Insulin là gì? Tất cả những thông tin mà bạn cần biết về insulin

Cập nhập: Thứ hai, 05/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Nhắc tới insulin, chúng ta thường sẽ nghĩ ngay tới bệnh tiểu đường. Đây là một căn bệnh có nhiều biến chứng rất nguy hiểm trên tim mạch, thần kinh,... Cũng như các thuốc khác, insulin giúp làm giảm đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng của bệnh.

   Vậy, insulin là gì? Insulin có tác dụng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả các vấn đề về insulin trong bài viết dưới đây nhé!

 

Insulin là gì? Tất cả những thông tin mà bạn cần biết về insulin

Insulin là gì? Tất cả những thông tin mà bạn cần biết về insulin

 

Insulin là gì?

   Insulin là một loại hormone được sản sinh bởi các tế bào beta của tuyến tụy. Trong cơ thể, insulin hoạt động giống như một chiếc “chìa khóa” giúp vận chuyển glucose vào trong tế bào. Các tế bào sẽ sử dụng glucose để tạo thành năng lượng, phục vụ cho mọi hoạt động sống.

    Insulin cũng giúp đưa lượng glucose dư thừa trong máu về gan để dự trữ dưới dạng glycogen. Khi đường huyết giảm xuống, glycogen sẽ được hormone glucagon chuyển lại thành glucose và giải phóng vào máu. Do đó, insulin và glucagon là hai loại hormone giúp duy trì đường huyết trong máu ổn định.

   Ngoài tác dụng trên, insulin còn tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo và chất đạm. Insulin giúp chuyển hóa glucid thành acid béo và đưa về dự trữ tại các mô mỡ. Insulin cũng giúp tổng hợp protein và vận chuyển chúng đến các mô của cơ thể. 

 

Insulin giúp vận chuyển glucose vào trong tế bào

Insulin giúp vận chuyển glucose vào trong tế bào

 

Thiếu insulin gây bệnh gì?

   Như đã nhắc đến, insulin chịu trách nhiệm giữ glucose trong máu ở mức an toàn. Khi nồng độ insulin không đủ, đường huyết sẽ tăng lên trên mức bình thường. Do đó, thiếu insulin sẽ gây ra bệnh tiểu đường.

    Bên cạnh đó, thiếu insulin cũng gây rối loạn chuyển hóa lipid và protein. Điều này sẽ làm tăng mỡ máu, gây xơ vữa động mạch; và giảm protein tại các mô, gây sụt cân, teo cơ,...

   Thiếu insulin được chia thành hai dạng là:

  • Thiếu insulin tuyệt đối xảy ra khi các tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy. Nguyên nhân thường gặp nhất là do phản ứng tự miễn của cơ thể. Thiếu insulin tuyệt đối gây ra bệnh tiểu đường type 1.
  • Thiếu insulin tương đối xảy ra khi tuyến tụy vẫn sản xuất đủ insulin, nhưng không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Đây được cho là hệ quả từ tình trạng kháng insulin.

 

Kháng insulin là gì? Dấu hiệu kháng insulin

    Kháng insulin là tình trạng các tế bào giảm nhạy cảm với hormone insulin. Điều này khiến cho glucose không vào được bên trong tế bào và làm tăng đường huyết. Nguyên nhân chính đứng sau tình trạng kháng insulin là do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu carbohydrate.

   Khi ăn những thực phẩm này, lượng glucose trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng. Để đối phó với điều này, tuyến tụy sẽ phải giải phóng ra nhiều insulin hơn. Về lâu dài, lượng insulin cao sẽ gây độc cho cơ thể. Vì vậy, cơ thể phản ứng lại bằng cách kháng insulin.

   Tuy nhiên, cơ thể phải giữ đường huyết ở mức an toàn, nên tuyến tụy phải tiết  càng nhiều insulin hơn. Sau nhiều năm, tuyến tụy dần kiệt quệ và không thể sản xuất insulin như trước. Điều này dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.

   Dấu hiệu kháng insulin sớm nhất có thể kể đến như: béo bụng, tiểu nhiều, tiểu đêm, giảm khả năng ghi nhớ, dễ mất tập trung, nhanh đói, thèm đồ ngọt, mệt mỏi, ngứa ran và tê bì,...

 

  Tiểu nhiều, tiểu đêm là dấu hiệu kháng insulin

Tiểu nhiều, tiểu đêm là dấu hiệu kháng insulin

 

Thuốc insulin là gì? Thuốc insulin có tác dụng gì?

   Thuốc insulin là những chế phẩm chứa insulin nhân tạo, được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp gen. Loại thuốc này hoạt động giống như hormone insulin, giúp làm giảm đường huyết trong cơ thể.

   Sử dụng thuốc insulin là chỉ định bắt buộc đối với người bệnh tiểu đường type 1. Đồng thời, người bệnh tiểu đường type 1 cũng phải sử dụng thuốc insulin suốt đời. Đối với người bệnh tiểu đường type 2, insulin sẽ được chỉ định trong các trường hợp:

  • HbA1c trên 9.0%, mà chỉ số đường huyết lúc đói trên 13.0 mmol/l. Tiêm insulin được kết hợp với 2 loại thuốc uống hạ đường huyết.
  • HbA1C trên 9.0%, mà chỉ số glucose máu lúc đói trên 15.0 mmol/l. Người bệnh được chỉ định dùng ngay insulin.
  • Suy thận do tiểu đường, suy gan, tổn thương gan, có chống chỉ định với thuốc uống.
  • Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Người bệnh dùng thuốc uống nhưng không có hiệu quả, hoặc bị dị ứng thuốc.

 

Thuốc insulin có những loại nào?

   Insulin sẽ bị phá hủy bởi acid dịch vị, nên thuốc sẽ được sử dụng theo đường tiêm. Các loại thuốc tiêm insulin sẽ được phân chia dựa trên thời gian tác dụng, cụ thể là:

  • Insulin tác dụng tức thì. Hiệu quả xuất hiện sau khi tiêm 5 – 15 phút, kéo dài từ 3 – 5 giờ.
  • Insulin tác dụng ngắn. Hiệu quả xuất hiện sau khi tiêm 30 – 60 phút, thời gian kéo dài từ 5 – 8 giờ.
  • Insulin tác dụng trung bình. Hiệu quả xuất hiện sau khi tiêm 1 – 2 giờ, thời gian tác dụng kéo dài 18-24 giờ.
  • Insulin tác dụng dài. Thời gian tác dụng có thể kéo dài tới 24 giờ hoặc lâu hơn. Do đó, người bệnh chỉ cần tiêm 1 lần vào một thời điểm nhất định trong ngày.
  • Insulin hỗn hợp. Loại thuốc này kết hợp bởi insulin tác dụng ngắn với một trong hai loại kéo dài hoặc trung bình.

 

Có nhiều loại thuốc tiêm insulin khác nhau

Có nhiều loại thuốc tiêm insulin khác nhau

 

Những lưu ý về cách tiêm insulin tại nhà

    Hiện nay, người bệnh tiểu đường có thể tự tiêm insulin tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Tiêm insulin khá đơn giản, nhưng bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Sát trùng da trước khi thực hiện tiêm insulin.
  • Tiêm với  góc 45 hoặc 90 độ, sau khi tiêm xong nên đợi 10 giây rồi mới rút kim ra.
  • Chọn vị trí tiêm phù hợp với loại insulin vì các khu vực khác nhau có tốc độ hấp thu khác nhau.
  • Thay đổi các vị trí tiêm sao cho chúng cách nhau khoảng 2 - 3cm sau mỗi lần tiêm.
  • Vận động nhẹ hoặc massage các vùng được tiêm để insulin được hấp thu nhanh hơn.

 

Cách giảm kháng insulin cho người bệnh tiểu đường

   Mặc dù các thuốc insulin được đánh giá là an toàn, nhưng chúng vẫn có một số tác dụng phụ. Vì vậy, để giảm bớt việc sử dụng thuốc, người bệnh cần phải làm giảm tình trạng kháng insulin. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:

  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, giảm ăn các thực phẩm giàu tinh bột, đường, tăng cường ăn nhiều rau củ, trái cây tươi.
  • Tăng cường vận động, tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, ngủ đủ giấc.
  • Giảm cân, duy trì cân nặng ổn định.
  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
  • Sử dụng sản phẩm thảo dược như BoniDiabet +.

 

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

 

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về insulin. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh viêm phế quản mạn tính có nguy hiểm không? Giải pháp nào là tốt nhất?

Việc hiểu rõ về mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm phế quản mạn tính sẽ giúp bạn có thái độ đúng đắn về bệnh. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết bệnh nguy hiểm không, nguy hiểm đến mức nào và có cho mình giải pháp tốt nhất nhé!

Bệnh tiểu đường nên uống sữa gì? 3 tiêu chí chọn sữa cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường nên uống sữa gì? 3 tiêu chí chọn sữa cho bệnh nhân tiểu đường là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát tốt đường huyết?

Bệnh tiểu đường ăn gì tốt và nên kiêng ăn gì? Thông tin bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chỉ ra cụ thể về vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Cây lô hội: Tác dụng và cách dùng để thu được hiệu quả cao nhất

Cây lô hội: Tác dụng và cách dùng để thu được hiệu quả cao nhất
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi