Chơi lan đột biến lỗ 20 tỷ: Người đàn ông phát bệnh tâm thần

Cập nhập: Thứ tư, 27/12/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Vì ôm mộng làm giàu, nhiều người đã đầu tư tiền tỷ để kinh doanh lan đột biến theo phong trào. Rồi khi nhận về sự thất bại, họ bị tổn thương tâm lý, dần mắc phải các bệnh về tâm thần. Nếu không được chữa trị kịp thời, nguy cơ cao họ sẽ tìm đến hành vi tự tử để giải thoát.

 

 Chơi lan đột biến lỗ 20 tỷ: Người đàn ông phát bệnh tâm thần

Chơi lan đột biến lỗ 20 tỷ: Người đàn ông phát bệnh tâm thần

 

Chơi lan đột biến lỗ 20 tỷ: Người đàn ông phát bệnh tâm thần

   Lan đột biến là một thú chơi và đầu tư kinh doanh phong trào rộ lên những năm gần đây. Theo một nhà vườn trồng lan chia sẻ, họ mua về hàng trăm gốc lan rừng khác nhau và bắt đầu trồng tại vườn. Đến khi ra hoa, họ phát hiện có một số giống loại nở hoa đẹp, khác biệt so với các loại khác. Theo đó, tên gọi lan đột biến xuất hiện.

   Những loại lan này rất được nhiều người yêu thích, sưu tầm. Bởi vậy, giới thương mại nắm bắt cơ hội đẩy giá lên, trở thành một mô hình kinh doanh lan đột biến. Mỗi một cây lan loại này, giá cả thường rất cao, từ chục triệu đồng trở lên.

   Nhiều người ham làm giàu, cũng tích góp hết vốn liếng, thậm chí vay nợ thêm để đầu tư lan đột biến. Song không ít người trong số đó thất bại, táng gia bại sản. Sự thật này khiến họ sốc tâm lý, dần mắc bệnh trầm cảm.

   Chẳng hạn như trường hợp của anh Tuấn, 30 tuổi. Anh chơi lan đột biến bị thua lỗ 20 tỷ đồng, muốn tìm đến cái chết, được người nhà đưa vào viện tâm thần.

   Theo chia sẻ của người nhà anh Tuấn, trước đây, anh vốn sống vui vẻ, sức khỏe bình thường. Thế nhưng từ đợt lỗ 20 tỷ đầu tư vào lan đột biến 3 tháng trước, anh thường xuyên buồn chán, lo lắng mệt mỏi. Cả ngày, anh ở trong phòng một mình, không muốn tiếp xúc với ai. Nhiều lần, anh còn suy nghĩ tìm đến cái chết để giải thoát.

   Có lần anh Tuấn uống thuốc diệt cỏ, được người nhà phát hiện đưa vào Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cấp cứu. Sau khi ổn định, anh được chuyển đến Viện Sức khỏe tâm thần điều trị tiếp. Bác sĩ chẩn đoán anh bị rối loạn sự thích ứng kèm phản ứng trầm cảm kéo dài.

 

Rối loạn thích ứng là gì?

Rối loạn thích ứng là gì?

 

Rối loạn thích ứng là gì?

   Rối loạn thích ứng là một nhóm các tình trạng xảy ra khi một người gặp khó khăn trong việc ứng phó với sự kiện căng thẳng. Chúng có thể xuất hiện trong hoặc ngay sau khi họ trải qua một sự kiện căng thẳng.

   Các triệu chứng của rối loạn thích ứng bao gồm:

  • Hành động nổi loạn hoặc bốc đồng.
  • Tâm lý luôn lo lắng.
  • Cảm giác buồn bã, tuyệt vọng hoặc bế tắc.
  • Thường xuyên khóc.
  • Xu hướng tự cô lập bản thân với mọi người xung quanh.
  • Thiếu tập trung, mất tự tin vào bản thân.
  • Ý nghĩ tự tử.
  • Các triệu chứng về thể chất: Mất ngủ, co giật cơ hoặc run rẩy, người mệt mỏi, đau nhức cơ thể, khó tiêu.

   Rối loạn thích ứng có nhiều loại khác nhau, thường gặp nhất là:

  • Rối loạn thích ứng kèm trầm cảm: Người bệnh thường buồn bã, tuyệt vọng, không còn hứng thú với mọi thứ, kể cả hoạt động sở thích trước đây.
  • Rối loạn thích ứng kèm lo âu: Người bệnh luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, choáng ngợp, khả năng tập trung, ghi nhớ đều giảm.
  • Rối loạn thích ứng kèm trầm cảm và lo âu: Người bệnh trải qua các triệu chứng của bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu.
  • Rối loạn thích ứng kèm rối loạn hành vi: Người bệnh xuất hiện hành vi tiêu cực như lái xe ẩu, gây gổ, ăn cắp, trốn học, phá hoại tài sản…
  • Rối loạn thích ứng kèm rối loạn hành vi và cảm xúc: Người bệnh có các triệu chứng của trầm cảm, lo âu và vấn đề về hành vi.

   Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần người bệnh đều suy kiệt. Nó còn gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, giảm chất lượng cuộc sống.

 

Rối loạn thích ứng do nguyên nhân nào gây ra?

Rối loạn thích ứng do nguyên nhân nào gây ra?

 

Rối loạn thích ứng do nguyên nhân nào gây ra?

   Rối loạn thích ứng thường do sự kiện căng thẳng, stress quá mức gây ra. Như trường hợp của anh Tuấn nêu trên, yếu tố gây bệnh là do thất bại trong làm ăn, dẫn đến nợ nần tiền bạc.

   Ngoài ra, những người trải qua sự kiện căng thẳng thời thơ ấu, hoàn cảnh sống khó khăn, bị lạm dụng hoặc tấn công thể chất/tình dục, gia đình tan vỡ khi còn nhỏ hay được bao bọc quá mức… đều dẫn đến tình trạng này. 

   Rối loạn thích ứng thường gây nhiều hệ lụy khác nhau, chẳng hạn như: Mất ngủ, xung đột hôn nhân hoặc gia đình, suy giảm khả năng làm việc, nghiện rượu, sử dụng ma túy, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, tự hại, thậm chí suy nghĩ và có hành vi tự sát.

   Đặc biệt, số ca mắc bệnh tâm lý ngày càng tăng. Theo tiến sĩ Dương Minh Tâm, Viện Sức khỏe tâm thần, ở nước ta, tỷ lệ mắc bệnh tâm lý ước tính 2-8% dân số. Phụ nữ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn thích ứng nhiều gấp đôi nam giới.

   Đồng thời, những người có vấn đề về sức khỏe thể chất thường dễ bị chứng này hơn. Theo một phân tích tổng hợp quy mô lớn gần đây, rối loạn sự thích ứng gặp ở 15,4% người trưởng thành mắc bệnh ung thư điều trị tại các cơ sở y tế.

   Để tránh các hệ lụy do rối loạn thích ứng gây ra, các chuyên gia khuyến cáo khi có biểu hiện lâm sàng, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

   Hiện nay, rối loạn thích ứng được điều trị bằng phương pháp trị liệu tâm lý, hóa dược hoặc cả hai. Tùy tình trạng bệnh nhân, các chuyên gia sẽ chỉ định cách chữa trị phù hợp.

   Như vậy, việc làm ăn thua lỗ không chỉ khuynh gia bại sản mà còn dẫn đến các bệnh tâm lý rất nghiêm trọng. Để tránh điều đó xảy ra, tốt nhất nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ thị trường, cân nhắc nguy cơ được mất và khả năng tài chính của bản thân, không nên đưa ra quyết định vội vàng trong mọi việc.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: bệnh tâm thần
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Bị nhiễm HIV sau khi đi làm móng: Bác sĩ nói gì?

Bị nhiễm HIV sau khi đi làm móng: Bác sĩ nói gì?

Mới đây, trên mạng xã hội rầm rộ chia sẻ câu chuyện “tai bay vạ gió” của một nữ sinh sinh năm 2003. Theo đó, cô gái dù chưa từng quan hệ tình dục nhưng phát hiện nhiễm HIV do... đi làm móng, khiến dư luận xôn xao.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà