Hà Nội: Sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần cùng kỳ, có nhiều ca biến chứng nặng

Cập nhập: Thứ tư, 12/07/2023

 

   Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 170 ca mắc sốt xuất huyết tại 23 quận, huyện. Đáng chú ý, có nhiều ca biến chứng nặng, có gia đình 2-3 người cùng phải nhập viện…

 

Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch Mai

Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch Mai

 

7 ổ dịch mới trong một tuần – Không chủ quan với sốt xuất huyết

   Số liệu thống kê từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần qua, Thủ đô xuất hiện 7 ổ dịch mới tại: Hoàng Mai (2), Nam Từ Liêm (2), Phú Xuyên (1), Quốc Oai (1), Thạch Thất (1).

   CDC Hà Nội dự báo, kết quả kiểm tra giám sát tại các ổ dịch cho thấy chỉ số côn trùng cao vượt mức nguy cơ. Dự báo thời gian tới số ca mắc có thể tiếp tục gia tăng và xuất hiện thêm các ổ dịch.

   Hiện mới đầu tháng 7 nhưng dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội đã có nhiều bất thường. Theo PGS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tại đây đang điều trị cho 8 bệnh nhân bị sốt xuất huyết biến chứng nặng như giảm tiểu cầu, cô đặc máu và xuất huyết.

   Bệnh nhân N.L và N.H. (trú tại Ba Đình, Hà Nội) là hai chị em ruột bị sốt xuất huyết biến chứng khá nặng. Theo người nhà, cả ba mẹ con bị sốt xuất huyết, người mẹ nhẹ hơn nên theo dõi tại nhà. Con gái lớn tên L. có triệu chứng mệt mỏi, sốt và 4 ngày sau ra máu âm đạo, chảy máu chân răng nên vào viện cấp cứu. Tại đây, bác sĩ làm xét nghiệm tiểu cầu của L. giảm sâu chỉ còn 40 g/L.

   H., em trai của L, cũng bị nặng, xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm có thời điểm còn 6g/L, cô đặc máu. Dù đã được điều trị vài ngày nhưng bệnh nhân vẫn đi tiểu ra máu.

   Theo TS Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương lý giải, một trong những yếu tố tác động lớn nhất đến dịch sốt xuất huyết chính là thời tiết.

   Dưới ảnh hưởng của elnino và hiệu ứng nhà kính, thời tiết không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới đang diễn biến rất thất thường.

   Miền Bắc năm nay nắng nóng, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Kiểu thời tiết này khiến chu kỳ của muỗi rút ngắn, tức là thời gian phát triển từ trứng đến lúc trưởng thành sẽ rút ngắn lại, khoảng 7-9 ngày. Khi vòng đời ngắn lại thì khả năng sinh sản sẽ nhiều hơn, tăng mật độ tiếp xúc với con người.

   Mùa đông hiện tại ở miền Bắc cũng không lạnh như trước đây. Do đó, dự báo trong thời gian tới sẽ có nguy cơ rất cao bùng phát các đợt dịch.

 

Chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh

   TS. Nguyễn Văn Dũng cho rằng: Việc phòng chống dịch sốt xuất huyết rất phức tạp vì không chỉ dựa vào đội ngũ y tế, chính quyền địa phương mà còn phải dựa vào ý thức của người dân. Đặc biệt, sau dịch Covid-19, nguồn lực y tế dự phòng thay đổi, ngành y tế đối mặt với nhiều thách thức; người dân cũng cần chủ động hơn ngăn dịch lây lan để giảm gánh nặng cho hệ thống y tế.

   Theo đó, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể tạo thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất vẫn là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt.

   Để phòng chống sốt xuất huyết, quan trọng nhất là người dân phải dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống, không để nước đọng trong các xô chậu, chum vại…

   “Đặc biệt, người dân cần hiểu rằng muỗi vằn chủ yếu đẻ trứng trong các thiết bị đồ dùng chứa nước trong nhà, chỉ cần không có nước đọng thì không có muỗi truyền bệnh. Việc này chỉ có người dân mới làm được, không có đội ngũ y tế nào làm thay được”, TS. Nguyễn Văn Dũng khẳng định.

   TS. Dũng cũng lưu ý người dân, hiện trên thị trường có nhiều hóa chất diệt muỗi, tuy nhiên người dân không nên tự mua về phun. Nếu có nhu cầu diệt muỗi, người dân nên liên hệ với các đơn vị y tế dự phòng ở địa phương, không sử dụng các loại hóa chất không rõ ràng, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra tình trạng muỗi kháng hóa chất.

   Theo đó, việc phòng bệnh sốt xuất huyết vẫn chủ yếu là phòng tránh muỗi đốt, vệ sinh môi trường không cho muỗi đẻ trứng, kết hợp các biện pháp diệt loăng quăng bọ gậy. Tại những nơi phát hiện ca bệnh sốt xuất huyết, chúng ta cần tiến hành phun hoá chất diệt muỗi trưởng thành, tránh dịch bệnh lan rộng.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Hà Nội: 233 ổ dịch, gần 3000 người nhập viện vì sốt xuất huyết

Trong tuần vừa rồi, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, tại 30 quận, huyện, thị xã đã ghi nhận 2.590 trường hợp mắc sốt xuất huyết.

Nhập viện muộn khiến nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nguy kịch

BS Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng, đặc biệt nhiều trẻ mắc bệnh nhập viện trễ gây biến chứng nặng.

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều trẻ nhập viện vì mắc sốt xuất huyết thể nặng

  Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết trong khoảng vài tuần gần đây, khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện đã nhận liên tiếp nhiều bệnh nhi nhập viện vì sốc sốt xuất huyết Dengue nặng.

Nóng: Sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng gấp 3 lần!

Thông thường, sốt xuất huyết chỉ xảy ra nhiều vào tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Tuy nhiên gần đây, thời tiết nồm ẩm rất thuận lợi cho muỗi phát triển, khiến số người mắc bệnh tăng cao, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Biến chủng mới của Omicron – Có thể là phiên bản lây lan nhanh nhất của Covid-19

Tổ chức Y tế thế giới dự báo, biến chủng mới XBB.1.5 của Omicron gây Covid-19 có khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh hơn so với biến thế khác
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844