Bệnh tự miễn - Nguyên nhân, một số loại thường gặp và cách điều trị

Cập nhập: Thứ sáu, 17/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh tự miễn tuy nghe có vẻ khá lạ tai, nhưng chúng lại là vô cùng phổ biến trên thế giới. Nó không chỉ gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân, một số loại bệnh tự miễn thường gặp, cũng như cách điều trị nhé!

 

Bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn - Nguyên nhân, một số loại thường gặp và cách điều trị

 

Bệnh tự miễn là gì?

   Bệnh tự miễn (Autoimmune Disease) được dùng để chỉ chung cho một nhóm các bệnh lý xảy ra do hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn. Ở người bình thường, hệ miễn dịch nắm giữ nhiệm vụ bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh (như vi khuẩn, virus,...), đồng thời tiêu diệt và loại bỏ chúng.

   Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tự miễn, hệ miễn dịch mất khả năng nhận diện các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, mà quay lại tấn công chính những tế bào của cơ thể. Theo đó, cơ thể sản xuất tự kháng thể hoặc một dòng lympho T (hay tế bào T) tự phản ứng để chống lại một hay nhiều tổ chức của chính cơ thể.

    Các tế bào T được sản xuất trong tủy xương rồi di chuyển tới tuyến ức. Tại đây, chúng được hướng dẫn để không tấn công các tế bào của cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng, nhiều bệnh tự miễn có khả năng là do trục trặc trong quá trình hướng dẫn này. Xét theo diện tổn thương, bệnh tự miễn dịch được chia làm 2 nhóm là:

  • Các bệnh tự miễn dịch hệ thống (tự miễn dịch không đặc hiệu) xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào, mô và bộ phận khác nhau. Các bệnh trong nhóm này có thể kể đến là: Lupus ban đỏ, xơ cứng bì, Crohn, viêm đa khớp,...
  • Các bệnh tự miễn dịch đặc hiệu (tự miễn dịch hướng đối tượng) xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công các kháng thể hoặc tế bào cụ thể. Các bệnh trong nhóm này có thể kể đến là: viêm tuyến giáp tự miễn, viêm gan tự miễn, bệnh Hashimoto và bệnh Graves,...

 

Nguyên nhân gây bệnh tự miễn là gì?

   Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra các bệnh tự miễn vẫn chưa được tìm hiểu chính xác. Các chuyên gia cho rằng, di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các bệnh tự miễn. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể kể đến như:

  • Thiếu hụt vitamin D làm tăng nguy cơ gắn kết của các thành phần chống lại hệ miễn dịch.
  • Nhiễm trùng khiến hệ miễn dịch nhầm lẫn giữa tế bào vi khuẩn và tế bào bình thường (do 2 tế bào này tương tự như nhau).
  • Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột khiến chức năng miễn dịch bị rối loạn.
  • Hội chứng rò ruột khiến các phần tử thức ăn bị rò rỉ vào máu, tạo gánh nặng và làm thay đổi chức năng hệ miễn dịch.
  • Ô nhiễm môi trường: Các chất độc hại như thủy ngân, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc, bao bì nilon,... cũng có thể làm xáo trộn hệ miễn dịch, gây ra các bệnh tự miễn.

 

nguyên nhân gây bệnh tự miễn

Thiếu hụt vitamin D là một trong những nguyên nhân gây bệnh tự miễn

 

Một số loại bệnh tự miễn thường gặp

    Hiện nay, y học đã thống kê được khoảng 100 loại bệnh tự miễn khác nhau. Trong đó, các loại bệnh được bắt gặp nhiều nhất có thể kể đến như:

Bệnh Lupus ban đỏ

   Đây là bệnh tự miễn phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 5 triệu người trên thế giới, trong đó đa số là phụ nữ. Bệnh lupus ban đỏ có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm da, khớp, thận, phổi, tim và não. Bệnh gây ra một số triệu chứng như: đau, cứng khớp, sưng tấy, mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, sốt nhẹ, rụng tóc, khô miệng và mắt, phát ban da dạng cánh bướm,...

Bệnh viêm khớp dạng thấp

   Đây là bệnh tự miễn ảnh hưởng đến khoảng 1 triệu người trên thế giới. Viêm khớp dạng thấp thường gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng trong cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay, hai cổ tay hoặc hai đầu gối. Đây chính là điểm phân biệt bệnh lý này với các loại viêm khớp khác. Nếu tình trạng viêm xuất hiện ở nhiều khớp (thông thường từ 4 - 5 vị trí) thì còn được gọi là viêm đa khớp dạng thấp.

Tiểu đường type 1

   Bệnh lý này xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công và phá hủy tuyến tụy, khiến cho chức năng sản xuất insulin giảm đi. Không có đủ insulin khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây hại cho các cơ quan trong cơ thể như: tim, gan, thận, mắt và thần kinh. Do đó, người bệnh sẽ phải tiêm insulin suốt đời.

Đa xơ cứng

   Bệnh đa xơ cứng xảy ra khi lớp vỏ myelin bao quanh các tế bào thần kinh bị hệ miễn dịch phá hủy. Điều này làm gián đoạn quá trình truyền và nhận tín hiệu giữa não, tủy sống với các phần còn lại của cơ thể. Người bệnh có thể gặp những triệu chứng như: tê, yếu, khó khăn khi giữ thăng bằng và đi lại.

Bệnh Crohn

   Bệnh Crohn còn được gọi là bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng. Biểu hiện chủ yếu là gây loét thành trong của ruột non và đại tràng, nhưng cũng có thể bắt gặp ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa từ miệng đến đại tràng và cả hậu môn.

   Triệu chứng cấp tính của bệnh Crohn là: tiêu chảy, sốt cao, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn và nôn, phân lẫn máu, loét miệng, chán ăn, giảm cân, chuột rút,... Triệu chứng mãn tính của bệnh này là: đau bụng âm ỉ, thiếu máu, da xanh xao, mất nước, mất cân bằng điện giải và suy dinh dưỡng,...

Bệnh Addison

   Đây là tình trạng suy tuyến thượng thận do hệ miễn dịch nhầm lẫn và tấn công vào tuyến nội tiết này. Triệu chứng bệnh Addison có thể kể đến là: mệt mỏi, tụt huyết áp, sụt cân, sạm da, ngất xỉu, đau cơ và khớp, đau lưng, hay quên,...

 

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn thường gặp

 

Điều trị bệnh tự miễn bằng cách nào?

    Hiện nay, y học chưa có cách điều trị đặc hiệu nào với các bệnh lý tự miễn. Mục tiêu của các phương pháp điều trị này đều nhằm việc giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh. Các phương pháp này có thể kể đến như:

Dùng thuốc chống viêm

   Người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc chống viêm giúp giảm triệu chứng của các bệnh tự miễn như: diclofenac, indomethacin, aspirin, ibuprofen và các loại  glucocorticoid.

Dùng thuốc ức chế miễn dịch

   Các loại thuốc ức chế miễn dịch giúp làm giảm mức độ hoạt động của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, chúng có độc tính và giá thành cao, nên chỉ được sử dụng khi người bệnh không đáp ứng với thuốc chống viêm.

Các loại thuốc khác

   Các thuốc kháng histamin được sử dụng để giảm một số triệu chứng liên quan đến các tình trạng dị ứng. Các loại thuốc hormone được dùng trong trường hợp các tuyến nội tiết bị hư hại do bệnh tự miễn. Thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn,...

Cấy ghép tế bào gốc

   Cấy ghép tế bào gốc đã được sử dụng để điều trị trong một số bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, xơ cứng rải rác, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp,...

Thay đổi lối sống

   Người bệnh nên thực hiện chế độ sống lành mạnh bằng cách:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sử dụng các thực phẩm sạch, không nhiễm hóa chất độc hại, tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất,... không sử dụng những thực phẩm gây dị ứng.
  • Tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Không sử dụng bao bì nilon, không hút thuốc lá, uống rượu bia,...
  • Phơi nắng mỗi ngày để cơ thể tổng hợp vitamin D.
  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột thường xuyên.
  • Thư giãn để giảm căng thẳng, stress,...

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về một số loại bệnh tự miễn thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Chủ đề: bệnh tự miễn

Bài viết cùng chủ đề

9 dấu hiệu cảnh báo ung thư hạch mà bạn cần chú ý

Ung thư hạch trong giai đoạn đầu tiên thường không có nhiều triệu chứng đáng chú ý. Tuy nhiên, nếu bệnh này không được phát hiện và ngăn ngừa sớm có thể phát triển thành ung thư ác tính gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Sụt cân nhanh, không rõ nguyên nhân là bệnh gì, có nguy hiểm hay không?

Sụt cân nhanh, không rõ nguyên nhân là bệnh gì, có nguy hiểm hay không?

Bệnh máu khó đông - Một trong những căn bệnh “đắt đỏ” nhất hiện nay!

Bệnh máu khó đông - Một trong những căn bệnh “đắt đỏ” nhất hiện nay!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà