Báo động: Gần 5 triệu trẻ em Việt Nam đang bị thừa cân, béo phì!

Cập nhập: Thứ hai, 20/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Tính từ năm 1975, tỷ lệ người bị béo phì trên toàn thế giới đã tăng gấp gần 3 lần, chạm mốc hơn 2 tỷ người. Mặc dù là một nước có tỷ lệ thừa cân, béo phì thấp so với thế giới, nhưng đây vẫn là một tình trạng đáng báo động tại Việt Nam. Đặc biệt là đối với lứa tuổi trẻ em, khi mà con số này đã gần chạm đến ngưỡng 5 triệu trẻ, tương đương với gần 20%. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

trẻ bị thừa cân, béo phì!

Báo động: Gần 5 triệu trẻ em Việt Nam đang bị thừa cân, béo phì!

 

53% các bậc cha mẹ không biết con mình bị thừa cân béo phì!

   Theo các số liệu thống kê, số lượng người mắc béo phì tại Việt Nam đang gia tăng một cách đáng báo động. Chỉ trong vòng 4 năm từ 2010 - 2014, tỷ lệ mắc thừa cân, béo phì tăng từ 2,6 lên 3,6%, tương đương với tốc độ tăng là hơn 38%.

   Theo công bố của Bộ Y tế, riêng năm 2020, tỷ lệ thừa, cân béo phì khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%. Điều đáng nói ở đây, là số lượng trẻ em mắc phải tình trạng này cũng đang gia tăng nhanh chóng.

   Kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, trong vòng 10 năm (2010 đến 2020), tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở nước ta tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% lên 19%.

   Như vậy, chỉ trong năm 2020, nước ta có đến hơn 4,7 triệu trẻ em mắc thừa cân, béo bì. Trong đó, số trẻ này tập trung nhiều ở các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ lần lượt là hơn 41% và hơn 50%.

   Tuy nhiên, cũng theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có đến 53% các bậc phụ huynh không biết con mình bị thừa cân, hoặc đánh giá thấp hơn mức bình thường. Có thể nói, đây là một trong những trở ngại lớn trong việc làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì tại Việt Nam.

 

Số lượng trẻ thừa cân, béo phì ở Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng

Số lượng trẻ thừa cân, béo phì ở Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng

   

Nhận biết trẻ em bị thừa cân, béo phì bằng cách nào?

   Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thừa cân và béo phì được định nghĩa là sự tích tụ chất béo một cách bất thường, quá mức cho phép, và có thể làm giảm sức khỏe. Theo đó, chỉ số khối cơ thể BMI là công cụ rất đơn giản để bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, để đánh giá và theo dõi cân nặng của mình tại nhà.

   Bạn chỉ cần lấy cân nặng của mình (tính theo kg) chia cho chiều cao bình phương (tính bằng mét) sẽ ra được chỉ số BMI. Đối với người trưởng thành, chỉ số BMI được chia thành các mốc như sau:

  • Dưới 18,5: Thiếu cân, gầy.
  • Từ 18,5 - 24,9: Cân nặng bình thường.
  • Từ 25 - 29,9: Thừa cân, tiền béo phì.
  • 30 - 34,9: Béo phì độ 1.
  • 35 - 29,9: Béo phì độ 2.
  • Từ 40 trở lên: Béo phì độ 3.

   Tuy nhiên, cách xác định tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em lại có sự khác biệt. Bên cạnh chỉ số BMI, bạn sẽ cần phải làm thêm 1 bước nữa là đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi.

   Biểu đồ này gồm có 1 cột thể hiện chỉ số BMI, và 1 hàng là độ tuổi. Bạn cần kẻ 2 đường, 1 theo BMI và 1 là theo tuổi. Giao điểm của chúng sẽ cho bạn biết tình trạng của trẻ đang ở mức nào. Theo đó, tỷ lệ BMI nằm trong khoảng 5 - 85 % là tối ưu nhất. Nếu dưới 5%, thì trẻ đang bị nhẹ cân. Từ 85 - 95%, trẻ đang bị thừa cân, và nếu trên 95% thì trẻ bị béo phì.

 

   Biểu  đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi

Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi

 

Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì là gì?

   Nhìn chung, thừa cân và béo phì có thể hiểu một cách đơn giản là mất cân bằng giữa năng lượng được nạp vào cơ thể và lượng được tiêu hao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:

Do di truyền và gen

   Những nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh béo phì có sự ảnh hưởng nhất định của gen người. Cụ thể, nếu cha và mẹ bị bệnh béo phì, thì con cái có đến 80% nguy cơ mắc bệnh. Còn nếu như bố mẹ bình thường., thì tỷ lệ này chỉ rơi vào khoảng 7%.

   Nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, người ta đã tìm ra được một số loại gen có liên quan đến tình trạng béo phì như FTO, MC4R, LEP, INSIG2, PCSK1,... Một số gen này có thể ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn, khiến trẻ luôn cảm thấy đói, từ đó không kiểm soát được lượng đồ ăn đưa vào cơ thể. Một số khác lại kích thích cơ thể trẻ hấp thu chất béo trong thực phẩm và phát triển mô mỡ.

Do rối loạn nội tiết tố

   Một số bệnh lý do rối loạn nội tiết tố cũng góp phần gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Các bệnh này có thể kể đến như: Tổn thương vùng dưới đồi, buồng trứng đa nang, cường vỏ thượng thận, u tuyến thượng thận, u tuyến tụy, hội chứng phì sinh dục, rối loạn chuyển hóa, mỡ máu, mãn kinh, tiểu đường,... Những tình trạng này chủ yếu gây béo phì ở người lớn.

Do chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh

    Có thể nói, đây là nguyên nhân hàng đầu khiến số lượng người bị thừa cân, béo phì đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Việc lạm dụng những loại thực phẩm ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa, nhiều tinh bột, đường,... chính là một tác nhân mà bất kỳ ai cũng biết đến. Những thực phẩm này quá giàu calo, nên sẽ khiến phần năng lượng nạp vào cơ thể tăng lên không kiểm soát.

   Bên cạnh đó, thói quen lười vận động, ít tập thể dục lại khiến cơ thể không tiêu tốn quá nhiều năng lượng. Hai điều này tạo thành một sự kết hợp không thể hoàn hảo hơn làm số người bị thừa cân, béo phì ngày càng trở nên nhiều hơn.

 

Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến béo phì

Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến béo phì

 

Thừa cân, béo phì nguy hiểm tới mức nào?

   Chúng ta đều dễ dàng nhận thấy, điều đầu tiên mà thừa cân béo phì gây ra là làm ảnh hưởng đến ngoại hình của người mắc. Thân hình của họ trở nên to béo hơn, khó có thể tìm kiếm được những bộ đồ phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, đây mới chỉ là tác động nhẹ nhất của tình trạng này.

   Theo thông tin từ các tổ chức y tế trên toàn cầu, béo phì là nguyên nhân góp phần gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe như:

  • Các bệnh tim mạch như mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...
  • Bệnh tiểu đường type 2.   
  • Các bệnh lý về tiêu hóa như táo bón, ung thư đại tràng, xơ gan,...
  • Các bệnh đường hô hấp: rối loạn nhịp thở, ngưng thở khi ngủ, tăng nặng các triệu chứng của hen suyễn.
  • Suy giảm trí nhớ, Alzheimer.
  • Căng thẳng, stress.
  • Các bệnh về xương khớp: thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức, gút,...
  • Các bệnh viêm nhiễm do suy giảm miễn dịch.

   Nghiên cứu trên được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Toàn cầu George và Đại học Sydney, Úc phát hiện ra rằng, những người béo phì nặng ở độ tuổi 20 - 30, có thể mất tới 10 năm tuổi thọ, đàn ông thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng hơn so với phụ nữ.

 

Béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về tim mạch

Béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về tim mạch

 

Phòng ngừa thừa cân, béo phì bằng cách nào?

   Để phòng ngừa thừa cân, béo phì, trước tiên, bạn sẽ cần theo dõi cân nặng thường xuyên với công cụ BMI kể trên. Tiếp đó, bạn cũng nên duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh như:

Chế độ ăn

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều lần,...
  • Hạn chế ăn thực phẩm giàu tinh bột đường, nước hoa quả đóng chai, đồ uống có gas,...
  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi vào thực đơn hàng ngày.
  • Sử dụng thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như các loại hạt, dầu ô liu,...
  • Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
  • Có thể chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ.

Chế độ sinh hoạt

    Bạn nên lập kế hoạch tập thể dục, chơi thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày và duy trì ít nhất 5 ngày/tuần. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, và ngủ đủ giấc.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về tình trạng thừa cân, béo phì, cũng như cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả nhất. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Nguy hiểm sức khỏe vì trào lưu “bữa ăn khổng lồ” Mukbang

Đằng sau những video mukbang “bữa ăn khổng lồ” chứa đầy món ngon hấp dẫn, người quay phải đối mặt với nguy cơ tăng cân khó kiểm soát và những hệ lụy về sức khỏe khác

Béo phì ảnh hưởng đến chứng ngưng thở khi ngủ như thế nào?

Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ và khiến bệnh nặng hơn. Chứng ngưng thở khi ngủ cũng khiến người bệnh bị tăng cân.

Ngày béo phì thế giới bàn về béo phì - "Thủ phạm" gây 200 bệnh khác nhau

Nhân Ngày Béo phì thế giới (4.3 hằng năm), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa gióng lên hồi chuông báo động: Hơn 1 tỉ người trên toàn cầu hiện đang mắc bệnh béo phì

Những mối nguy hiểm tiềm tàng từ thức ăn nhanh mà bạn không thể ngờ tới!

Các chuyên gia khuyến cáo, thức ăn nhanh tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về điều này nhé!

Tác hại của thừa cân, béo phì đối với sức khỏe con người

Chắc chắn bạn đã biết rằng, béo phì là điều hoàn toàn không tốt đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, cụ thể người bị thừa cân, quá béo sẽ gặp những vấn đề gì?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà