Báo động tình trạng trẻ hóa ung thư cổ tử cung

Cập nhập: Thứ ba, 25/07/2023

 

   Nhiều bệnh viện điều trị ung thư lớn tại Hà Nội và TP HCM ghi nhận độ tuổi bị ung thư cổ tử cung ngày càng trẻ. Theo Bộ Y tế, có tới 90% phụ nữ Việt mắc các bệnh lý liên quan tới phụ khoa, 60% trong số đó mang tâm lý ngại ngùng, không đi khám định kỳ, khiến tỷ lệ ung thư cổ tử cung đang có xu hướng trẻ hóa.

 

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

 

Chưa từng quan hệ tình dục cũng ung thư cổ tử cung

   Năm 2020, Globocan thống kê tỷ lệ mắc mới ung thư cổ tử cung tại Việt Nam là 6,6/100.000 người, chiếm 2,3% tỷ lệ bệnh lý ung thư chung.

   Vừa qua, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ 14 tuổi, bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Đó là bệnh nhi N.T.B (ngụ tỉnh Kiên Giang), được chuyển đến từ bệnh viện Từ Dũ trong tình trạng đang có kinh nguyệt lần đầu tiên và kéo dài 2 tuần, da xanh xao, đau bụng nhiều.

   Khi nhập viện, khối bướu lớn trong cổ tử cung của bệnh nhi đã ăn lên thân tử cung, xâm lấn lan ra ngoài những cơ quan vùng chậu, xâm lấn trực tràng, hậu môn, niệu quản, thận ứ nước, nhiều khối hạch dọc theo diễn tiến đường đi của ung thư. Do vậy, các bác sĩ không thể phẫu thuật vì những khối u đang lan ra nhiều cơ quan.

   Sau từ 4 - 6 đợt hóa trị, xạ trị kết hợp, các bác sĩ sẽ đánh giá lại có khả năng phẫu thuật hay không. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là việc đẩy một liều tia xạ và hóa chất vào cơ thể đang độ tuổi dậy thì vô cùng khó khăn.

   Bác sĩ Chu Hoàng Hạnh, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện K Trung ương từng điều trị cho một nữ sinh viên 19 tuổi. Khi phát hiện bị ung thư cổ tử cung, bệnh nhân sốc vô cùng vì cô chưa từng quan hệ tình dục và cũng chưa bao giờ đi khám phụ khoa. Trong một lần kiểm tra vùng kín vì viêm nhiễm, bác sĩ cho cô làm thêm các xét nghiệm thì bất ngờ phát hiện bệnh. "Mặc dù phát hiện bệnh không muộn nhưng do thể bệnh của bệnh nhân là ung thư mô tuyến, bệnh không đáp ứng với tia xạ nên cô gái trẻ này đã tử vong sau hơn 1 năm chiến đấu với bệnh tật" - bác sĩ Hạnh nói.

   Hiện mỗi tuần, Khoa Ngoại I BV Ung Bướu TP HCM tiếp nhận từ 60-70 ca ung thư phụ khoa, trong đó ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung mỗi tuần chiếm khoảng 20 ca. Trong 1 tuần bệnh viện tiếp nhận 3 trường hợp bệnh nhân dưới 20 tuổi, 5 trường hợp bệnh nhân dưới 25 tuổi. Đáng chú ý, hầu hết những trường hợp trên đều phát hiện và điều trị khi quá trễ.

 

Xu hướng trẻ hóa ung thư cổ tử cung do tâm lý chủ quan

   Theo BS Hạnh, thực trạng trẻ hóa ung thư cổ tử cung xuất phát từ tâm lý chủ quan, dẫn đến nguy cơ phát hiện bệnh muộn. Trong khi đó, người trẻ ngày càng tiếp xúc nhiều với các yếu tố gây bệnh như: uống rượu bia, hút thuốc lá sớm, thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, …

   Tâm lý lo sợ và e ngại ở nhiều chị em phụ nữ cũng là một trong những rào cản khiến việc thăm khám phụ khoa định kỳ bị trì hoãn, vô tình bỏ qua cơ hội phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

  Ung thư cổ tử cung có xu hướng trẻ hóa một phần do độ tuổi quan hệ tình dục sớm hơn trước. Nhiều người trẻ chưa trang bị đủ kiến thức để phòng ngừa các bệnh lý lây qua đường tình dục, quan hệ tình dục không an toàn, sinh con sớm, thói quen vệ sinh không đúng cách và chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng. Đa số bệnh nhân chỉ phát hiện mình mắc ung thư khi đi kiểm tra sức khỏe.

 

Chị em phụ nữ nên tầm soát, khám phụ khoa định kỳ

Chị em phụ nữ nên tầm soát, khám phụ khoa định kỳ

 

Tầm soát, khám phụ khoa định kỳ

   Theo BS Hạnh, giống như các bệnh ung thư, ung thư cổ tử cung nếu phát hiện kịp thời và điều trị sớm, hơn 90% người có thể được chữa khỏi. Nhưng vì ít dấu hiệu nên rất nhiều người khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Lúc này, bệnh nhân đã có các dấu hiệu như: ra khí hư âm đạo có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu, ra máu âm đạo bất thường; ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục, đau tức vùng bụng dưới, đi tiểu, đi ngoài ra máu…

   BS Hạnh khuyến cáo phụ nữ đã quan hệ tình dục nên chủ động tầm soát, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Với trường hợp sàng lọc, bệnh nhân sẽ được chỉ định khám phụ khoa; soi cổ tử cung, thực hiện xét nghiệm tế bào (Pap smear) và HPV.

   Chi phí sàng lọc vào khoảng 2 triệu đồng. Nếu không có tổn thương hoặc HPV thì có thể 2-3 năm bệnh nhân mới cần xét nghiệm lại. Hiện nay, tiêm vắc-xin HPV là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh nhưng vắc-xin cũng chỉ ngừa được 4 chủng virus, trong đó có 2 chủng virus cực độc là chủng 16 và 18. Nếu nhiễm 2 chủng này, nguy cơ bị ung thư cổ tử cung sẽ rất lớn. Cũng cần lưu ý, kể cả khi đã tiêm vắc-xin vẫn cần khám, tầm soát ung thư định kỳ sau khi đã có quan hệ tình dục.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Năm 2055, ung thư cổ tử cung ở Việt Nam có thể bị “loại trừ”

Việt Nam có thể loại trừ ung thư cổ tử cung vào năm 2055 nếu nhân rộng tiêm chủng HPV kết hợp với sàng lọc và điều trị. Đây là kết luận từ Nghiên cứu được UNFPA phối hợp thực hiện cùng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

5 biện pháp giúp phát hiện và tầm soát sớm ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn và ít để lại di chứng tới sức khỏe.

Vacxin HPV mới nhất phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về loại vacxin mới nhất giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Mời độc giả theo dõi

Ung thư amidan nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Amidan là một khối mô mềm nằm ở phía sau họng, thường được nhiều người biết đến thông qua bệnh lý viêm amidan. Ngoài căn bệnh phổ thông này, một tình trạng cũng rất đáng được quan tâm chính là ung thư amidan.

Ung thư vòm họng là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì tỷ lệ tử vong là rất cao cho dù được điều trị tích cực.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844