Sụt cân nhanh, không rõ nguyên nhân là bệnh gì, có nguy hiểm hay không?

Cập nhập: Thứ ba, 25/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

Câu hỏi

   Chào chuyên gia, trước đây, tôi nặng khoảng 72 ký. Tôi đã duy trì cân nặng này trong nhiều năm. Cho đến khoảng 2 tháng trước, ai gặp cũng bảo tôi gầy đi, nên tôi có cân thử và thấy mình bị sụt mất khoảng 4 ký, chỉ còn trên dưới 68 ký thôi. Công việc gần đây khá bận rộn, nên thỉnh thoảng tôi có nhịn ăn sáng. Tuy nhiên, tôi cho rằng việc này không thể gây giảm cân nhiều như vậy được. Chuyên gia cho hỏi, tình trạng sụt cân như vậy có phải mắc bệnh gì không, và khắc phục như thế nào ạ?

(N.V. Cường, 65 tuổi)

 

Sụt cân nhanh, không rõ nguyên nhân là bệnh gì, có nguy hiểm hay không?

Sụt cân nhanh, không rõ nguyên nhân là bệnh gì, có nguy hiểm hay không?

 

Sụt cân nhanh, không rõ nguyên nhân là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

   Chào anh, việc mất đi 4 kg (tương dương với 5,6% trong lượng) trong vòng 2 tháng là một điều bất thường. Khi bị mất từ 5% trọng lượng trong vòng 6 - 12 tháng, mà không có chủ đích, thì được coi là giảm cân không rõ nguyên nhân.

   Cân nặng được duy trì là nhờ vào sự cân bằng giữa năng lượng nạp vào và tiêu hao. Nếu sự cân bằng này mất đi sẽ dẫn đến tăng hoặc giảm cân nặng. Trong đó, sụt cân là do năng lượng tiêu hao nhiều hơn so với lượng nạp vào.

   Theo đó, việc sụt cân nhanh và không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sau đây:

Bệnh cường giáp

   Tuyến giáp là tuyến nội tiết sản xuất ra hai loại hormone là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Hai loại hormone này có nhiều nhiệm vụ khác nhau như giúp cơ thể tăng trưởng; điều hòa nhịp tim, nhịp thở, lưu lượng máu qua tim; ổn định nồng độ canxi trong máu và tăng cường chuyển hóa glucid, lipid tạo năng lượng cho cơ thể.

   Cường giáp khiến nồng độ 2 loại hormone này tiết ra nhiều hơn, thúc đẩy quá trình chuyển hóa, dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng hơn, và gây sụt cân. Với trường hợp này, người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng khác như: Hồi hộp, đánh trống ngực, bướu cổ, ra mồ hôi nhiều, dễ cáu giận, lo lắng, mất ngủ, mệt mỏi,...

Bệnh tiểu đường

   Bệnh tiểu đường đặc trưng bởi tình trạng đề kháng và thiếu hụt hormone insulin. Điều này khiến cho lượng đường đi vào trong tế bào giảm đi và nằm lại trong máu nhiều hơn. Khi đường không thể vào trong tế bào, cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để hoạt động.

   Chính vì vậy, cơ thể phải tìm đến các nguồn cung cấp năng lượng khác như mô mỡ và cơ. Việc phân giải mỡ và protein dẫn đến sụt cân nhanh, kể cả khi ăn uống vẫn bình thường. Trong trường hợp bị tiểu đường, người bệnh còn có những biểu hiện khác như: Đường huyết tăng hoặc lúc cao lúc thấp, mệt mỏi, nhanh mất sức, khát nước, nhanh đói, tiểu nhiều, mất ngủ, giảm khối lượng cơ bắp, tê bì tay chân, mờ mắt, một số vùng da trở nên sẫm màu hơn,...

 

Sụt cân nhanh có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Sụt cân nhanh có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

 

Suy tuyến thượng thận

   Suy tuyến thượng thận là căn bệnh xảy ra do lớp vỏ thượng thận bị giảm chức năng. Các hormone vỏ thượng thận là aldosterone và cortisol sản xuất ra không đủ khiến các quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn.

   Nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận có thể là do hệ miễn dịch bị rối loạn tấn công vào vỏ thượng thận (tự miễn), bệnh lý hoặc do lạm dụng corticoid. Biểu hiện của suy tuyến thượng thận có thể kể đến như: Hạ huyết áp, hạ đường huyết, đau cơ - khớp, đau bụng, dễ cáu, trầm cảm, tiêu chảy, buồn nôn,...

Lupus ban đỏ hệ thống

   Đây là căn bệnh tự miễn biểu hiện bằng tình trạng viêm cấp hoặc mãn tính các mô khác nhau của cơ thể. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch sản xuất ra tự kháng thể tấn công vào nhiều cơ quan như khớp, da, phổi, tim, mạch máu, thận, hệ thần kinh và tế bào máu, hay đường ruột.

    Đường ruột bị tấn công sẽ làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến sụt cân. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các vấn đề như: Nổi ban đỏ, phát ban với tổn thương hình cánh bướm trên mặt, đau khớp, thiếu máu,...

Viêm đại tràng

   Viêm đại tràng là tình trạng tổn thương trên niêm mạc đại tràng do chế độ ăn uống không điều độ, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh (nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, hóa chất,...), căng thẳng, stress hay lạm dụng kháng sinh gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột kéo dài.

   Khi bị viêm đại tràng, người bệnh có thể thấy đau bụng âm ỉ kéo dài ở nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu, đau giảm sau khi đi đại tiện, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát, không thành khuôn, hoặc táo bón kéo dài, phân có thể lẫn máu hoặc chất nhầy, mệt mỏi, sụt cân, suy nhược,...

Các bệnh lý ung thư

   Sụt cân nhanh và không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý ung thư. Các tế bào ung thư sinh sôi liên tục, với tốc độ nhanh và không chết đi như những tế bào bình thường. Do đó, chúng sẽ lấy đi nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng của cơ thể hơn, từ đó gây sụt cân cho dù bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường. 

   Mỗi bệnh lý ung thư sẽ có một dấu hiệu đặc trưng riêng. Trong đó, các triệu chứng chung nhất có thể kể đến như: Mệt mỏi kéo dài, sụt cân, suy nhược cơ thể, nổi hạch, gặp vấn đề về hô hấp hoặc tiêu hóa,...

 

Người bệnh nên làm gì khi bị sụt cân nhanh và không rõ nguyên nhân?

   Như đã nhắc đến ở trên, sụt cân nhanh và không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, khi gặp tình trạng này, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác xem nguyên nhân là gì, từ đó có cách khắc phục hiệu quả.

    Mỗi bệnh lý sẽ có cách khắc phục khác nhau, ví dụ như:

  • Cường giáp: Dùng thuốc kháng giáp, chẹn beta giao cảm, dùng iod phóng xạ,...
  • Tiểu đường: Dùng thuốc hạ đường huyết, kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh và sử dụng BoniDiabet + của Mỹ.
  • Suy tuyến thượng thận: Dùng glucocorticoid và mineralocorticoid để thay thế các hormone mà tuyến thượng thận không tạo ra được.
  • Lupus ban đỏ: Dùng thuốc chống viêm giảm đau, corticoid, thuốc ức chế miễn dịch, hoặc ghép tế bào gốc,...
  • Viêm đại tràng: Bổ sung lợi khuẩn, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng BoniBaio +.
  • Ung thư: Các phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào từng loại và từng giai đoạn phát triển của ung thư. Các phương pháp điều trị có thể kể đến là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, dùng thuốc hướng đích, liệu pháp miễn dịch,...

     Bên cạnh đó, với bất kỳ bệnh lý nào, người bệnh cũng nên duy trì một lối sống lành mạnh, ăn sạch, ăn đủ chất dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm kiềm hóa, tránh thực phẩm có hại, uống đủ nước (ưu tiên các loại nước khoáng kiềm). Đồng thời, bạn hãy thải độc cơ thể bằng cách uống nước ép rau củ quả, hít thở không khí trong lành, tập thể dục, luôn suy nghĩ và hành động tích cực.

 

Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt

Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về vấn đề: “Sụt cân không rõ nguyên nhân là bệnh gì?”, và một số cách khắc phục. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh máu khó đông - Một trong những căn bệnh “đắt đỏ” nhất hiện nay!

Bệnh máu khó đông - Một trong những căn bệnh “đắt đỏ” nhất hiện nay!

Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

Tuyến thượng thận là một trong những cơ quan thuộc hệ nội tiết của cơ thể. Suy tuyến thượng thận xảy ra khi chức năng của cơ quan này bị giảm sút, không còn sản xuất đủ các loại hormone.

Dấu hiệu bệnh tim mạch và một số căn bệnh thường gặp nhất hiện nay

Dấu hiệu của bệnh tim mạch là đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, mạch đập không đều, khó thở, hụt hơi, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ.

Suy tuyến thượng thận - Hệ lụy tai hại do lạm dụng corticoid

Suy tuyến thượng thận là bệnh gì? Lạm dụng corticoid gây ra suy tuyến thượng thận như thế nào? Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Điểm danh những dấu hiệu thiếu máu bạn không được bỏ qua

Thiếu máu dù là do nguyên nhân nào đi nữa cũng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, bạn cần nắm được những dấu hiệu thiếu máu để có phương pháp điều trị kịp thời.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà