Viêm khớp nhiễm khuẩn - Những thông tin mà bạn cần biết về căn bệnh này!

Cập nhập: Thứ ba, 25/07/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý xảy ra khi có vi sinh vật xâm nhập vào trong khớp và gây viêm. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về viêm khớp nhiễm khuẩn nhé!

 

Viêm khớp nhiễm khuẩn - Những thông tin mà bạn cần biết về căn bệnh này!

Viêm khớp nhiễm khuẩn - Những thông tin mà bạn cần biết về căn bệnh này!

 

Nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn

    Ở trạng thái bình thường, các bộ phận của khớp (sụn, xương dưới sụn, bao hoạt dịch,...) đều ở trạng thái vô khuẩn. Vì một lý do nào đó, các loại vi sinh vật xâm nhập được vào trong khớp gây viêm, sưng và đau. Tình trạng này được gọi là viêm khớp nhiễm khuẩn.

   Cả vi khuẩn, virus và nấm đều có thể gây viêm khớp nhiễm khuẩn. Trong đó, vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) là tác nhân được bắt gặp nhiều nhất. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện ngay trên da của mỗi người.

   Các loại vi sinh vật có thể xâm nhập vào khớp bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ như: Đi theo đường máu đến khớp, hay qua các vết thương sâu vào khớp, tiêm thuốc, hoặc phẫu thuật trong khớp, gần khớp,... Tình trạng viêm hiếm khi xảy ra ở nhiều khớp cùng lúc, mà thường chỉ xảy ra ở khớp, thường thấy nhất là ở khớp gối.

 

Tụ cầu vàng là tác nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn phổ biến nhất

Tụ cầu vàng là tác nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn phổ biến nhất

 

Những ai dễ mắc phải viêm khớp nhiễm khuẩn?

   Các đối tượng dễ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn gồm có:

  • Người mắc bệnh gút, giả gút. Viêm khớp nhiễm khuẩn ở người bệnh gút thường xuất hiện sau khi hạt tophi bị vỡ, gây ra các vết thương hở.
  • Người bị viêm khớp: Hội chứng Bechet, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp phản ứng, viêm khớp liên quan đến bệnh viêm ruột, Sarcoid, bệnh Still,...
  • Người mắc các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,... Hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn, tấn công và gây viêm tại các khớp, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào khớp.
  • Người từng phẫu thuật khớp, chấn thương trong khớp (gãy xương, rách sụn chêm,...), cấy ghép khớp nhân tạo.
  • Người dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các vi sinh vật gây bệnh.
  • Người có làn da mỏng manh, dễ bị thương và khó lành như: Mắc bệnh vẩy nến, chàm,... Ngưởi phải tiêm thuốc thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn.
  • Người có hệ miễn dịch kém như: Trẻ nhỏ, người lớn tuổi, mắc bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, mắc các vấn đề về gan và thận,...
  • Người bị chấn thương khớp như: Khi bị động vật cắn, vết thương, vết cắt,...
  • Người mắc các bệnh lây qua đường tình dục, ví dụ như lậu…

 

Hạt tophi bị vỡ ở người bệnh gút có thể gây viêm khớp nhiễm khuẩn

Hạt tophi bị vỡ ở người bệnh gút có thể gây viêm khớp nhiễm khuẩn

 

Viêm khớp nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?

   Trước hết, viêm khớp nhiễm khuẩn khiến người bệnh gặp phải những triệu chứng khó chịu như: Sốt, đau khớp (nhất là khi cử động), sưng đỏ,... Điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường ngày của người bệnh.

   Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn có thể khiến khớp bị thoái hóa, tổn thương vĩnh viễn. Một số biến chứng của bệnh bao gồm:

  • Viêm tủy xương: Đây là một tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính hay mãn tính ở xương, bao gồm tủy xương hay mô mềm quanh xương. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, làm biến dạng xương, hạn chế vận động, gây đau đớn cho người bệnh.
  • Hoại tử xương: Tình trạng này xảy ra khi các tế bào mô xương chết dần, khiến xương trở nên mỏng manh và dễ gãy hơn bình thường. Nếu không được điều trị sớm, xương có thể suy yếu nghiêm trọng, dẫn đến tàn phế.
  • Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn có thể đi từ khớp vào máu ngoại vi gây ra tình trạng nhiễm trùng máu với nhiều biến chứng như: Sốc nhiễm khuẩn, hội chứng suy hô hấp cấp, rối loạn đông máu,...

 

Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể gây ra viêm tủy xương

Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể gây ra viêm tủy xương

 

Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

   Mục tiêu trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn là giải quyết nguyên nhân và khắc phục các triệu chứng, tái tạo khả năng vận động cho các khớp. Theo đó, những biện pháp điều trị trong viêm khớp nhiễm khuẩn gồm:

  • Sử dụng kháng sinh: Người bệnh được sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm tại khớp. Người bệnh sẽ được tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch, sau đó tiếp tục sử dụng kháng sinh bằng đường uống.
  • Thoát dịch khớp: Người bệnh có thể được thoát dịch khỏi khớp bị nhiễm trùng, nếu tình trạng viêm nhiễm tái tiết dịch quá nhanh. Thoát dịch sẽ giúp loại bỏ bớt vi khuẩn gây nhiễm trùng tại khớp, giảm áp lực lên khớp và cung cấp các mẫu bệnh phẩm để kiểm tra sâu hơn.
  • Chọc hút dịch khớp: Phương pháp này có thể được thực hiện lặp đi lặp lại mỗi ngày cho đến khi không còn vi khuẩn trong dịch khớp.
  • Phẫu thuật được thực hiện trong trường hợp có nhiễm trùng khớp giả, thay thế khớp xi măng được tẩm kháng sinh.
  • Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng khớp và ngăn ngừa teo cơ.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Chủ quan coi Covid là “cúm vặt” khiến người thân nhập viện vì biến chứng

Test Covid-19 dương tính, nhưng do triệu chứng nhẹ, nhiều người vẫn chủ quan khi tiếp xúc với gia đình khiến người thân phải nhập viện vì biến chứng.

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều trẻ nhập viện vì mắc sốt xuất huyết thể nặng

  Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết trong khoảng vài tuần gần đây, khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện đã nhận liên tiếp nhiều bệnh nhi nhập viện vì sốc sốt xuất huyết Dengue nặng.

Những điều cần biết về rụng tóc do ung thư

  Nguyên nhân do đâu khiến bệnh nhân ung thư bị rụng tóc? Tóc sau khi rụng có mọc lại hay không? Hãy cùng giải đáp những câu hỏi đó qua bài viết sau.

Nhồi máu não: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Nhồi máu não là một bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân thường gặp nhất là do xơ vữa động mạch,...

Sau gần 4 tháng, Hà Nội ghi nhận 1 ca tử vong do Covid-19

  Ngày 22/4/2023, Hà Nội ghi nhận 1 ca tử vong do Covid-19 sau gần 4 tháng cả nước không ghi nhận ca tử vong nào. Như vậy, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.187 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà