Nói lắp ở trẻ có đáng lo ngại? Làm cách nào để khắc phục hiệu quả

Cập nhập: Thứ tư, 19/04/2023

 

   Nói lắp là một tật xuất hiện ở trẻ từ 2 – 6 tuổi. Nói lắp xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý và chữa tật nói lắp ở trẻ càng sớm càng tốt. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

 

nói lắp ở trẻ

Nguyên nhân và cách khắc phục tật nói lắp ở trẻ

 

Nói lắp ở trẻ em là gì?

   Nói lắp ở trẻ em là một sự lặp đi, lặp lại kéo dài hoặc bị tắc nghẽn không tự nguyện của một người đang cố nói một từ hoặc một phần của một từ nào đó. Đôi khi trẻ bị căng thẳng nên đã kéo dài và phóng đại âm thanh của từ. Hoặc dường như trẻ bị kẹt và không thể phát ra âm thanh hay nói ra từ đó.

 

Biểu hiện nói lắp ở trẻ em

   Nói lắp có thể biểu hiện dưới các dạng như sau:

Lặp lại một phần từ: “Tôi m-m-m-muốn uống nước”.

Lặp lại từ: “Đi-đi-đi học”.

Âm thanh kéo dài: “Tôi mmmmmuốn đi học”.

Tạm dừng: “Tôi…ờ… không thích”.

   Trẻ có thể bị nói lắp cả 2 – 3 dạng khác nhau. Trẻ có thể nói lắp thường xuyên trong bất kỳ tình huống nào hoặc là nói lắp trong những tình huống cụ thể, sự kiện đặc biệt. Ví dụ như: những lúc căng thẳng, phấn khích, nói trước đám đông hay nói chuyện qua điện thoại. Thông thường nói lắp thường biểu hiện trong giao tiếp bình thường hàng ngày. Khi hát, đọc, nói đồng thanh, có nhịp điệu, tiết tấu trẻ có thể nói bình thường, không bị lắp

   Khi nói lắp trẻ thường kèm theo những cảm xúc lo lắng, hồi hộp, sợ, không tự tin. Vì thế, ba mẹ tránh làm cho trẻ căng thẳng thêm. Bạn hãy giúp trẻ cảm thấy thoải mái và bình tĩnh trở lại. Điều này tốt cho sự tiến bộ của trẻ hơn nhiều.

 

Nói lắp ở trẻ nguyên nhân do đâu?

Nói lắp ở trẻ nguyên nhân do đâu?

 

Nói lắp ở trẻ em nguyên nhân do đâu?

   Tật nói lắp ở trẻ thường xuất hiện khi trẻ ở giai đoạn tập nói (18 đến 24 tháng) và nếu bình thường thì đến 5 tuổi sẽ hết. Nhưng nếu trẻ nói lắp liên tục và kéo dài trong 6 tháng thì ba mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để sửa chữa sớm cho trẻ.

Trong gia đình có người nói lắp: Theo khảo sát có gần 60% trẻ nói lắp là do gia đình có người nói lắp. Mặc dù chưa xác định chính xác tật này có yếu tố di truyền gen nhưng có thể hiểu rằng: trong giai đoạn trẻ tập nói, trẻ tiếp xúc với người trong gia đình cũng có tật nói lắp thì có khả năng trẻ bắt chước và nói lắp theo.

Tác động bởi gia đình: Nếu trẻ sống trong một gia đình bất hòa, bố mẹ ly dị, thường xuyên phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, sợ hãi sẽ dễ dẫn đến các bệnh tâm lý, trầm cảm, luôn trong trạng thái bất an, rụt rè, nói không lên lời mỗi khi được hỏi và cuối cùng dẫn đến nói lắp.

Mắc bệnh liên quan đến ngôn ngữ: Những đứa trẻ mắc các chứng bệnh về ngôn ngữ và tiếng nói có khả năng mắc tật nói lắp cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Sự phát triển theo độ tuổi: Thông thường trẻ từ 1-2 tuổi bắt đầu biết nói, tập nói. Lúc này khả năng tư duy ngôn ngữ và vốn từ của trẻ chưa nhiều nên thường nói chậm, vừa nói vừa nghĩ để hoàn thành một câu dài nên đôi khi nói lặp từ. Khi lớn hơn, trẻ có đủ nhận thức về ngôn ngữ thì sẽ hết tình trạng này. Tuy nhiên nếu 5-8 tuổi mà bé vẫn chưa sửa được thì có thể trẻ sẽ bị nói lắp vĩnh viễn.

Áp lực từ xung quanh: Khi trẻ đang nói nhưng bị kích động hay thúc giục có thể khiến trẻ bị nói lắp nhiều hơn. Hoặc ai đó trêu chọc trẻ, chú ý đến câu nói của trẻ và bắt bẻ từng từ khiến trẻ bối rối và lo lắng khi nói chuyện cũng làm tăng tình trạng nói lắp của trẻ.

 

Khắc phục tật nói lắp ở trẻ

 

Kiên nhẫn và đồng cảm

Kiên nhẫn và đồng cảm là điều mà cha mẹ cần làm với con

 

Tạo sự tự tin cho trẻ: Hãy luôn tạo cho bé sự thoải mái, vui vẻ, tự tin khi nói về điều gì đó hay khi giao tiếp với mọi người. Không gây áp lực khi trẻ nói sai, hay nhắc nhở bé “Con nói lại”, “Nói chậm lại”, “Nói nhanh lên” khiến bé bối rối. Từ đó, bé sẽ có thể nói rành rọt chứ không lắp bắp, bối rối như trước.

Kiên nhẫn với con: Ở giai đoạn bé tập nói, ba mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe điều con nói, đáp lại lời bé một cách chậm rãi, bình tĩnh và rành mạch để bé học theo. Ngay cả những người xung quanh, bé thường giao tiếp hằng ngày cũng cần làm điều này khi nói chuyện với bé.

Vờ như không bao giờ chú ý đến tật nói lắp ở trẻ: Ba mẹ hay bất cứ ai khi giao tiếp với bé đừng cố nhại lại cách trẻ nói lắp chỉ để đùa giỡn. Ngược lại bạn hãy nói thật chậm rãi để bé cũng bị ảnh hưởng theo, khắc phục được tật nói lắp.

Hát cùng trẻ: Tình trạng nói lắp ở trẻ giảm đi đáng kể khi hát, đọc, nói đồng thanh. Vì vậy, hãy khuyến khích bé hát mỗi khi có thể để cải thiện tình trạng nói lắp. Hoặc tương tự, mỗi ngày ba mẹ yêu cầu bé đọc thành lời một câu chuyện trong sách để bé luyện khả năng phát âm.

Khuyến khích trẻ nói về điều mình thích: Có nhiều trẻ không nói lắp khi chơi trò chơi hay kể về một điều mình thích và ghi nhớ. Bởi khi đó, vốn từ ngữ của trẻ đã có sẵn và được ghi nhớ, bé hào hứng nói điều đó mà quên mất tật nói lắp của mình. Vì vậy, ba mẹ hãy động viên trẻ kể lại một câu chuyện mình thích hay những điều thú vị đã học ở lớp.

Không ngắt lời trẻ: Bạn đừng bắt bé nói lại hay ngắt lời bé giữa chừng, hãy để bé tự nói và hoàn thành câu nói của mình. Sự cắt ngang lời nói của trẻ sẽ khiến trẻ giật mình, bối rối và tăng nói lắp.

Bắt đầu nói từ đơn giản: Người lớn không nên bắt trẻ nói nhiều tình huống phức tạp, không coi việc giao tiếp của trẻ căng thẳng quá. Hình thành phản xạ nói không bị lặp từ câu đơn giản, dần dần, từ từ kéo sang những từ khác.

Loại bỏ bầu không khí căng thẳng trong gia đình: Bạn hãy tạo cho bé một gia đình hạnh phúc, ổn định để trẻ luôn thoải mái tinh thần. Khi thấy con nói lắp, bố mẹ cần kiên nhẫn sửa đổi chứ không nên chỉ trích, trừng phạt thậm chí đánh đập khiến bé càng thêm căng thẳng.

Làm gương cho trẻ: Bạn hãy làm gương cho con bằng cách nói chậm, phát âm rõ ràng để trẻ học theo, không nên lặp lại câu hỏi hay câu nói với trẻ bởi trẻ có thể hiểu đó là cách nói đúng và học theo. Nếu gia đình có người nói lắp thì càng phải điều chỉnh lời nói cho thật rõ ràng mỗi khi giao tiếp với trẻ. Khi trẻ có thể nói chuyện chậm, rành rọt, ba mẹ đứng quên cho trẻ lời khen ngợi hay phần thưởng để tạo động lực.

 

Những hoạt động trẻ nói lắp nên tham gia

 

Những hoạt động trẻ nói lắp nên tham gia

Những hoạt động trẻ nói lắp nên tham gia

 

   Ngoài cách khắc phục tâm lý kể trên, cha mẹ cũng nên cho con tham gia vào các hoạt động để khắc phục chứng nói lắp ở trẻ

Tạo điều kiện cho bé đóng kịch, ca hát: Nếu bé vẫn còn ngại tham gia ở trường hãy cho bé luyện tập ở nhà. Ba mẹ cùng con hát những bài hát, diễn một vở kịch. Bé học thuộc lòng sẽ nói trôi chảy, không bị lắp.

Đưa trẻ ra ngoài thiên nhiên, đi chơi, du lịch: Bạn nên trao đổi, trò chuyện về những sự vật, sự việc bé yêu thích. Thông qua trò chuyện nhiều, bé được luyện tập để diễn đạt suy nghĩ của mình. Trẻ cũng tự tin, vui vẻ nên chịu khó luyện tập và kết quả là giảm dần nói lắp.

Tăng cường chơi các trò chơi ngôn ngữ, truyền tin: Ba giả vờ nhờ bé truyền tin cho mẹ để dạy bé nói chính xác câu. Bé sẽ rất hào hứng với những trò chơi này. Những trò chơi đố vui với những dữ liệu liên quan đến các con vật, thực vật… Giúp bé tăng khả năng diễn đạt và vốn từ.

Cho trẻ đến nơi đông người, nhờ trẻ gọi món, tính tiền: Mục đích giúp trẻ dạn dĩ hơn, khắc phục nỗi sợ đám đông.

   Tật nói lắp ở trẻ hiện không có thuốc để điều trị mà chủ yếu điều trị tâm lý và tự tập luyện. Nếu không khắc phục sớm, trẻ lớn lên có thể gặp trở ngại giao tiếp, tự ti, rụt rè trong cuộc sống. Vì vậy, ba mẹ hãy chú ý và điều chỉnh ngay cho bé ngay khi bé có hiện tượng nói lắp nhé. Để được tư vấn thêm, bạn đọc gọi về số tổng đài 1800 1044 để được tư vấn miễn phí.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ mắc và tử vong do ung thư buồng trứng

Thực phẩm siêu chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thêm 19%, và nguy cơ tử vong do bệnh này thêm 30%,...

6 nguyên tắc trong chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm được 6 nguyên tắc quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc người bệnh, cùng theo dõi ngay nhé!

Tự tử vì trầm cảm – Căn bệnh “thầm lặng” khiến nữ ca sĩ Coco Lee qua đời

Coco Lee – danh ca Mỹ gốc Hoa, chủ nhân bản hit “A Love Before Time” đã qua đời ở tuổi 48 sau một thời gian chiến đấu với bệnh trầm cảm.

Mối liên hệ giữa việc sử dụng rượu và trầm cảm

 Lạm dụng rượu để giải sầu khiến bệnh trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Trầm cảm và lạm dụng rượu có mối quan hệ ảnh hưởng hai chiều, trong nhiều trường hợp, điều trị thành công nghiện rượu sẽ làm giảm trầm cảm cho bệnh nhân.

Bí quyết có được giấc ngủ ngon khi bị trầm cảm

Chị Nguyễn Thị Bình, 38 tuổi ở thôn Thắng Lợi, xã Đồng Tân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844