Tỷ lệ người Việt béo phì tăng nhanh nhất Đông Nam Á

Cập nhập: Thứ hai, 31/07/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Tính trên tổng dân số, tỷ lệ người béo phì ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp hơn so với các nước như Malaysia, Thái Lan nhưng tốc độ tăng đã cao nhất khu vực. Cụ thể, tỷ lệ gia tăng béo phì hàng năm ở nước ta là 38%, so với mức 10-20% của các nước Đông Nam Á.

 

Béo phì có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm

Béo phì có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm

 

   Tại hội nghị khoa học thường niên diễn ra ngày 29/7, bác sĩ Đặng Trúc Lan Trinh, Phó khoa Nội tiết - Thận, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết: “Tình trạng béo phì ở trẻ em độ tuổi đi học đang ở mức đáng báo động, tăng từ 8,5% lên 19% chỉ trong vòng 10 năm (2010-2020), đặc biệt khu vực thành thị cao gấp đôi nông thôn”.

   Đáng chú ý, Việt Nam là nước có số người béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI trên 25) tăng nhanh nhất, ở mức 38%, theo sau là Indonesia (33%).

   Tuy nhiên, tính trên tổng dân số, tỉ lệ người béo phì ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp (3,6%), nếu so sánh với các nước láng giềng như Malaysia (13,3%), hoặc Indonesia (5,7%).

   Theo bác sĩ Trinh, béo phì là sự tích lũy mỡ bất thường và quá mức ở một số bộ phận hay toàn bộ cơ thể. Bệnh làm tăng gánh nặng nền kinh tế, ảnh hưởng sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Đây là nguyên nhân khiến nguy cơ tử vong sớm tăng cao với khoảng 2,8 triệu người chết hàng năm, đặc biệt là tình trạng béo phì ở trẻ em.

   Bác sĩ Trinh nhận định chế độ ăn truyền thống của người Việt Nam vốn rất lành mạnh với nhiều rau củ, ít thịt cá. Tuy nhiên, chế độ ăn này đang ngày càng thay đổi theo hướng tăng nguy cơ thừa cân, béo phì với làn sóng thức ăn nhanh, ăn hàng quán nhiều hơn tự nấu, cách chế biến chiên, xào, nướng, áp chảo nhiều hơn kho, hấp, luộc. Người dân chọn thực phẩm đông lạnh, đóng hộp hơn thực phẩm tươi sống, uống nhiều rượu, bia, nước giải khát có đường...

   Các nghiên cứu ghi nhận 70% người Việt Nam trưởng thành không đạt mức vận động thể lực được khuyến cáo, với số bước chân trung bình một ngày là 3.600 (khuyến cáo là 10.000 bước mỗi ngày). Lối sống ít vận động cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thừa cân, béo phì.

 

Các phương pháp giảm cân khoa học

   Chia sẻ tại hội nghị, bác sĩ Trinh khuyên mọi người nên áp dụng các biện pháp giảm cân khoa học nhưng an toàn. Bạn có thể tham khảo dưới đây:

Luyện tập thường xuyên

   Luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn đốt cháy được lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể. Bạn nên lựa chọn một trong các bài tập như: Aerobic, tập tạ, tập gym hay vận động bất cứ khi nào có thể như đi thang bộ, làm việc nhà, …

   Luyện tập là phương pháp giảm cân, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Vì vậy, bạn nên có kế hoạch luyện tập hợp lý, tránh trường hợp quá sức dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chấn thương, …

 

Lựa chọn chế độ dinh dưỡng khoa học là phương pháp giảm cân hiệu quả

Lựa chọn chế độ dinh dưỡng khoa học là phương pháp giảm cân hiệu quả

 

Chế độ dinh dưỡng khoa học

   Bệnh cạnh việc luyện tập thường xuyên thì chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả. Dựa vào các biện pháp dưới đây, bạn có thể thiết lập cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Không nhịn ăn hoặc bỏ bữa: Bởi vì, khi bỏ bữa cơ thể bạn sẽ mất kiểm soát ăn uống cho những bữa sau đó. Việc này không giúp giảm bớt calo mà còn khiến sức khỏe của bạn gặp phải vấn đề. Do đó, để cơ thể đốt cháy calo dễ dàng nhưng vẫn không bị đói, bạn nên chia nhỏ bữa ăn ra, khoảng 6 bữa/ngày.
  • Ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể bị tích nước, phù nề. Bạn nên tập thói quen ăn nhạt.
  • Ăn nhiều trái cây và các loại rau xanh: Hàm lượng đường có trong trái cây sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ngọt. Đồng thời, trái cây và rau xanh đều là các loại thực phẩm ít calo, giàu chất xơ và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Việc ăn những loại thực phẩm này sẽ giúp bạn nhanh cảm thấy no hơn.
  • Hạn chế ăn thịt chứa mỡ, nên ăn các loại thịt nhiều nạc như: thịt gà, thịt bò… Thịt nạc chứa nhiều protein giúp bạn phát triển cơ bắp. Đồng thời khi ăn, chúng sẽ tạo cho bạn cảm giác no lâu, giảm bớt calo thu nhận từ thức ăn mỗi ngày.
  • Ăn nhiều ngũ cốc và giảm lượng tinh bột trong khẩu phần: Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột thường làm tăng lượng đường trong máu, tăng cảm giác thèm ăn và dẫn đến nguy cơ mắc béo phì. Vì vậy, bạn nên ăn các loại ngũ cốc như: bánh mì đen, yến mạch… để có nhiều năng lượng và no lâu hơn.
  • Uống nhiều nước: Trước khi ăn bạn nên uống một ly nước để quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, đồng thời giúp bạn đốt cháy nhiều calo.
  • Nắm rõ hàm lượng calo của mỗi loại đồ ăn, từ đó lên kế hoạch ăn uống hợp lý, tuân thủ kế hoạch đó và hạn chế đồ ăn vặt.

Ngủ đủ giấc

   Nguy cơ mắc bệnh béo phì của bạn sẽ ngày càng tăng nếu bạn luôn ở trong tình trạng thiếu ngủ. Bởi vì, thiếu ngủ khiến hàm lượng hormone Leptin không được sản sinh ra đủ, từ đó làm tăng cảm giác đói bụng và thèm ăn. Vì vậy, ngủ đủ giấc là phương pháp giảm cân khoa học tại nhà hiệu quả. Ngoài ra, ngủ đủ giấc còn giúp cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục nhanh hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi.

   Trước khi ngủ, bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính… Bởi các thiết bị điện tử sẽ phát ra ánh sáng xanh làm ức chế hormone Melatonin dẫn đến tình trạng khó ngủ.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: béo phì

Bài viết cùng chủ đề

Tác hại của thừa cân, béo phì đối với sức khỏe con người

Chắc chắn bạn đã biết rằng, béo phì là điều hoàn toàn không tốt đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, cụ thể người bị thừa cân, quá béo sẽ gặp những vấn đề gì?

Ngày béo phì thế giới bàn về béo phì - "Thủ phạm" gây 200 bệnh khác nhau

Nhân Ngày Béo phì thế giới (4.3 hằng năm), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa gióng lên hồi chuông báo động: Hơn 1 tỉ người trên toàn cầu hiện đang mắc bệnh béo phì

Báo động: Gần 5 triệu trẻ em Việt Nam đang bị thừa cân, béo phì!

Nhận biết trẻ em bị thừa cân, béo phì bằng cách nào? Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì là gì? Phòng ngừa thừa cân, béo phì bằng cách nào?

Béo phì ảnh hưởng đến chứng ngưng thở khi ngủ như thế nào?

Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ và khiến bệnh nặng hơn. Chứng ngưng thở khi ngủ cũng khiến người bệnh bị tăng cân.

Những mối nguy hiểm tiềm tàng từ thức ăn nhanh mà bạn không thể ngờ tới!

Các chuyên gia khuyến cáo, thức ăn nhanh tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về điều này nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà