Diamicron là thuốc gì? Những thông tin cần biết và lưu ý khi sử dụng

Cập nhập: Thứ hai, 03/10/2022

 

    Người bệnh tiểu đường lâu năm thường sẽ biết rõ diamicron là thuốc gì và cách sử dụng ra sao vì đa số họ phải uống hàng ngày. Nhưng nếu mới bị tiểu đường và được bác sĩ kê diamicron, chắc hẳn bạn đang chưa hiểu nhiều về tác dụng, cách dùng… của loại thuốc này. Vì vậy, bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin và đưa ra những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc, cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Diamicron là thuốc gì

Diamicron là thuốc gì

 

Diamicron là thuốc gì?

    Diamicron là biệt dược thường gặp của Gliclazide - 1 thuốc dùng trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Thuốc này còn thường được người bệnh gọi là viên hạt gạo. Gliclazide thuộc nhóm sulfonylurea, giúp làm giảm đường huyết bằng cách kích thích tiết insulin từ các tế bào beta của đảo tuỵ.

    Các hàm lượng thường gặp của thuốc đó là Diamicron 30mg, Diamicron 60mg, Diamicron 80mg. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định diamicron với liều khác nhau

 

Diamicron là biệt dược thường gặp của thuốc điều trị tiểu đường Gliclazide

Diamicron là biệt dược thường gặp của thuốc điều trị tiểu đường Gliclazide

 

Cách dùng diamicron là gì?

    Về liều lượng, như đã trình bày ở trên, dựa trên tình trạng bệnh của bạn mà bác sĩ sẽ kê thuốc với liều lượng cụ thể. Việc của bạn đó là sử dụng đúng liều theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng liều, giảm liều, ngưng thuốc hay đổi sang thuốc khác.

   Một câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân thắc mắc đó là nên uống diamicron trước hay sau ăn. Với câu hỏi này, bạn có thể hiểu như sau: Gliclazide trong Diamicron được hấp thu tốt, tốc độ và mức độ hấp thu của thuốc này không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Vì vậy, bạn có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. Tuy nhiên, Diamicron nên dùng dạng giải phóng kéo dài và uống cố định trước khi ăn sáng 15 phút bởi:

- Uống vào thời điểm cố định sẽ giúp bạn tạo thói quen uống thuốc, tránh tình trạng quên thuốc.

- Nếu được uống vào buổi sáng, thuốc sẽ giúp làm giảm mức đường huyết trong ngày.  Nếu được uống vào buổi tối, nó sẽ làm giảm mức đường huyết trước và trong khi ngủ, và điều này là hoàn toàn không nên.

- Đây là thời điểm cơ thể tiết nhiều insulin nhất.

- Giúp giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của thuốc.

   Trong trường hợp bạn quên 1 liều Diamicron, hãy uống thuốc ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu thời điểm này đã gần với liều thuốc tiếp theo, hãy bỏ qua nó để tránh nguy cơ quá liều.

 

Cách dùng diamicron là gì?

Cách dùng diamicron là gì?

 

Những tác dụng phụ của diamicron

   Sau đây là những tác dụng không mong muốn mà người dùng diamicron có thể gặp phải.

- Hạ đường huyết:

   Tác dụng phụ thường gặp nhất của diamicron (gliclazide) đó là gây hạ đường huyết quá mức. Hiện tượng này xảy ra nếu bạn ăn không đúng bữa, đặc biệt là nếu bỏ bữa.  Các triệu chứng khi bị hạ đường huyết đó là: nhức đầu, đói dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ, kích động, giảm nhận thức và phản ứng chậm, trầm cảm, lú lẫn, rối loạn thị giác và lời nói, mất ngôn ngữ, run, rối loạn cảm giác, chóng mặt, mê sảng, co giật, hô hấp nông, nhịp tim chậm, buồn ngủ và mất ý thức…, người bệnh có thể hôn mê và tử vong.

 

Tụt đường huyết khiến người bệnh bị chóng mặt, đau đầu

Tụt đường huyết khiến người bệnh bị chóng mặt, đau đầu

 

- Rối loạn tiêu hóa, bao gồm: Đau bụng, buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy và táo bón.

- Rối loạn da và mô dưới da : Phát ban, ngứa, mày đay, phù mạch, ban đỏ, phát ban dát sần, phản ứng bóng nước.

- Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

- Rối loạn gan mật: Tăng men gan (ASAT, ALAT), viêm gan.

- Rối loạn mắt: Rối loạn thị giác thoáng qua có thể xảy ra, đặc biệt khi bắt đầu điều trị do thay đổi nồng độ glucose trong máu.

 

Những ai không nên dùng diamicron?

   Người thuộc các đối tượng sau đây sẽ không nên dùng diamicron (gliclazide)

Thuốc này không được chỉ định trong trường hợp:

- Người mẫn cảm với gliclazide.

- Người bệnh tiểu đường tuýp 1

- Người bị hôn mê do tiểu đường, nhiễm toan ceton do tiểu đường.

- Người bị suy thận hoặc suy gan nặng

- Đang điều trị bằng thuốc kháng nấm miconazole.

- Phụ nữ đang cho con bú.

 

Diamicron (gliclazide) chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú

Diamicron (gliclazide) chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú

 

Những lưu ý khi sử dụng diamicron (gliclazide)

- Vì gliclazide trong diamicron được hấp thu tốt và nhanh tại đường tiêu hóa nên thuốc này sẽ được bào chế dưới dạng viên giải phóng kéo dài (giúp duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu, người dùng sẽ giảm được số lần phải dùng thuốc trong ngày). Lúc này, với diamicron (gliclazide) dạng giải phóng kéo dài (có chữ MR phía sau tên thuốc) thì người bệnh cần chú ý tuyệt đối không được bẻ viên thuốc hay nhai mà cần nuốt cả viên.

- Không uống rượu trong quá trình điều trị tiểu đường bằng diamicron (gliclazide): Rượu làm tăng phản ứng hạ đường huyết của diamicron. Vì vậy, nếu người bệnh uống rượu trong khi dùng thuốc này thì nguy cơ hôn mê do tụt đường huyết sẽ tăng cao.

 

 Không được uống rượu bia khi sử dụng diamicron

Không được uống rượu bia khi sử dụng diamicron

 

- Ăn đúng bữa, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, không ăn kiêng quá mức và đặc biệt là không được bỏ bữa để tránh bị hạ đường huyết quá mức.

- Theo dõi đường huyết và những phản ứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, báo ngay cho bác sĩ khi gặp tác dụng phụ của thuốc.

- Uống thuốc hạ đường huyết là điều kiện cần để hạ đường huyết, nhưng nó lại không giúp ổn định lượng đường trong máu, phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Muốn kiểm soát bệnh tốt nhất, bạn cần kết hợp uống thuốc và áp dụng các phương pháp khác.

 

Làm sao để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường?

   Ngoài sử dụng thuốc tây theo hướng dẫn của bác sĩ, để kiểm soát tốt đường huyết, yên tâm sống khỏe với căn bệnh này, bạn cần:

Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống khoa học

   Để kiểm soát tốt đường huyết, bữa ăn của một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 cần đáp ứng những yêu cầu sau:

- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ngoài 3 bữa chính nên có thêm các bữa phụ giữa các buổi để không làm đường huyết tăng cao sau khi ăn và không bị hạ thấp khi đói.

- Hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột như: Cơm, bánh mì trắng, gạo xát kỹ, miến dong, khoai nướng, ...

- Tăng cường bổ sung rau xanh và các loại hoa quả ít ngọt như: Ổi, bưởi, táo, cam, thanh long,... Đồng thời hạn chế ăn các loại bánh, kẹo, mứt, các loại hoa quả ngọt như vải, nhãn, mít, sầu riêng, chôm chôm, xoài, na...

- Hạn chế sử dụng chất béo từ động vật vì chúng làm tăng nồng độ cholesterol máu và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường.

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: Thuốc lá, rượu, bia, cà phê,...

 

Người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý

Người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý

 

Tập luyện thể dục thể thao chăm chỉ và khoa học

   Bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường type 2 còn cần có một chế độ tập luyện hợp lý. Người bệnh nên dành thời gian tập thể dục, thể thao mỗi ngày với các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, đạp xe,... Thói quen này vừa giúp kiểm soát đường huyết vừa giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện nhịp tim, nhịp hô hấp.

Sử dụng thêm BoniDiabet của Mỹ để hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường

   Xu hướng hiện nay của các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường type 2 là tìm đến và sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm từ thiên nhiên, giúp hạ, ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường type 2 một cách an toàn và hiệu quả nhất. BoniDiabet + đến từ Mỹ là một sản phẩm như vậy. Sản phẩm đang được đông đảo người bệnh tiểu đường type 2 tin tưởng sử dụng.

 

Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ

Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ

 

BoniDiabet + - Giải pháp vàng cho người bệnh tiểu đường type 2

   BoniDiabet + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, được sản xuất tại hệ thống nhà máy J&E International thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals, đạt tiêu chuẩn GMP của WHO và FDA. BoniDiabet + nổi bật với với hiệu quả toàn diện, giúp người bệnh tiểu đường yên tâm sống khỏe, cụ thể:

Giúp hạ đường huyết

    BoniDiabet + có các thảo dược giúp hạ đường huyết hiệu quả, an toàn, không tác dụng phụ, đó là dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi.

 

BoniDiabet +có chứa hạt methi giúp hạ đường huyết hiệu quả

BoniDiabet +có chứa hạt methi giúp hạ đường huyết hiệu quả

 

Giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường

   Điểm đặc biệt của BoniDiabet so với các sản phẩm khác đó là nó giúp ổn định lượng đường trong máu, không để đường huyết lên xuống thất thường, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh. Tác dụng này của sản phẩm đến từ các thành phần:

- Các nguyên tố vi lượng: Nguyên tố vi lượng như magie, selen, kẽm, crom là thành phần cấu tạo nên các enzyme chuyển hóa đường, giúp ổn định đường huyết, ngăn không cho đường huyết lên xuống thất thường, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, gan, thận , mắt, thần kinh.

- Acid alpha lipoic: Nhờ tác dụng giúp chống oxy hóa rất mạnh mà chất này sẽ  tiêu diệt các gốc tự do (tác nhân gây tổn thương dây thần kinh và mạch máu), từ đó giúp phòng ngừa và cải thiện các biến chứng thần kinh (tê bì, mất cảm giác…) và biến chứng mạch máu nhỏ ở đáy mắt và cầu thận (mù mắt và suy thận), giảm nguy cơ đột quỵ.

-Acid folic: Bổ sung acid folic (FAS) có thể làm giảm đáng kể mức homocysteine. Đây là một acid amin chứa gốc sunfat, nồng độ chất này tăng cao là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Khi bổ sung acid folic, nồng độ homocysteine giảm sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch hiệu quả.

- Quế giúp hạ mỡ máu, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường trên tim mạch.

- Lô hội giúp các vết thương và vết loét chóng lành.

 

BoniDiabet + giúp người dùng sống vui, sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường

BoniDiabet + giúp người dùng sống vui, sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường

 

   Hiệu quả của BoniDiabet + đã được kiểm chứng bằng thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có 96.67% bệnh nhân cải thiện cho kết quả tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet +.

   Mong rằng những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc biết được Diamicron là thuốc gì, những thông tin cần biết và lưu ý khi sử dụng. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Đảo ngược tình trạng kháng insulin để chống lại bệnh tiểu đường

Tiến sĩ, bác sĩ Eric Berg - một chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tại Mỹ đã có những chia sẻ về cách đơn giản giúp chúng ta đảo ngược quá trình đề kháng insulin, từ đó phòng ngừa hiệu quả tiền tiểu đường và tiểu đường

Cách ngăn ngừa bệnh lý rối loạn chuyển hóa – đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 là một trong những vấn đề rối loạn chuyển hóa phổ biến nhất hiện nay. Đây là một bệnh lý mãn tính nguy hiểm, tiến triển âm thầm và có thể dẫn tới hàng loạt các biến chứng đe dọa tính mạng của người bệnh.

Người phụ nữ tử vong vì bỏ thuốc tiểu đường để ăn thực dưỡng

Trường hợp của bệnh nhân nữ, sinh năm 1961 ở Hà Nội, một bệnh nhân tiểu đường đã tử vong sau khi bỏ thuốc để ăn thực dưỡng ngay sau đây chính là bài học dành cho tất cả chúng ta. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé

Xót xa số phận bi thương của cậu bé người Dao, công ty Botania dốc lòng tương trợ

 16 tuổi – có thể nói đây là lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi mà các em vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường để học cái chữ, học làm người, lứa tuổi mà các em vẫn cần sự bao bọc của cha mẹ, thầy cô

BoniDiabet – Biện pháp khắc phục tình trạng tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường

BoniDiabet – Biện pháp khắc phục tình trạng tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở bệnh nhân tiểu đường

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở bệnh nhân tiểu đường

Một trong những biến chứng nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường là nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, biến chứng này có thể sẽ dẫn tới tàn phế hoặc tử vong.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi