Tìm hiểu về nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống

Cập nhập: Thứ tư, 09/08/2023

 

    Khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hoặc một số trường hợp khác, bạn sẽ được làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Điều này giúp chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường, để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng của bệnh, đặc biệt là ảnh hưởng đến mẹ và bé. Cùng tìm hiểu thêm về nghiệm pháp này trong bài viết sau đây nhé!

 

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống là gì?

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống là gì?

 

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống là gì?

   Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT) là phương pháp dùng để kiểm tra khả năng chuyển hóa đường của cơ thể.

    Người bệnh sẽ được bổ sung một lượng glucose tiêu chuẩn theo đường uống. Sau đó, bệnh nhân được lấy máu để kiểm tra nồng độ đường trong máu.

    Nghiệm pháp dung nạp glucose được dùng để sàng lọc tình trạng tiểu đường thai kỳ, rối loạn dung nạp glucose (tiền tiểu đường) và tiểu đường. Tuy nhiên, hiện nay có hai xét nghiệm phổ biến (đường huyết lúc đói và HbA1c) được dùng rộng rãi để chẩn đoán tiền tiểu đường và tiểu đường nên nghiệm pháp này thường được dành riêng cho những tình huống lâm sàng cụ thể.

 

Nghiệm pháp dung nạp glucose được chỉ định trong trường hợp nào?

    Hiện nay, nghiệm pháp dung nạp glucose chủ yếu dùng để kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ trên phụ nữ mang thai ở tuần thứ 24 đến 28. 

    Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm nghiệm pháp dung nạp glucose nếu nồng độ glucose lúc đói của họ bình thường nhưng có những yếu tố  như:

  • Có những triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường như ăn nhiều, uống nhiều, khát nhiều, sụt cân nhanh, mệt mỏi.

 

Nghiệm pháp dung nạp glucose chủ yếu dùng để kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ trên phụ nữ mang thai ở tuần thứ 24 đến 28

Nghiệm pháp dung nạp glucose chủ yếu dùng để kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ trên phụ nữ mang thai ở tuần thứ 24 đến 28

 

Quy trình thực hiện khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose

 Trước khi thực hiện, bệnh nhân cần nhịn ăn tối thiểu 8 giờ trước đó. Nghiệm pháp này được tiến hành vào buổi sáng với các bước như sau:

  • Bước 1: Lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói (T0) và ghi rõ thời điểm lấy máu.
  • Bước 2: Bệnh nhân uống 75g glucose khan hòa tan trong 250ml nước, uống từ từ trong 5 phút. 
  • Bước 3: Lấy máu tĩnh mạch tại hai thời điểm là sau khi uống nước đường 1 giờ (T1) và 2 giờ (T2) để định lượng nồng độ đường trong máu.  Trong thời gian làm nghiệm pháp bệnh nhân có thể ngồi nhưng không được hút thuốc lá, uống cà phê hay ăn bất kỳ loại thực phẩm nào (có thể uống nước lọc).

 

Đánh giá kết quả

Đối với phụ nữ mang thai từ tuần 24-28, bệnh nhân được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ khi có một hoặc nhiều hơn các chỉ số có kết quả như sau:

  • Chỉ số đường huyết tại T0 > 92 mg/dL (>5,1 mmol/L).
  • Chỉ số đường huyết tại T 1 > 180 mg/dL (>10,0 mmol/L)
  • Chỉ số đường huyết tại T 2 > 153 mg/dL (>8,5 mmol/L)

Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng. Ở thai phụ bình thường, cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên.

Đối với người nghi ngờ bị đái tháo đường:

  • Không bị tiểu đường khi:
  1. Chỉ số đường huyết tại T0 < 100 mg/dL ( dưới 5,6 mmol/L).
  2. Chỉ số đường huyết tại T2 < 140 mg/dL (dưới 7,8 mmol/L) .
  • Bị rối loạn dung nạp glucose (tiền tiểu đường) khi:
  1. Chỉ số đường huyết tại T0 từ 100 đến 125 mg/dL (5,6 đến 7,0 mmol/L).
  2. Chỉ số đường huyết tại T2 từ 140 đến 200 mg/dL (7,8 đến 11 mmol/L).
  • Bị tiểu đường khi:
  1. Chỉ số đường huyết tại T0 > 126 mg/dL (lớn hơn 7,0 mmol/L).
  2. Chỉ số đường huyết tại T2 > 200 mg/dL (lớn hơn 11,1 mmol/L).

 

Những lưu ý cần biết khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose

   Những lưu ý cần biết khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đó là:

  • Trong vòng 8 giờ trước khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose, bệnh nhân cần nhịn ăn tuyệt đối. Nghĩa là người bệnh có thể uống nước lọc nhưng không được ăn bất kỳ loại thực phẩm hay nước ngọt nào khác.

 

Người bệnh cần nhịn ăn trước khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose

Người bệnh cần nhịn ăn trước khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose

 

  • Trong 3 ngày trước khi xét nghiệm, bệnh nhân nên:
  1. Ăn chế độ ăn bình thường hoặc chế độ ăn có chứa khoảng 150g carbohydrate/ngày.
  2. Không dùng các thuốc thuộc nhóm lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm và các corticoid.
  • Không tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose ở những bệnh nhân:
  1. Đã được xác định glucose huyết tăng rõ ràng và có các triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc đã có 2 mẫu glucose huyết lúc đói > 7,0mmol/L.
  2. Nằm liệt giường từ 3 ngày trở lên.
  3. Có bệnh cấp tính.
  4. Suy dinh dưỡng mạn tính.
  • Trước lúc làm nghiệm pháp phải nghỉ ngơi ít nhất 30 phút.
  • Trong và sau khi uống dung dịch glucose, nếu bệnh nhân bị nôn thì kết quả bị hủy và bệnh nhân cần thực hiện lại vào một ngày khác.
  • Bệnh nhân có thể cảm thấy chóng mặt, buồn nôn trong quá trình thực hiện. Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần báo với nhân viên y tế sớm và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, từ việc vận động đến chế độ ăn uống.

    Trên đây là những thông tin cần biết về nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Hãy đọc kỹ lại những thông tin này trước khi thực hiện để quá trình làm nghiệm pháp được tiến hành thuận lợi nhất nhé!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Chỉ số HbA1c an toàn nhưng đường huyết cao có nguy hiểm không?

Chỉ số HbA1c an toàn nhưng đường huyết cao có nguy hiểm không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho mẹ và thai nhi như thế nào?

Theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa Thế giới (FIGO), tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 16% trên tổng số các bà mẹ mang thai. Bệnh không được kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của bé.

Metformin và những điều bệnh nhân tiểu đường cần biết khi sử dụng

Metformin là thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 với nhiều ưu điểm vượt trội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.

Tầm quan trọng và những lưu ý cần biết về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, từ đó phòng ngừa được hậu quả trên cả mẹ và thai nhi.

BoniDiabet có giúp giảm được chỉ số HBA1C?

BoniDiabet có làm giảm được chỉ số HBA1C?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi