TP. Hồ Chí Minh: Nhiều trẻ nhập viện vì mắc sốt xuất huyết thể nặng

Cập nhập: Thứ sáu, 21/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   PGS.TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết trong khoảng vài tuần gần đây, khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện đã nhận liên tiếp nhiều bệnh nhi nhập viện vì sốc sốt xuất huyết Dengue nặng.

 

Bệnh nhi.B.N bị sốc sốt xuất huyết Dengue nặng

Bệnh nhi.B.N bị sốc sốt xuất huyết Dengue nặng đã được cứu sống

 

Trẻ nhập viện liên tiếp do sốc sốt xuất huyết nặng

   Được biết, một trường hợp trong đó là bé gái Nguyễn Trần B.N. (5 tháng tuổi, Cần Giuộc, Long An) nhập viện trong tình trạng tím tái, ngưng thở và trụy tim mạch nặng với mạch, huyết áp không đo được, gan to kèm chấm xuất huyết rải rác toàn thân.

   Bệnh sử cho thấy ngày đầu trẻ sốt cao liên tục, không đáp ứng với thuốc hạ sốt nên nhập bệnh viện Cần Giuộc. Ngày thứ 2 và 3 bé vẫn tiếp tục sốt cao, bú kém, không ho, không tiêu chảy.

   Sang ngày thứ tư, bé đột ngột lên cơn co giật toàn thân kèm xuất hiện các chấm xuất huyết ở tay chân nên được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1. Trên đường chuyển viện bé tiếp tục lên cơn co giật.

   Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh nhi được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng Dengue, thể não ngày thứ 4. Ngay lập tức, trẻ được đặt nội khí quản giúp thở và được điều trị chống sốc theo phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng của Bộ Y tế.

   Các bác sĩ đã tích cực hồi sức sốc bằng dịch truyền, hỗ trợ thở máy, kiểm soát cơn co giật, chống phù não, truyền máu và các chế phẩm của máu để ổn định tình trạng xuất huyết nặng.

   Sau gần 5 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhi ổn định tình trạng huyết động học, cải thiện tình trạng tri giác, hết xuất huyết. Sau đó, bé được cai máy thở, tỉnh táo, chức năng các cơ quan được phục hồi. Hiện tại, bệnh nhi đang được thở oxy và chuyển lên khoa Sốt xuất huyết tiếp tục theo dõi, dự kiến sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

   Một trường hợp khác là bệnh nhi 6 tháng tuổi, trú tại Cái Răng, Cần Thơ. Bệnh nhi khởi bệnh 3 ngày, sốt cao liên tục.

   Tại Khoa Cấp cứu, bệnh nhi được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, được truyền dịch chống sốc theo phác đồ, sau đó chuyển Khoa Hồi sức tích cực.

   Tại đây, bệnh nhi còn sốt cao liên tục, suy hô hấp nặng, tràn dịch màng phổi, được đặt nội khí quản thở máy và tiếp tục bù dịch chống sốc theo phác đồ, sử dụng kháng sinh cao cấp, đặt CVC đo áp lực tĩnh mạch trung tâm và sonde tiểu đo áp lực bàng quang.

   Sau 9 ngày điều trị, tình trạng lâm sàng bệnh nhi cải thiện, được cai máy thở và đang tiếp tục điều trị tại Khoa Hồi sức.

 

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính

 

Sốc sốt xuất huyết, coi chừng nguy hiểm tính mạng

     PGS.TS Phạm Văn Quang khuyến cáo: Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính, trong trường hợp trẻ bị sốc sốt xuất huyết sẽ bị suy hô hấp, suy đa tạng... rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

   Triệu chứng nhận biết bệnh sốt xuất huyết Dengue là trẻ sốt cao liên tục từ 2 - 7 ngày kèm dấu hiệu xuất huyết như: Chấm xuất huyết ở da (thường ở cánh tay, cẳng chân). Thời điểm hiện tại, khi trẻ sốt từ 2 - 3 ngày trở lên cần được nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết Dengue; nếu kèm theo những biểu hiện nặng: Chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu phân đen, mệt, đừ người, tay chân lạnh... thì nên đến khám tại các bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi trẻ hết sốt vào ngày thứ 4, thứ 6 thì càng phải theo dõi sát hơn vì đây là giai đoạn bệnh dễ trở nặng.

   Thông thường, trẻ sốt xuất huyết nhẹ có thể điều trị tại nhà và theo dõi chặt chẽ, hoặc nhập viện nếu xét thấy cần thiết. Những trường hợp sốc sốt xuất huyết nhất thiết phải nhập viện ngay. Khi điều trị tại nhà cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cho trẻ uống nhiều nước, theo ý thích nhưng thức ăn phải lỏng dễ tiêu, bù đắp lượng nước mất do sốt, có thể cho ăn ít một nhiều bữa nếu trẻ buồn nôn.
  • Khi nhiệt độ cơ thể trẻ từ 37,5 - 38,5 độ, lau mát cơ thể trẻ bằng khăn ấm sao cho nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 3-5 độ. Nếu trẻ sốt hơn 38,5 độ, cho uống thuốc hạ sốt paracetamol hàm lượng 10-15 mg/kg; mỗi 4-6h có thể nhắc lại nếu trẻ còn sốt cao. Khi trẻ tụt nhiệt độ cần ủ ấm, uống sữa nóng. Không dùng Aspirin để hạ sốt vì có thể gây rối loạn đông máu.
  • Không nên giác hơi, cạo gió, không mặc quá kín hay mặc nhiều quần áo khi trẻ đang sốt, không tự ý dùng kháng sinh, truyền dịch tại phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện.
  • Các dấu hiệu cảnh báo phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay (thường từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh): Hạ sốt đột ngột, lừ đừ, li bì, đau bụng, bứt rứt tay chân lạnh, nôn máu, đi ngoài phân đen, lượng máu kinh nhiều, chảy máu cam hoặc chân răng…

    Để phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ cũng như mọi người, chúng ta cần:

  • Loại bỏ nơi muỗi đẻ trứng và diệt lăng quăng ở trong và xung quanh nhà.
  • Thường xuyên dọn dẹp các vật dụng chứa nước trong và ngoài nhà không cho muỗi có cơ hội đẻ trứng.
  • Trong nhà phải dọn dẹp ngăn nắp, thoáng sạch, không để cho muỗi đậu, phát quang bụi rậm, loại bỏ nước bẩn.
  • Phải có nắp đậy kín các vật dụng chứa nước trong và ngoài nhà. Lật úp không để đọng nước với các vật dụng chứa nước ngoài nhà.
  • Mắc màn cho trẻ khi ngủ.
  • Cho trẻ mặc quần áo tay dài, chơi ở nơi thoáng mát và đủ ánh sáng để phòng ngừa muỗi đốt.
  • Đuổi và diệt muỗi bằng nhang trừ muỗi, thuốc diệt muỗi, vợt bắt muỗi.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

WHO cảnh báo: Sốt xuất huyết trở thành mối đe dọa lớn

Trái đất ấm lên đã tạo điều kiện cho muỗi phát triển rầm rộ. WHO cảnh báo các bệnh do muỗi truyền, trong đó có sốt xuất huyết sẽ trở thành mối đe dọa lớn.

Nhồi máu não: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Nhồi máu não là một bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân thường gặp nhất là do xơ vữa động mạch,...

Ca sốt xuất huyết ở Hà Nội tiếp tục tăng, gần 500 ca mỗi tuần

Số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tăng nhanh 4 tuần gần đây và tiếp tục diễn biến phức tạp khi bước vào mùa mưa.

Nguy cơ dịch chồng dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP. HCM

TP Hồ Chí Minh đang bước vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm khiến trẻ em dễ đổ bệnh, các ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng.

Cả gia đình ngộ độc sau khi ăn nấm xào: Nạn nhân thứ 2 tử vong

Chiều ngày 12/6, theo thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), người vợ trong vụ cả nhà nhập viện sau khi ăn nấm xào mướp đã tử vong tại nhà.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Xét xử ông Nguyễn Quang Tuấn và câu chuyện xót xa “đôi tay vàng”

Xét xử ông Nguyễn Quang Tuấn và câu chuyện xót xa “đôi tay vàng”

Trong phiên xét xử vụ án vi phạm đấu thầu vật tư y tế xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội, gây thiệt hại hơn 53 tỷ đồng, cựu giám đốc bệnh viện Nguyễn Quang Tuấn giải thích là do “trong tình thế cấp bách bệnh viện có nguy cơ đóng cửa vì thiếu vật tư”.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà