Thích ăn phở bò tái, cô gái phát hiện sán dây dài 6 mét trong người

Cập nhập: Thứ bảy, 29/07/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Mới đây, bệnh nhân N.T.H. (25 tuổi, Hà Nội) hốt hoảng khi phát hiện ở đồ lót của mình có các sinh vật lạ giống những đoạn dây trắng hình xơ mít và vẫn chuyển động, ngọ nguậy nên quyết định đến bệnh viện thăm khám. Sau khi được bác sĩ kê uống thuốc, cô gái sợ hãi khi thấy con sán dây dài 6 mét xổ ra khỏi cơ thể.

 

Sán dây bò dài 6m lấy ra từ cơ thể nữ bệnh nhân

Sán dây bò dài 6m lấy ra từ cơ thể nữ bệnh nhân

 

Nhiễm sán dây do thói quen ăn thịt bò tái

   Tại bệnh viện, kết quả xét nghiệm phân của bệnh nhân N.T.H. đã tìm thấy nhiều đốt sán và cả trứng sán dây. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân H. bị nhiễm sán dây bò và chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc điều trị sán dây trưởng thành. Sau khi uống thuốc bác sĩ kê, cô gái thấy con sán dài 6m xổ ra khỏi cơ thể.

   Theo bệnh nhân, cô thường xuyên có thói quen ăn phở bò tái và lẩu bò.

   Một trường hợp khác là bệnh nhân nam T.M.T. (40 tuổi, Hải Phòng) đến khám do xuất hiện các triệu chứng đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn, kèm theo cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn. Nam bệnh nhân cho biết, anh có thói quen hay ăn thịt tái vì thấy "thịt ngọt, ngon và bổ dưỡng hơn". Không riêng thịt bò mà thịt lợn anh cũng thích ăn khi thịt còn giữ lại màu hồng bên trong.

   Bác sĩ đã chỉ định cho bệnh nhân các xét nghiệm và hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm. Kết quả, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm sán dây trưởng thành.

   Theo PGS.TS.BS Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh Trùng, Viện Sốt rét ký sinh trùng - côn trùng Trung ương, có 2 loại sán dây thường gặp: Sán dây lợn và sán dây bò. Bệnh nhân bị nhiễm sán dây bò thi thoảng sẽ thấy đốt sán bò ra ngoài qua đường hậu môn hoặc theo phân ra ngoài.

   “Những biểu hiện mà nữ bệnh nhân H. kể trên gặp phải là biểu hiện điển hình của nhiễm sán dây bò. Thông thường, đốt sán dây bò khi ra ngoài môi trường thì vẫn có thể còn chuyển động, nhưng đốt sán dây lợn thường chỉ dính theo phân ra ngoài và không chuyển động như sán dây bò”, PGS.TS.BS Đỗ Trung Dũng cho hay.

 

Nhiễm sán dây nguy hiểm với sức khỏe

   Theo PGS.TS.BS Đỗ Trung Dũng, khi vào cơ thể, sán dây bám vào niêm mạc ruột, thường ở phần trên hỗng tràng. Tại đây, sán hút các chất bổ dưỡng từ ruột và phát triển, chúng tồn tại lâu dài vì thân sán có khả năng đề kháng với các men tiêu protein có trong ruột non.

   "Sán dây có thể sống nhiều năm trong cơ thể người và có thể tồn tại lên tới 25 năm. Chiều dài của sán dây bò trưởng thành lên tới 4-12m. Mỗi đốt sán già khi rụng ra ngoài có khoảng 50.000 trứng sán bên trong", PGS. Dũng thông tin.

   Sán dây bò chiếm thức ăn làm suy yếu cơ thể, đồng thời gây tổn thương tại ruột, viêm ruột

   Người bệnh nhiễm sán sẽ có các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, đau bụng âm ỉ, kéo dài, đường ruột thường xuyên có cảm giác khó chịu, bứt rứt.

 

Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn các loại thịt tái, sống

Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn các loại thịt tái, sống

 

Lời khuyên của bác sĩ: Nên ăn chín, uống sôi

   PGS.TS.BS Đỗ Trung Dũng cho biết: Sán dây thường phân bố rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả nước ta nên việc phòng chống bệnh cần được quan tâm. Nguy cơ nhiễm bệnh sẽ xảy ra đối với những người và những vùng còn tập quán, sở thích ăn thịt lợn và thịt trâu bò tái, sống, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

   Vì vậy, mọi người cần lưu ý đến vấn đề này để chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình. Các bếp ăn tập thể ở trường học, công ty, xí nghiệp... cũng cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra thực phẩm sử dụng hàng ngày để loại bỏ những nguy cơ có thể ảnh hưởng.

   Thực hiện nghiêm túc các bước sau đây có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng sán dây hoặc ấu trùng sán dây.

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Điều này rất quan trọng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, trước và sau khi xử lý thực phẩm.
  • Rửa sạch trái cây và rau quả dưới vòi nước chảy trước khi ăn, gọt vỏ hoặc chế biến chúng.
  • Rửa sạch thớt, dao và các dụng cụ nhà bếp khác bằng nước xà phòng sau khi tiếp xúc với thịt sống hoặc trái cây và rau chưa rửa.
  • Không ăn thịt, cá sống hoặc nấu chưa chín. Nấu chín toàn bộ thịt và cá ở nhiệt độ thấp nhất là 70 độ C.
  • Đối với các gia đình nuôi thú cưng, nên khám kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị ngay cho chó bị sán dây.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: sán dây
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà