Rút máu cứu sống người bệnh 91 tuổi mắc chứng đa hồng cầu hiếm gặp

Cập nhập: Thứ ba, 21/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Vào tháng 9/2021, các bác sĩ tại Bệnh viện Bãi Cháy đã thực hiện kĩ thuật rút máu và cứu sống một người bệnh 91 tuổi khỏi cơn nguy kịch do đa hồng cầu. Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng lại đặc biệt nguy hiểm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết hơn về căn bệnh này  trong bài viết dưới đây nhé!

 

đa hồng cầu

Rút máu cứu sống người bệnh 91 tuổi mắc chứng đa hồng cầu hiếm gặp

 

Người bệnh 91 tuổi mắc chứng đa hồng cầu đã hồi phục sau khi được rút máu

    Tháng 9/2021, Kho hô hấp, Bệnh viện Bãi Cháy tiếp nhận bệnh nhân nữ 91 tuổi, trú tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh với biểu hiện ho, sốt, đau ngực, huyết áp cao 200/100mmHg.

   Xét nghiệm máu cho thấy, chỉ số hematocrit tăng tới mức 70%, và chỉ số hồng cầu là 8,85 T/L. Dựa trên kết quả lâm sàng, cận lâm sàng, các bác sĩ đã hội chẩn thống nhất tình trạng của người bệnh là cơn tăng huyết áp  – viêm phổi nặng – đa hồng cầu/ u phổi. Người bệnh được chỉ định rút máu khẩn cấp, kiểm soát huyết áp, điều trị theo phác đồ.

   Sau khi được rút máu 2 lần với khoảng 500ml máu, chỉ số hematocrit giảm còn 48%, hồng cầu là 5,9 T/L. Sau 8 ngày điều trị, sức khỏe người bệnh đã ổn định và được xuất viện.

    Theo các bác sĩ, chỉ định rút máu tĩnh mạch là một trong những cách hiệu quả nhằm làm giảm độ đặc của máu, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Với phương pháp này, nhiều người bệnh đa hồng cầu đã có cuộc sống bình thường và có tuổi thọ tương đương những người khỏe mạnh khác.

 

Rút máu tĩnh mạch

Rút máu tĩnh mạch là một trong những phương pháp điều trị đa hồng cầu

 

Đa hồng cầu là bệnh lý như thế nào?

   Trong cơ thể, máu của chúng ta được tạo thành từ rất nhiều thành phần khác nhau như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,... Mỗi chỉ số này đều sẽ được giữ ở một mức nhất định. Trong đó, với hồng cầu, người ta thường sử dụng các chỉ số là hematocrit, huyết sắc tố HGB và số lượng tế bào hồng cầu trong 1 thể tích máu.

   Hai chỉ số này luôn được giữ ở mức bình thường là:

  • Chỉ số hematocrit:  36 - 44% (với nữ) và 41 - 50% (với nam).
  • HGB: 13 - 16 g/dL (với nam) và 12.5 - 14.2 g/dL (với nữ).
  • Số lượng tế bào hồng cầu trong 1 thể tích máu: 4.2 - 6.0 T/L (với nam) và 3.8 - 5.0 T/L (với nữ).

   Đa hồng cầu là một bệnh lý về huyết học, trong đó tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu. Khi số lượng các tế bào này đều tăng lên, máu sẽ bị cô đặc, dòng chảy chậm lại và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

   Ở những người đa hồng cầu, chỉ số hematocrit và số lượng tế bào hồng cầu đều tăng lên rất cao. Bệnh nhân đa hồng cầu sẽ có:

  • Hematocrit (HCT) lớn hơn 48% (ở nữ) và 52% (ở nam).
  • HGB lớn hơn 16,5g/dL (ở nữ) và 18,5g/dL (ở nam).

   Đa hồng cầu được chia thành 2 loại gồm:

  • Đa hồng cầu nguyên phát do đột biến của tế bào gốc tạo máu. Những bằng chứng cho thấy, người bệnh thường bị đột biến ở gen JAK2 trong tế bào gốc tủy xương. Điều này khiến cho khả năng hạn chế tạo tế bào máu bị giảm đi.
  • Đa hồng cầu thứ phát do các yếu tố khác gây ra như: tăng sản xuất erythropoietin (EPO) để đáp ứng với tình trạng thiếu oxy mạn tính (trong bệnh lý phổi tắc nghẽn mãn tính COPD; hoặc có khối u tiết EPO.

 

hồng cầu trong máu tăng lên quá cao

Đa hồng cầu xảy ra khi số lượng hồng cầu trong máu tăng lên quá cao

 

Bệnh đa hồng cầu nguy hiểm như thế nào?

   Các triệu chứng của đa hồng cầu sẽ xuất hiện và tiến triển nặng dần theo thời gian. Ở giai đoạn đầu, bệnh lý này thường không gây ra bất cứ triệu chứng gì đặc trưng. Người bệnh có thể thấy khó thở, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, da mặt và đầu ngón tay đỏ lên khi làm việc quá sức.

   Ở giai đoạn sau, người bệnh sẽ có biểu hiện rõ ràng hơn như: da đỏ, ngứa người sau tắm, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn ngủ, chảy máu cam, đau xương ức, tăng tiết mồ hôi, mất sức, sụt cân, xuất huyết tiêu hóa,...

   Nghiêm trọng hơn, người bệnh đa hồng cầu có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như: Lách to do phải hoạt động nhiều hơn, hội chứng tủy xương phát triển bất thường, chứng xơ hóa tủy xương, bệnh bạch cầu cấp tính, viêm khớp, viêm loét dạ dày tá tràng,... Khi số lượng hồng cầu tăng cao, chúng rất dễ hình thành những cục máu đông, dẫn đến nhiều vấn đề về tim mạch như: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,... 

 

Huyết khối

Huyết khối là biến chứng nguy hiểm do đa hồng cầu

 

Điều trị bệnh đa hồng cầu bằng cách nào?

   Đa hồng cầu là một bệnh lý mãn tính, không có cách chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, như giảm nguy cơ hình thành huyết khối.

Với người có nguy cơ biến chứng thấp

  • Aspirin liều thấp giúp ức chế kết tập tiểu cầu.
  • Phẫu thuật phlebotomy hay còn được gọi là rút máu tĩnh mạch. Thông thường, người bệnh sẽ được điều trị khoảng 1 lần/tuần, sau đó giãn ra vài tháng/lần, cho đến khi mức hematocrit trở về gần với mức bình thường.

Với người có nguy cơ biến chứng cao

    Ngoài 2 phương pháp trên, người bệnh có thể được chỉ định thêm các loại thuốc khác như:

  • Hydroxyurea giúp ngăn cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu, từ đó làm giảm nguy cơ đông máu.
  • Interferon alpha giúp hệ thống miễn dịch chống lại các tế bào tủy xương hoạt động quá mức.
  • Busulfan giúp điều trị bệnh bạch cầu.
  • Ruxolitinib được dùng để điều trị đa hồng cầu khi không thể dung nạp hydroxyurea hoặc hydroxyurea không làm giảm lượng hồng cầu trong máu. Ruxolitinib hoạt động bằng cách ức chế các yếu tố chịu trách nhiệm tạo ra các tế bào hồng cầu vượt mức cho phép.

Một số phương pháp điều trị khác

   Bác sĩ cũng có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác nhằm mục tiêu là giúp giảm ngứa và các triệu chứng dai dẳng, khó chịu khác, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh mắc đa hồng cầu. Những phương pháp điều trị này có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng histamin.
  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI).
  • Quang trị liệu (điều trị bằng tia cực tím).

 

Điều trị bệnh đa hồng cầu bằng cách nào?

Người bệnh có thể được chỉ định nhiều loại thuốc khác nhau

 

Người bệnh đa hồng cầu sống được bao lâu?

   Trên thực tế, người mắc bệnh đa hồng cầu nguyên phát mà không được điều trị chỉ sống thêm được khoảng 2 năm. Tuy nhiên, khi tuân thủ phác đồ điều trị rút máu tĩnh mạch định kỳ, nhiều người bệnh đã có cuộc sống bình thường và có tuổi thọ tương đương những người khỏe mạnh khác.

   Còn với người mắc đa hồng cầu thứ phát, thời gian sống sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, người bệnh cần thăm khám thường xuyên nhằm đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi mức độ tiến triển bệnh.

   Cùng với đó, bạn cần duy trì một lối sống khoa học và lành mạnh. Với những người bệnh mắc COPD, bạn có thể sử dụng sản phẩm BoniDetox để giúp làm giảm triệu chứng ho đờm, khó thở, từ đó cải thiện mức oxy máu, giảm nguy cơ mắc bệnh đa hồng cầu.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh đa hồng cầu, cũng như các biện pháp điều trị. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà