Cảnh giác biến chứng nặng khi tiêm insulin trị đái tháo đường sai cách

Cập nhập: Thứ năm, 28/12/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Nhiều bệnh nhân khi bị tiểu đường thì cần phải tiêm insulin để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, có không ít trường hợp khi tiêm insulin lại thực hiện sai thao tác, liều lượng khiến đường huyết không được kiểm soát tốt, từ đó dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

 

Tiêm insulin sai cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Tiêm insulin sai cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

 

Cảnh giác biến chứng nặng khi tiêm insulin trị đái tháo đường sai cách

   Theo thông tin của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cung cấp, ngày 4/12, bệnh viện có tiếp nhận trường hợp chị N.T.L. (46 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương). Chị L bị mắc đái tháo đường thai kỳ kèm tăng huyết áp.

   Vì không theo dõi đường huyết và kiểm soát cân nặng, chị L. phát hiện mắc đái tháo đường tuýp 2 sau khi sinh con 1 năm, phải điều trị tích cực suốt 3 năm qua.

   Gần đây, chị được chỉ định tiêm insulin để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên do tâm lý sợ kim tiêm, bệnh nhân không thực hiện đúng thao tác và liều lượng. Điều này khiến đường huyết của bệnh nhân không được kiểm soát tốt, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khát nước và sụt cân nhanh.

   Tại bệnh viện, qua thăm khám, chị L. được bác sĩ chẩn đoán bị tăng đường huyết nặng. Bệnh nhân được xử trí điều chỉnh liều insulin kết hợp theo dõi đường huyết liên tục. Sau một tuần tuân thủ điều trị, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định.

>>> Xem thêm: Bị tiểu đường đang uống thuốc chuyển sang tiêm insulin có phải bệnh nặng lên?

 

Hướng dẫn tiêm insulin đúng cách để tránh biến chứng

   Có hai loại insulin là insulin tiêm bằng bút tiêm và insulin tiêm bằng ống tiêm. Cách tiêm từng loại như sau:

Cách tiêm insulin với ống tiêm và lọ insulin

  • Lấy lọ thuốc ra khỏi tủ lạnh, lăn lọ giữa hai lòng bàn tay khoảng 20 lần để thuốc ấm lên và trở nên đồng nhất.
  • Khử trùng màng cao su lọ thuốc bằng bông tẩm cồn. Lấy bơm tiêm và tháo nắp đậy kim tiêm.
  • Rút không khí vào ống tiêm sao cho bằng với lượng insulin cần tiêm, đâm xuyên kim tiêm qua nắp cao su của lọ thuốc và đẩy hết lượng không khí trong bơm tiêm vào lọ.
  • Dốc ngược lọ thuốc rồi kéo ống tiêm để lấy lượng insulin theo yêu cầu và rút kim ra khỏi lọ.
  • Xác định vùng tiêm và sát trùng bằng bông tẩm cồn, cố định vị trí tiêm bằng ngón tay cái và trỏ.
  • Đâm kim một góc 45 hoặc 90 độ so với bề mặt da sao cho mũi kim tiêm đi vào lớp mô dưới da. Từ từ bơm thuốc trong khoảng 5 -10 giây, sau khi tiêm hết thuốc thì giữ nguyên tư thế khoảng 6 giây rồi rút kim ra.
  • Hủy bơm tiêm đã dùng và không tái sử dụng.

 

Hướng dẫn sử dụng lọ tiêm insulin.

Hướng dẫn sử dụng lọ tiêm insulin.

 

Cách tiêm insulin sử dụng bút tiêm insulin

  • Lấy bút ra khỏi tủ lạnh, tháo nắp.
  • Lăn tròn bút tiêm giữa 2 lòng bàn tay 10 lần. Nắm chặt bút tiêm và vung tay lên xuống. Làm như vậy cho đến khi thuốc trong bút tiêm có màu trắng đục.
  • Khử trùng màng cao su và gắn kim tiêm mới thẳng với thân bút, rồi tháo nắp lớn bên ngoài và nắp nhỏ bên trong, không nên gắn quá chặt để tránh làm hỏng miếng nệm cao su.
  • Xoay nút chọn liều tiêm chọn 2 đơn vị, hướng đầu kim tiêm lên trên, gõ nhẹ ống thuốc vài lần để bọt khí di chuyển lên đỉnh ống thuốc.
  • Ấn nút về số 0 và kiểm tra xem insulin có trào ra ở đầu kim hay không. Thử lại nếu insulin không trào ra thành giọt ở đầu bút.
  • Xoay nút chọn liều tiêm để chọn số đơn vị cần tiêm, khi xoay 1 đơn vị sẽ nghe 1 tiếng kích, điều này có thể giúp đếm liều tiêm.
  • Sát trùng vị trí tiêm, kẹp véo da giữa 2 ngón trỏ và cái để cố định da.
  • Giữ kim thẳng góc 90 độ và tiêm vào da. Ấn nút tiêm cho tới khi vạch chỉ liều tiêm về mức 0 và giữ trong khoảng 10 giây rồi rút kim.
  • Tháo kim và hủy kim sau khi dùng.

>>> Xem thêm: Đảo ngược tình trạng kháng insulin để chống lại bệnh tiểu đường

   Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc đã nắm được biện pháp tiêm insulin đúng cách để đạt hiệu quả và tránh biến chứng da. Nếu còn thắc mắc gì về bệnh tiểu đường, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Bài viết cùng chủ đề

BoniDiabet đã giúp tôi vượt qua biến chứng bệnh tiểu đường một cách dễ dàng

cô Ngô Thị Vân (67 tuổi) ở số 2 đường Gò Ô Môi, phường Phú Thuận, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Bệnh nhân đái tháo đường cần làm gì khi bị biến chứng loét bàn chân?

Theo ước tính trên toàn thế giới thì cứ 30 giây lại có một người bệnh tiểu đường phải cắt cụt chi vì biến chứng này. Vậy bệnh nhân tiểu đường cần làm gì khi bị loét bàn chân? Mời bạn đọc cùng tham khảo trong bài viết sau.

Hải Dương: Mỡ máu và đường huyết của tôi đều đã ổn nhờ BoniDiabet

Cô Ngô Thị Toán, 63 tuổi, ở thôn Ngọ, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Bệnh thận đái tháo đường có nguy hiểm không? Biện pháp phòng ngừa như thế nào?

Bệnh thận đái tháo đường là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường, để lại hậu quả nặng nề với sức khỏe, tuổi thọ và gia tăng gánh nặng chi phí cho bệnh nhân, gia đình, xã hội.

Tìm hiểu về tình trạng rối loạn đường huyết

Trước khi mắc đái tháo đường type 2, người bệnh thường trải qua giai đoạn rối loạn đường huyết lúc đói hoặc rối loạn dung nạp glucose gọi là tiền đái tháo đường. Nếu phát hiện sớm giai đoạn rối loạn đường huyết, việc điều trị kịp thời sẽ giúp đưa lượng đường trong máu trở lại bình thường và làm chậm quá trình tiến triển thành bệnh đái tháo đường
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi