Triglyceride là một trong những chỉ số quan trọng để theo dõi tình trạng mỡ máu. Chỉ số triglyceride cao là vấn đề vô cùng dễ bắt gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường. Sự kết hợp đó được cho là mối nguy hại lớn với người bệnh, do làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều này, cũng như cách khắc phục nhé!
Triglyceride cao - Mối nguy hiểm tiềm tàng ở người bệnh tiểu đường
Vì sao người bệnh tiểu đường dễ bị triglyceride cao?
Triglyceride là loại chất béo trung tính được tìm thấy trong cả động và thực vật. Nó được kết hợp bởi 3 acid béo cùng với một phân tử glycerol. Hợp chất này chiếm phần lớn hàm lượng chất béo mà chúng ta hấp thu hàng ngày qua đường ăn uống, và cũng có thể được tổng hợp bởi các tế bào gan, và mô mỡ.
Sau khi được đưa vào cơ thể, triglyceride sẽ được phân tách ra bởi các enzyme trong ruột non và kết hợp với cholesterol để tạo thành năng lượng. Năng lượng này sẽ được tích trữ chủ yếu ở các tế bào gan và tế bào mỡ.
Triglyceride là một trong 4 chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình trạng mỡ máu. Các chỉ số còn lại bào gồm: cholesterol toàn phần, LDL cholesterol (mỡ máu xấu), và HDL cholesterol (mỡ máu tốt).
Chỉ số triglyceride được xác định thông qua xét nghiệm máu. Hội tim mạch học Hoa Kỳ chia chỉ số triglyceride thành 4 mức độ như sau:
- Dưới 150 mg/dL (hoặc 1,7 mmol/L) được coi là mức bình thường.
- Từ 150 - 199 mg/dL (1.7 - 2 mmol/L) được coi là mức ranh giới cao.
- Từ 200 - 499 mg/dL (2 - 6 mmol/L) được coi là mức cao.
- Trên 500 mg/dL (hoặc 6 mmol/L) được coi là mức rất cao.
Triglyceride là 1 trong 4 chỉ số quan trọng trong đánh giá mỡ máu
Chỉ số triglyceride tăng cao thường được bắt gặp ở những người bị bất hoạt gen lipoprotein lipase (LPL), tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu calo, tinh bột; người thừa cân, béo phì; sử dụng một số loại thuốc,... hay thường gặp nhất là người mắc bệnh tiểu đường (tỷ lệ khoảng 80%).
Nguyên nhân khiến người bệnh tiểu đường rất dễ bị triglyceride cao là do kháng insulin. Điều này khiến cho cả lượng insulin và glucose trong máu đều tăng lên rất cao. Để giảm bớt lượng đường trong máu, insulin sẽ chuyển glucose thành glycogen để dự trữ tại gan. Điều này khiến lượng glycogen tại gan nhanh chóng đạt đến mức giới hạn. Lúc này, glucose lại được dùng để tạo ra các acid béo, tổng hợp thành triglyceride tại mô mỡ, từ đó khiến chỉ số này tăng cao. Sự kết hợp của hai tình trạng này khiến cho người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
Triglyceride cao đứng sau những biến chứng nào của bệnh tiểu đường?
Chỉ số triglyceride thường xuyên cao trên 200 mg/dL sẽ làm tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch ở người bệnh tiểu đường. Các mảng xơ vữa làm tắc nghẽn mạch máu, giảm lưu thông máu, từ đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:
- Xơ vữa động mạch vành gây đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim cục bộ, tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim,...
- Xơ vữa động mạch cảnh gây thiếu máu não, đột quỵ nhồi máu não, vỡ mạch máu não,...
- Xơ vữa động mạch chi dưới làm tăng nguy cơ hoại thư, khiến các vết thương khó lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng,...
- Xơ vữa động mạch thận dẫn đến làm giảm chức năng thận, suy thận mãn tính,...
Như vậy, chúng ta có thể thấy, triglyceride cao sẽ khiến người bệnh tiểu đường phải đối diện với nhiều mối nguy hại, trong đó có những biến chứng đe dọa trực tiếp đến tình mạng của họ. Vậy, người bệnh tiểu đường cần làm gì để khắc phục tình trạng này?
Triglyceride cao sẽ thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch
Người bệnh tiểu đường cần làm gì để khắc phục tình trạng triglyceride cao?
Như đã nhắc đến, nguyên nhân gây ra tình trạng triglyceride cao bắt nguồn từ lối sống thiếu khoa học, và tình trạng tăng đường huyết, kháng insulin. Do đó, để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần thực hiện những biện pháp dưới đây:
Đi khám định kỳ
Người bệnh tiểu đường nên đi khám định kỳ để theo dõi được chỉ số mỡ máu, đường huyết, huyết áp. Đây sẽ là căn cứ để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất, giúp lựa chọn được loại thuốc thích hợp, điều chỉnh liều lượng để kiểm soát bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, thăm khám định kỳ cũng giúp bác sĩ phát hiện sớm các biến chứng, giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn.
Ăn uống lành mạnh
Để tránh làm triglyceride tăng cao, người bệnh nên lựa chọn các loại thực phẩm một cách hợp lý. Bạn cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm làm tăng chỉ số này, và nên chọn những loại lành mạnh hơn.
Trước tiên, những thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo động vật, chất béo bão hòa, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ,... sẽ làm đường huyết và triglyceride tăng cao. Do đó, bạn cần hạn chế sử dụng chúng.
Thay vào đó, bạn hãy ăn nhiều rau xanh vì chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất. Chất xơ sẽ giúp giảm hấp thu đường tại ruột và giảm lượng triglycerid, cholesterol. Một số loại khoáng chất như kẽm, magie,... cũng giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, từ đó giúp hạn chế tăng đường huyết.
Các loại thực phẩm như gạo lứt, yến mạch, thịt nạc, cá béo, dầu ô liu, rau củ nhiều chất xơ, thực phẩm giàu omega-3,... sẽ là lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, và đồ ăn nên được chế biến bằng cách luộc, hấp.
Một điều quan trọng khác là bạn nên uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp hạn chế tình trạng mất nước, và giúp đào thải bớt lượng đường dư thừa trong máu.
Rau củ nhiều chất xơ rất tốt cho người bệnh tiểu đường
Tập thể dục thường xuyên
Tất cả người bệnh tiểu đường đều được khuyến cáo là nên cố gắng tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần, với thời lượng ít nhất là 30 phút cho mỗi lần. Điều này giúp cho cơ thể đốt cháy được năng lượng dư thừa, duy trì cân nặng hợp lý, giảm đường huyết, mỡ máu, tăng cường sức khỏe chung của toàn bộ cơ thể.
Bạn nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng như: Đạp xe, đi bộ, yoga, thể dục dưỡng sinh,... Trước khi tập, bạn hãy kiểm tra đường huyết, và chú ý tránh để bị thương khi tập.
Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
Căng thẳng, stress sẽ làm cơ thể sản xuất ra nhiều cortisol. Đây là một loại hormone làm giảm hoạt tính của insulin, từ đó làm tăng đường huyết, huyết áp, cũng như rối loạn mỡ máu. Do đó, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh để bản thân rơi vào căng thẳng, stress.
Sử dụng BoniDiabet + của Mỹ
Hiện nay, BoniDiabet + là một sản phẩm được đông đảo người bệnh tin dùng để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, nhờ khả năng giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu hiệu quả và an toàn tuyệt đối.
BoniDiabet + - Giải pháp giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu cho người bệnh tiểu đường
Những lợi ích mà BoniDiabet + đem đến cho người bệnh tiểu đường có thể kể đến như:
- Giúp hạ đường huyết về mức an toàn hơn nhờ có mướp đắng, dây thìa canh, hạt methi.
- Giúp giảm và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường nhờ: Kẽm, crom, magie, selen, alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic, quế, lô hội. Trong đó:
+ Kẽm, crom, magie, selen giúp giảm kháng insulin, hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu, võng mạc.
+ Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu, phòng ngừa biến chứng tim mạch, mắt, thận, thần kinh.
+ Quế giúp hạ mỡ máu, lô hội giúp các vết thương mau lành.
Thành phần và công dụng của BoniDiabet +
BoniDiabet + còn được nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.
Kết quả cho thấy có tới 96,67% bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet + trên 3 phương diện là: Triệu chứng của tiểu đường, chỉ số đường huyết và chỉ số HBA1c.
Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet +
Với hơn 10 năm đồng hành cùng với rất nhiều người bệnh tiểu đường, BoniDiabet + tự tin là sản phẩm hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe và giảm nhẹ những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của:
Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi, ở số 36, ngõ 35, xã An Chân, phường Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng.
Chú Bình chia sẻ: “Đầu năm 2015, chú thấy sức khỏe suy giảm rõ rệt, người lúc nào cũng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt. Đi khám, bác sĩ kết luận chú bị tiểu đường type 2, mức đường huyết lên tới 26 – 27 mmol/l nên chú phải nhập viện điều trị gấp. Sau 10 ngày, chú ra viện và được kê thuốc tây về nhà. Chú uống thuốc đều đặn và áp dụng chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường nhưng đường huyết chỉ giảm được chút. Chú còn thường xuyên thấy ngứa ngáy, khó chịu, những vết thương nhỏ rất khó lành, thậm chí có khi bị mưng mủ lên.”
“Tình cờ, chú đọc thấy thông tin về sản phẩm BoniDiabet + được nhiều bác sĩ khuyên dùng, nên chú mua về sử dụng. Sau 1 tháng, chú đi kiểm tra lại, mức đường huyết của chú đã giảm còn 7 mmol/l, người khỏe khoắn hơn, không còn hoa mắt chóng mặt như trước. Sau 2 tháng dùng BoniDiabet + liên tục, bác sĩ thấy đường huyết của chú về mức an toàn hơn nên đã giảm dần liều thuốc tây cho chú. Đến nay, đường huyết của chú đã ổn định, luôn duy trì ở mức 5 – 6 mmol/l, chú cũng không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào. Hơn thế, tình trạng ngứa ngáy khó chịu đã không còn, vết thương thì nhanh liền hơn so với trước kia nhiều.”
Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về những mối nguy hại đứng sau tình trạng triglyceride cao ở người bệnh tiểu đường. BoniDiabet + là sản phẩm vô cùng ưu việt, giúp hạ, ổn định đường huyết, hạ mỡ máu và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- Top 13 thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường
- 7 gợi ý tốt nhất về thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường