm thúc đẩy quá trình đề kháng insulin - hormon chuyển hóa đường trong cơ thể.
Chính vì những lợi ích trên, bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung hoa quả vào khẩu phần ăn hàng ngày để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và góp phần kiểm soát tốt đường huyết. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết đến và tránh xa 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn sau đây.
Top 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn
Sau đây là 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn:
Vải thiều, nhãn
Vải và nhãn chín rộ vào mùa hè, và đây chính là một trong những lý do khiến người bệnh tiểu đường khó kiểm soát bệnh của mình. Vải thiều và nhãn chứa hàm lượng đường rất cao, ví dụ 100gram cùi vải có đến 16,5 gram carbohydrate, cung cấp tới 66 kcal cho cơ thể. Bởi vậy ăn vải, nhãn sẽ làm đường huyết tăng rất nhanh. Nếu vẫn muốn ăn vải và nhãn, người bệnh có thể ăn một vài quả nhưng phải vào bữa phụ, cách xa bữa ăn chính trong ngày.
Vải thiều đứng đầu trong 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn
Quả dứa
Lượng đường cao trong quả dứa có thể trở thành nguyên nhân khiến đường huyết của bạn tăng nhanh chóng, khó kiểm soát, vì vậy bạn nên hạn chế loại quả này nếu đang bị tiểu đường.
Tuy nhiên dứa cũng là loại hoa quả giàu dinh dưỡng, giúp bổ sung nhiều canxi, kali, vitamin A, C và folate. Do đó, thay vì loại bỏ hoàn toàn dứa ra khỏi thực đơn ăn uống thì đôi khi người tiểu đường có thể loại quả này với lượng ít.
Dứa cũng không thể thiếu khi liệt kê 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn
Sầu riêng, mít
Một quả sầu riêng 600 gram cung cấp khoảng 885 kcal, chiếm tới 44% nhu cầu năng lượng mỗi ngày. Mặt khác, đường trong sầu riêng hay mít chủ yếu là đường glucose và fructose, khiến đường huyết tăng nhanh và khó kiểm soát.
Người bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn sầu riêng
Chuối chín
Chuối chín chính là loại quả không thể thiếu trong danh sách 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn.
Chuối là một loại trái cây có lượng đường cao, đặc biệt khi chuối đã chín kỹ hay còn gọi là chuối trứng cuốc. Một quả chuối có thể chứa tới 22 gram carbohydrate, dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Tuy nhiên đây là loại quả giàu chất xơ, vitamin, các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe. Nếu muốn ăn chuối, bạn có thể ăn 1 quả nhưng nên lựa chọn loại vừa chín tới, không ăn chuối chín kĩ và không ăn gần bữa ăn chính.
Chuối chín là 1 trong 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn
Nho
Quả nho, đặc biệt là nho khô là món ăn nhẹ được nhiều người ưa thích nhưng chúng không phải là sự lựa chọn tốt dành cho người tiểu đường. Một cốc nho khô có chứa 434 kcal và 94 gram đường, khi đó nếu tiêu thụ quá nhiều, đường huyết của bạn có thể tăng cao và khó kiểm soát.
Top 5 loại trái cây tốt cho người tiểu đường
Bên cạnh việc tránh ăn các loại trái cây đã liệt kê ở trên, bạn cũng cần biết đến và tăng cường bổ sung 5 loại quả rất tốt cho người bệnh tiểu đường sau đây:
Cam, bưởi
Cam và bưởi cung cấp nhiều vitamin C, kali, folate tốt cho sức khỏe mà không ảnh hưởng đến đường máu của bạn.
Trung bình một quả cam chỉ chứa khoảng 15 gram carbohydrate, tương đương với 62 kcal. Ngoài ra, ăn 1 quả cam bạn sẽ nhận được khoảng 78 mg vitamin C, 237 mg kali, 40 mcg folate, tất cả các chất này đều tốt cho người tiểu đường.
Một quả bưởi cỡ trung bình có chứa 9 gram đường, là loại quả có chỉ số GI thấp nên không gây tăng đường huyết của người bệnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bổ sung nước ép bưởi hàng ngày giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.
Bưởi tốt cho người bệnh tiểu đường
Bơ
Bơ là loại quả có chỉ số GI thấp (GI=15) nên rất an toàn, không làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Nó cũng là nguồn cung cấp chất béo tốt, chất xơ hòa tan, axit amin, vitamin B và các khoáng chất tốt như magie và kali, rất có lợi cho sức khỏe.
Nguồn chất xơ dồi dào trong bơ (trong một trái bơ có chứa đến 9,2 gam chất xơ) cũng giúp cho bệnh nhân tiểu đường có thể làm giảm đường huyết và chỉ số HAb1c. Ngoài ra, bơ còn giúp giảm cân, làm giảm yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường.
Người tiểu đường nên ăn bơ
Quả cherry
Quả cherry (anh đào) cực kỳ có lợi cho người bệnh tiểu đường nhờ chỉ số đường huyết thấp là 22, giàu vitamin A, C, B9, sắt, kali, magie, chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp bổ sung các vitamin, khoáng chất thiết yếu và góp phần kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Cherry tốt cho người tiểu đường
Táo
Táo vừa giàu vitamin C, chất xơ hòa tan, chất chống oxy hóa, vừa có chỉ số đường huyết (GI) thấp ở mức 38 nên rất thích hợp với bệnh nhân tiểu đường. Hơn nữa, táo chứa hợp chất thực vật giúp cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, giúp giảm đường huyết.
Quả táo tốt cho người bệnh tiểu đường
Đào
Đào giàu hợp chất chống oxy hóa, vitamin A và C, kali và chất xơ, giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đồng thời, đào có chỉ số đường huyết thấp là 28 nên bệnh nhân tiểu đường có thể yên tâm ăn đào mà không lo tăng đường huyết.
Người bệnh tiểu đường nên ăn quả đào
Những lưu ý khi ăn trái cây đối với bệnh nhân tiểu đường
Khi bổ sung trái cây trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh tiểu đường cần lưu ý:
- Ăn trái cây xa các bữa ăn chính (cách ít nhất 2 giờ) và không thay thế bữa ăn chính.
- Nên ăn đa dạng nhiều loại trái cây để bổ sung nguồn nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Nên ăn trái cây tươi, hạn chế dùng nước ép trái cây và đặc biệt không nên ăn trái cây sấy khô, đóng hộp.
- Vừa ăn vừa “nghe ngóng” phản ứng của cơ thể, kiểm tra đường huyết khi ăn những loại trái cây mới để có sự điều chỉnh phù hợp.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn hoa quả sấy
Việc xây dựng và thực hiện một chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng cần thiết với bệnh nhân tiểu đường nhưng chưa đủ. Để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tốt nhất, các bạn nên áp dụng kết hợp các biện pháp ngay sau đây.
Các biện pháp giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường
Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, ngoài thực hiện chế độ ăn uống hợp lý thì bạn cần kết hợp thêm các biện pháp:
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều, thay đổi thuốc hoặc ngừng thuốc đột ngột.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày bằng các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,...
- Bổ sung BoniDiabet + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày để giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ
BoniDiabet + - Giải pháp tối ưu từ thiên nhiên cho người bệnh tiểu đường
BoniDiabet + là sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, được sản xuất tại nhà máy J&E International đạt chuẩn GMP của WHO và FDA (Hoa Kỳ), thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals - Tập đoàn sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín hàng đầu thế giới.
Ưu điểm vượt trội của BoniDiabet + so với các sản phẩm trên thị trường hiện nay là ở công thức đột phá và công nghệ bào chế hiện đại, mang đến hiệu quả toàn diện cho bệnh nhân tiểu đường.
BoniDiabet + tự hào là một trong số rất ít các sản phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường trên thị trường hiện nay được bổ sung các nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, crom, selen. Các nguyên tố vi lượng này đều đã được chứng minh có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.
Đồng thời, BoniDiabet + còn có sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược giúp hạ đường huyết hiệu quả như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi. Bên cạnh đó, BoniDiabet + được bổ sung quế giúp hạ cholesterol, cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu, cùng với lô hội giúp tăng làm lành vết thương.
Ngoài ra, BoniDiabet + có chứa các vitamin và dưỡng chất quý như vitamin C, acid folic và acid alpha lipoic giúp tăng hiệu quả hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim mạch, mắt, thận và phòng ngừa tai biến mạch máu não.
BoniDiabet + giúp người tiểu đường sống khỏe mỗi ngày
Vì có thành phần hoàn toàn từ thảo dược và các vitamin, nguyên tố vi lượng, nên BoniDiabet + rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Sản phẩm sẽ cho tác dụng từ từ, sau 1-2 tháng dùng với liều 4-6 viên/ngày, đường huyết sẽ hạ về ngưỡng an toàn hơn. Sau liệu trình 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định, từ đó các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh cũng được phòng ngừa hiệu quả.
Mong rằng qua bài viết này, quý bạn đọc đã biết 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn, đồng thời tìm ra biện pháp tối ưu giúp cải thiện bệnh tiểu đường đến từ BoniDiabet + của Mỹ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 18001044 để được giải đáp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Đàn ông mắc bệnh tiểu đường có bị yếu sinh lý không?
- Khát và uống nước liên tục- Dấu hiệu bệnh tiểu đường không thể bỏ qua