Tụt đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường - Nguyên nhân và cách giải quyết là gì?

Cập nhập: Thứ hai, 30/08/2021

 

    Đối phó với tình trạng đường huyết tăng cao khi mắc tiểu đường đã là thách thức không hề nhỏ với bạn. Thế nhưng, đôi khi vô tình bạn đã để cho mức đường huyết xuống quá thấp. Khi bị tụt đường huyết, các tế bào của cơ thể không nhận đủ năng lượng để hoạt động, ngay lập tức đưa ra yêu cầu bằng các tín hiệu cảnh báo. Tuy nhiên, không phải người bệnh tiểu đường nào cũng nắm được các dấu hiệu và cách xử trí trong tình huống này. Mời các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời chính xác nhất.

 

Tụt đường huyết có nguy hiểm không?

Tụt đường huyết có nguy hiểm không?

 

Thế nào là tụt đường huyết?

    Bình thường trong cơ thể, đường huyết của con người luôn ở ngưỡng hằng định, chỉ dao động trong khoảng:

-  Chỉ số đường huyết bình thường khi đói ở mức từ 90 – 130mg/dl (tương ứng với 5,0 – 7,2mmol/l).

Chỉ số đường huyết bình thường sau ăn ở mức thấp hơn 180mg/dl (10mmol/l).

-  Chỉ số đường huyết bình thường trước lúc đi ngủ thường dao động 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l).

    Tuy nhiên khi gặp phải tình trạng tụt đường huyết thì đường huyết đo được sẽ hạ xuống dưới mức độ 60md/dl (3,7mmol/l).

 

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tụt đường huyết

    Khi những người bị tiểu đường gặp phải tình trạng tụt đường huyết thì có thể là những nguyên nhân sau đây:

-  Không tuân thủ điều trị, dùng thuốc quá liều của bác sĩ hoặc tự ý thêm thuốc, đặc biệt là quá liều insulin.

-  Trì hoãn việc ăn uống ngay sau khi tiêm insulin, suy dinh dưỡng, kém hấp thu do buồn nôn và nôn hoặc liệt ruột.

-  Chế độ ăn uống kiêng khem quá hà khắc cùng với sử dụng thuốc tây hạ đường huyết cũng là nguyên nhân dẫn tới tụt đường huyết

 

Sử dụng thuốc đường huyết không đúng chỉ định cũng gây tụt đường huyết

Sử dụng thuốc đường huyết không đúng chỉ định cũng gây tụt đường huyết

 

    Việc tụt đường huyết cũng có thể gặp ở những người không mắc bệnh tiểu đường, tuy rằng đây là những trường hợp có thể xảy ra nhưng không nhiều, nguyên nhân có thể là:

-  Do thuốc: Dùng thuốc của người khác, vô tình uống thuốc tiểu đường là một nguyên nhân có thể có của hạ đường huyết.

-  Tiêu thụ quá nhiều rượu: Uống rượu nhiều mà không ăn có thể chặn gan phát hành glycogen được lưu trữ thành glucose vào máu, gây hạ đường huyết.

-  Một số loại bệnh gây tụt đường huyết:  Bệnh Viêm gan nặng, các rối loạn về thận làm cho cơ thể không thải thuốc đúng dẫn đến sự tích tụ các loại thuốc trong cơ thể, có thể ảnh hưởng đến nồng độ đường.

- Do  gặp tình trạng rối loạn ăn uống, chán ăn, nhịn đói thời gian dài gây hạ đường huyết.

 

Tụt đường huyết có nguy hiểm không?

    Khi bị tụt đường huyết, người bệnh không được chủ quan bởi tụt đường huyết rất nguy hiểm. Người bệnh có thể gặp phải những vấn đề sau:

-  Khởi đầu, người bệnh cảm thấy mệt, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi lạnh, cảm giác cồn cào trong ruột, mạch nhanh, huyết áp tăng nhẹ, tim đập nhanh.

-  Nếu không được phát hiện kịp thời, người bệnh bắt đầu xuất hiện những cơn co giật và đi vào hôn mê ở các mức độ khác nhau.

-  Khi bệnh nhân hôn mê, các phản xạ nuốt và ho sặc rất kém hoặc mất dẫn đến tình trạng sặc dịch hầu họng, dịch vị, thức ăn… vào phổi gây viêm phổi suy hô hấp nặng, có trường hợp tử vong.

-  Ngay cả khi đã được điều trị tích cực, các di chứng thần kinh sau hôn mê hoặc do thiếu oxy não quá lâu cũng thường gặp như chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, các cơn co giật kiểu động kinh thậm chí tổn thương não quá nặng nề khiến cho bệnh nhân tuy được cứu sống nhưng phải sống kiểu thực vật, không còn chất lượng cuộc sống.

    Như vậy người nhà bệnh nhân cũng như người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu trên để nhận biết khi nào bệnh nhân bị tụt đường huyết để có những giải pháp cấp cứu kịp thời.

 

Cách xử lý khi bị tụt đường huyết và khi nào người bệnh cần tới bệnh viện

    Khi có dấu hiệu của tụt đường huyết, người bệnh cần lưu ý thực hiện ngay những vấn đề sau:

-  Nên ăn ngay một viên kẹo, miếng bánh bích quy hoặc uống ly nước pha đường để mang đường huyết trở lại mức bình thường.

-  Người bị bệnh tiểu đường nên luôn luôn mang theo vài cục kẹo, miếng bánh khô để dùng khi cần. Nhiều người bệnh tiểu đường thường rất sợ việc ăn thêm đường, chất ngọt nhưng trong trường hợp tụt đường huyết thì việc làm này là cực kỳ cần thiết. Việc dùng thêm chất ngọt này không gây ra rủi ro nếu đang bị tiểu đường, vì đường huyết chỉ lên cao một chút. Nhưng khi bị hạ đường huyết thì một chút đường dùng thêm là cần thiết và có thể cứu vãn sinh mệnh.

-  Sau khi đã ăn uống thêm thì người bệnh lưu ý nên đo lại chỉ số đường huyết bằng máy đo đường huyết để kiểm tra. Nếu triệu chứng tụt đường huyết vẫn còn thì làm lại các bước trên.

-  Nếu các dấu hiệu của hạ đường huyết thường xuyên xảy ra, cần đi bác sĩ để tìm nguyên nhân rồi điều trị tới nơi tới chốn.

 

Bị tụt đường huyết, khi nào người bệnh cần tới bác sĩ

Bị tụt đường huyết, khi nào người bệnh cần tới bác sĩ

 

    Mọi người cần lưu ý khi gặp những dấu hiệu tụt đường huyết sau đây, không được chần chừ hãy ngay lập tức đưa người nhà tới bệnh viện:

-  Tụt đường huyết ở những người không có bệnh tiểu đường

-  Làm các biện pháp cấp cứu ở trên nhưng đường huyết vẫn không tăng lên.

-  Người bệnh có tiền sử hay bị tụt đường huyết tái phát, đặc biệt bắt đầu có triệu chứng mất ý thức, không nhận thức được các chuyện xung quanh.

 

Một số gợi ý giúp phòng ngừa hiệu quả việc tụt đường huyết

    Để phòng ngừa việc tụt đường huyết, người bệnh có thể áp dụng một số gợi ý sau:

-  Thực hiện chế độ ăn uống điều độ, cân bằng giữa các bữa ăn.

-  Ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.

-  Ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của bệnh.

-  Trao đổi với bác sĩ để có được lịch kiểm tra lượng đường huyết cụ thể tại các cơ sở y tế hoặc tại nhà.

-  Luôn mang theo một vài viên đường glucose.

    Với những người bệnh tiểu đường, để đề phòng tụt đường huyết thì ngoài những điều trên người bệnh nên lưu ý:

-  Tuân thủ việc sử dụng thuốc tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ

-  Hãy tham khảo chế độ ăn kiêng của các chuyên gia, nên ăn theo chế độ khoa học, không nên tự ý ăn kiêng quá mức

-  Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia

-  Nên lựa chọn sử dụng các sản phẩm hạ đường huyết thông minh tức là sản phẩm đó không những giúp hạ đường huyết mà còn phải ổn định ở ngưỡng an toàn, không tác dụng phụ.

 

Phòng ngừa tụt đường huyết, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý

Phòng ngừa tụt đường huyết, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý

 

BoniDiabet + - Giải pháp giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa tụt đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

    BoniDiabet + là một sản phẩm mà người bị bệnh tiểu đường có thể lựa chọn để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của mình, phòng ngừa được tình trạng tụt đường huyết, nhờ những tác dụng sau:

-  Giúp hạ và ổn định đường huyết, chỉ số HBA1C ở ngưỡng an toàn: Chỉ số HBA1C là chỉ số đường huyết trung bình trong khoảng 3 tháng – là chỉ số rất quan trọng để đánh giá sự ổn định của đường huyết trong máu.

-  Giúp phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh..

-  An toàn, không tác dụng phụ

   Để có được những tác dụng trên của BoniDiabet + là nhờ sự phối hợp của những thành phần sau:

-  Nhóm thảo dược: gồm có dây thìa canh, mướp đắng, lô hội, hạt methi phối hợp với nhau theo đúng tỉ lệ giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa tụt đường huyết, làm giảm những triệu chứng của tiểu đường như tiểu nhiều, mệt mỏi, khát nước…

-  Nhóm nguyên tố vi lượng gồm magie, kẽm, selen, crom:  BoniDiabet + cũng là sản phẩm duy nhất trên thị trường có chứa thành phần nguyên tố vi lượng không những giúp hạ, ổn định đường huyết, chỉ số HBA1C mà còn phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

-  Acid alpha lipoic: là một hợp chất hữu cơ được tìm thấy ở trong tất cả các tế bào của con người và có tác dụng cực mạnh trong việc cải thiện bệnh tiểu đường, giúp tăng tác dụng của thuốc hạ đường huyết tây y, đưa đường trong máu vào các bắp thịt, cải thiện dưỡng khí trong não, ngăn ngừa tai biến mạch máu não.

 

Thành phần của BoniDiabet

Thành phần của BoniDiabet +

 

Cảm nhận của người bệnh sau khi sử dụng BoniDiabet +

Cô Nguyễn Thị Tuyết Liên (53 tuổi ở số 60, đường Hàm Nghi, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng), điện thoại: 0987936784

 

Cô Nguyễn Thị Tuyết Liên

 

    Cô bị tiểu đường với mức đường huyết lên tới 13,6. Cô dùng cả thuốc tây, cả thuốc sắc nhưng đường huyết vẫn luôn ở ngưỡng 9-10, không những thế cô còn bị biến chứng ngứa toàn thân, mắt mờ cô phải đeo cái kiếng hơn 4 độ, chân tay tê bì, mất cảm giác và thường xuyên bị tụt đường huyết, xây xẩm mặt mày và thậm chí bị xỉu phải đi cấp cứu. May mà biết tới và sư dụng BoniDiabet +, mắt cô sáng hẳn lên, không cần đeo kính mà vẫn nhìn rõ, người khỏe giảm hẳn biến chứng, đồng thời đường huyết hạ xuống chỉ còn 5.2 – 5.4 và luôn ổn định ở mức đó, không bị tụt đường huyết quá mức nữa khiến cô rất mừng.

Bác Đặng Quang Phen, 71 tuổi thôn An Ấp, xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, đt 037.4420.346

 

Bác Đặng Quang Phen

 

    Lúc mới phát hiện ra tiểu đường thì đường huyết của bác đã lên tới 38.8, bác phải nhập viện ngay, dùng thuốc tây và insulin liên tục 2 tuần thì đường huyết cũng về được ngưỡng dao động 11 đến 14 nên bác được về nhà. Nhưng về sau bác bị biến chứng chân tay co quắp, mắt mờ hẳn đi, dùng thuốc tây nhiều quá men gan lên rất cao, thỉnh thoảng bác còn gặp tình trạng tụt đường huyết đột ngột khiến bác phải nhập viện cấp cứu – điều này khiến bác vô cùng lo sợ. Được người quen giới thiệu dùng BoniDiabet +, bác kiên trì dùng với liều 6 viên mỗi ngày, không ngờ đường huyết lại hạ rất ổn định chỉ 5.7, chân tay hết tê bì co quắp mà men gan cũng bình thường. Bác rất tin tưởng BoniDiabet + và sẽ kiên trì sử dụng để đường huyết luôn an toàn.

    Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được tình trạng tụt đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường cũng như mang tới những giải pháp đơn giản để phòng ngừa tình trạng này, nếu vẫn còn những thắc mắc về bệnh tiểu đường hay sản phẩm BoniDiabet +, mời các bạn gọi tới số 1800 1044 giờ hành chính để được các dược sỹ tư vấn cụ thể.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Các mẹo giúp người bệnh tiểu đường đối phó với thời tiết nắng nóng

Nhiều người bệnh chia sẻ với chúng tôi rằng, vào mùa này, họ thường cảm thấy mệt mỏi hơn, đường huyết thì cứ lên xuống thất thường rất khó kiểm soát. Vậy tại sao đường huyết lại khó kiểm soát khi trời nóng?

Hải Dương: Bí quyết khỏe mạnh, không lo biến chứng bệnh tiểu đường

Bác Đào Xuân Sổ, trú tại số nhà 5, ngõ 111, đường Bình Minh, phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương.

Bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ? Phải làm gì để kiểm soát căn bệnh này?

Bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ? Phải làm gì để kiểm soát căn bệnh này? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

Bệnh tiểu đường nên uống sữa gì? 3 tiêu chí chọn sữa cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường nên uống sữa gì? 3 tiêu chí chọn sữa cho bệnh nhân tiểu đường là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Sụt cân nhanh chóng ở người bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

  Sụt cân nhanh chóng là một trong những biểu hiện dễ thấy ở người bệnh tiểu đường.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi