Vôi hóa cột sống - Những thông tin quan trọng mà bạn cần biết!

Cập nhập: Thứ sáu, 24/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Cột sống có chức năng chính là bảo vệ tủy sống, rễ thần kinh, cũng như tạo sự linh hoạt cho chuyển động, và cân bằng tư thế thẳng cho người. Tình trạng vôi hóa xảy ra không chỉ làm mất sự linh hoạt của cột sống, mà còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, và công việc hàng ngày. Trong bài bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh vôi hóa cột sống nhé!

 

Vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống - Những thông tin quan trọng mà bạn cần biết!

 

3 triệu chứng điển hình khi vôi hóa cột sống xảy ra

   Vôi hóa cột sống là bệnh lý xương khớp, thuộc nhóm thoái hóa. Đây là hiện tượng lão hóa tự nhiên của cơ thể, thường xảy ra khi tuổi tác tăng lên. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Gần đây, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và trở thành gánh nặng bệnh tật cho toàn xã hội và giảm khả năng lao động.

   Vôi hóa cột sống xảy ra khi canxi tích tụ tại dây chằng bám vào thân đốt sống hoặc mấu ngang, mấu gai của cột sống. Vị trí dễ bị vôi hóa là tại những đốt sống cổ, vì nó hoạt động nhiều và phải gánh chịu sức nặng của đầu với trọng lượng khoảng 5 kg. Các vị trí tiếp theo là cột sống lưng và thắt lưng.

   Những triệu chứng của vôi hóa cột sống cũng khá tương đồng với những bệnh xương khớp khác. Tuy nhiên, nó vẫn có những đặc điểm điển hình như:

  • Cơn đau tập trung đầu tiên ở vùng cổ hoặc thắt lưng: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của vôi hóa cột sống. Nguyên nhân là do rễ thần kinh bị chèn ép, dẫn đến những cơn đau, cùng với cảm giác căng cứng ở cổ và lưng, co thắt cơ khi hoạt động.
  • Tê bì và mất cảm giác tại các chi: Các mảng canxi sẽ dày lên theo thời gian, và chèn ép nhiều hơn vào rễ dây thần kinh, gây cảm giác tê bì. Người bệnh có thể thấy cảm giác như kiến bò khắp cánh tay và chân.
  • Yếu cơ và teo cơ: Đây là biểu hiện khi bệnh tiến triển đến mức độ nặng. Các cơ của người bệnh yếu dần do hoạt động bị hạn chế và dây thần kinh bị tổn thương.

 

Đau lưng và cổ

Đau lưng và cổ là triệu chứng điển hình của vôi hóa cột sống

 

   Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: ù tai, giảm trí nhớ, chóng mặt, và tiểu không tự chủ khi ống tủy bị thu hẹp,… Các triệu chứng của bệnh có thể kéo dài dai dẳng hoặc xuất hiện theo chu kỳ.

 

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc vôi hóa cột sống?

   Vôi hóa cột sống là hiện tượng diễn ra theo thời gian, do đó những người cao tuổi là đối tượng được bắt gặp nhiều nhất. Tuy nhiên, những người còn trẻ hoàn toàn có khả năng mắc phải bệnh lý này. Nguy cơ vôi hóa cột sống sẽ tăng lên ở những đối tượng như:

  • Những người mắc bệnh cột sống khác: Người bị gai cột sống, gù lưng, cong vẹo cột sống hoặc gặp tai nạn chấn thương cột sống từ nhỏ có khả năng bị vôi hóa cao hơn.
  • Những người lao động nặng: Những hoạt động nâng đỡ, đẩy kéo, bê vác vật nặng thường xuyên sẽ khiến cột sống chịu áp lực lớn, từ đó làm tăng nguy cơ vôi hóa.
  • Những người béo phì hoặc tăng cân đột ngột trong thời gian ngắn: Cột sống của những đối tượng này cũng phải chịu một tải trọng lớn, tương tự như với người lao động nặng.
  • Những người lười vận động: Lười vận động là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh xương khớp như vôi hóa cột sống. Những đối tượng này có thể kể đến như: nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may, kiến trúc sư, kế toán,…
  • Những người sinh hoạt và ăn uống không khoa học: Việc gối đầu quá cao, đeo túi lệch một bên, đi đứng, ngồi không đúng tư thế, ăn uống thiếu chất, và sử dụng rượu bia, chất kích thích,… cũng sẽ khiến tình trạng vôi hóa xảy ra sớm hơn.

 

bê vác nặng có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống

Những người thường xuyên bê vác nặng có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống

 

Làm sao để biết chính xác bản thân mắc vôi hóa cột sống?

   Bạn có thể nhận biết mình mắc bệnh thông qua các triệu chứng kể trên, cũng như xem mình có nằm trong nhóm những đối tượng nguy cơ cao hay không. Tuy nhiên, như đã nhắc đến, vôi hóa cột sống rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác.

   Do đó, để biết chính xác mình có mắc bệnh hay không, bạn hãy đến những bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp. Các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp chuyên môn nhằm xác định, cũng như đánh giá mức độ tiến triển của bệnh. Các biện pháp này gồm có:

  • Hỏi bệnh: Các bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi liên quan đến biểu hiện vôi hóa cột sống bao gồm: mức độ đau, dáng đi đứng, vị trí mỏm xương lồi lên,…
  • Chụp X - quang: Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh xương khớp phổ biến và cho kết quả chính xác về những tổn thương cột sống.
  • Chụp CT giúp bác sĩ nắm rõ hơn về tình trạng bệnh và biến chứng có thể đang gặp phải.
  • Chụp MRI giúp xác định chuẩn xác vị trí tổn thương đĩa đệm.

 

Chụp MRI

Chụp MRI giúp chẩn đoán chính xác vị trí tổn thương

 

Vôi hóa cột sống được điều trị bằng cách nào?

   Người bệnh mắc vôi hóa cột sống thường sẽ được chỉ định các loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng như: NSAIDs, corticoid, thuốc giãn cơ,... kết hợp với liệu pháp bó nến, chiếu tia cực tím, hoặc chạy sóng điện từ,...

     Cùng với đó, người bệnh sẽ cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện giúp phục hồi sự linh hoạt cho cột sống như:

  • Luôn hoạt động ở đúng tư thế, tránh ngồi, đứng làm cong vẹo, lệch cột sống.
  • Thường xuyên đứng lên và đi lại, hạn chế ngồi một chỗ quá lâu.
  • Hạn chế mang vác nặng quá mức, hay thực hiện các hoạt động nâng đồ đột ngột, sai tư thế.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm giàu chất béo động vật, cholesterol, tinh bột, nhiều đường, và ăn nhiều rau củ, trái cây để duy trì cân nặng ở mức phù hợp, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Không sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá hay các chất kích thích khác. Nếu bạn đang tìm cách để bỏ thuốc lá nhanh chóng và dễ dàng, thì hãy sử dụng nước súc miệng Boni-Smok.
  • Tập thể dục thường xuyên, điều độ, phù hợp với thể trạng, tránh các bài tập tác động mạnh, làm tăng áp lực lên cột sống. Thay vào đó, bạn nên tập các bài tập giãn cơ, yoga,... để giúp duy trì sự dẻo dai của cột sống.

 

hoạt động đúng tư thế

Người bệnh nên thực hiện các hoạt động đúng tư thế

 

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh vôi hóa cột sống và cách khắc phục hiệu quả. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: vôi hóa cột sống
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà