Tăng men gan gần 300 lần vì uống thuốc hạ sốt liên tục – Bé trai 8 tuổi nguy kịch

Cập nhập: Thứ năm, 13/04/2023

 

   Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh, mới đây, đơn vị đã cấp cứu thành công cho một bé trai 8 tuổi trong tình trạng nguy kịch, men gan cao gấp 300 lần bình thường do uống Paracetamol (thuốc hạ sốt) quá liều.

 

Bệnh nhi bị ngộ độc Paracetamol 

Bệnh nhi bị ngộ độc Paracetamol

 

Nhập viện nguy kịch vì tăng men gan gần 300 lần

   Theo lời kể của gia đình, do bé T. bị sốt nên bà đã tự mua thuốc hạ sốt ở hiệu thuốc gần nhà cho cháu uống. Do không được hướng dẫn kỹ nên khi cháu sốt cao, cứ cách 1 giờ bà lại cho cháu sử dụng thuốc gồm cả thuốc dạng viên, dạng gói và đặt hậu môn.

   Sau khoảng 2 ngày, trẻ rơi vào tình trạng nguy kịch vì hôn mê, suy hô hấp… Gia đình đưa em đến bệnh viện tỉnh và sau đó được chuyển lên TP Hồ Chí Minh.

   Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Hồi sức nhiễm và Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh), bé T. nhập viện trong tình trạng lơ mơ, rối loạn đông máu, suy gan với men gan cao 9.500 UI/L. Trong khi đối với người bình thường, chỉ số men gan là 30-40UI/L.

   Bác sĩ Việt cho biết thêm: "Bé T. được hỗ trợ hô hấp kết hợp truyền thuốc đối kháng (NAC), huyết tương tươi đông lạnh để điều chỉnh rối loạn đông máu… và các biện pháp hỗ trợ khác. Hiện men gan của bé đã giảm xuống và ăn uống trở lại. Bé được xuất viện sau một tuần điều trị".

   Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng từng tiếp nhận, điều trị cho một bệnh nhi 14 tuổi (ngụ TP.HCM) bị hôn mê do uống 40 viên paracetamol nghi do tự tử. Dù đã được các bác sĩ cấp cứu kịp thời, qua cơn nguy kịch, nhưng chức năng gan của bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề.

   Theo bác sĩ Việt, paracetamol thường được chỉ định điều trị trong các trường hợp đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp trẻ gặp nguy hiểm tính mạng do sử dụng thuốc paracetamol quá liều.

   Do đó, khi trẻ bị sốt từ 24-48 giờ không hạ, phụ huynh nên đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, không tự ý mua thuốc bên ngoài mà chưa được hướng dẫn cụ thể.

 

Nguy cơ ngộ độc do dùng paracetamol quá liều

   Paracetamol là thuốc không kê đơn, tức là người bệnh có thể dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc mà không cần tới chỉ định của bác sĩ. Chính vì vậy, nhiều người có xu hướng lạm dụng chúng trong một thời gian dài để điều trị các triệu chứng đau (chủ yếu là đau đầu, đau bụng, đau răng), cắt cơn sốt. Trên thị trường hiện nay, paracetamol cũng tồn tại trong rất nhiều biệt dược khác nhau như Tiffy, Panadol, Panadol Extra, Efferalgan, Hapadol… Người bệnh có thể bị ngộ độc paracetamol do uống nhiều loại thuốc chứa cùng hoạt chất mà không hề hay biết. Đó là những nguyên nhân chính dẫn tới ngộ độc paracetamol. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp ngộ độc là do ý định tự tử.

   Hầu hết trẻ khi bị ngộ độc paracetamol có ít hoặc không có triệu chứng cụ thể trong 24 giờ đầu sau khi dùng quá liều. Các triệu chứng này có thể bao gồm cảm giác mệt mỏi, đau bụng hoặc buồn nôn. Nếu không được phát hiện sớm, trẻ sẽ có những triệu chứng nghiêm trọng hơn như lơ mơ (hôn mê), mệt lả, sốt cao (có bé chỉ sốt khoảng 38 độ), khó thở, ho khò khè, tim đập nhanh, phản xạ ánh sáng kém, huyết áp tụt, hình ảnh trên phim chụp X-Quang cho thấy phổi bé thông khí kém, gan to, các xét nghiệm máu phản ánh tình trạng tăng men gan, bilirubin trong máu tăng cao, …

   Lúc này, trẻ cần được nhập viện sớm nếu không sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ có thể hồi phục hoàn toàn khi bị ngộ độc paracetamol trong một vài tuần nếu ba mẹ cho bé thăm khám kịp thời với bác sĩ, tuy nhiên một số trường hợp trẻ không được điều trị đã gặp biến chứng, thậm chí là tử vong do ngộ độc paracetamol.

 

Lưu ý khi sử dụng paracetamol để hạ sốt cho trẻ

Lưu ý khi sử dụng paracetamol để hạ sốt cho trẻ

 

Những lưu ý khi sử dụng paracetamol để hạ sốt cho trẻ

   Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh – Bác sĩ Chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết: Chính vì tính nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng của việc bị ngộ độc thuốc hạ sốt paracetamol ở trẻ, bác sĩ đặc biệt khuyến cáo các bậc phụ huynh cần thận trọng hơn khi cho bé dùng paracetamol để hạ sốt.

  • Nếu trẻ sốt cao, từ 38,5 độ C trở lên có thể dùng paracetamol nhưng không được dùng quá 15mg/kg cân nặng/lần và chỉ dùng tối đa 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng, sau đó cho bé đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ và chẩn đoán chính xác nguyên nhân để có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Tuyệt đối ba mẹ không được tùy tiện dùng kháng sinh cho trẻ khi không biết rõ bé đang bị bệnh gì. Khi con sốt cần phải được đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc theo đơn, đúng liều lượng và đúng hướng dẫn, không được tự ý dùng thuốc.
  • Đối với những mẹ đang cho con bú, khi dùng thuốc cũng phải có sự tư vấn của bác sĩ điều trị, vì một số loại thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ.
  • Việc cất trữ thuốc trong nhà cần phải thật cẩn thận, để xa tầm tay của trẻ, không cất giữ thuốc ở những khu vực trẻ hay lui tới, không để lẫn cùng đồ chơi của trẻ vì trẻ ở độ tuổi tầm 2-3 tuổi rất thích khám phá nên nguy cơ uống nhầm thuốc của người lớn là điều khó tránh. Tốt nhất ba mẹ nên cho thuốc vào hộp rồi cất vào tủ có khóa an toàn, tránh xa tầm tay con trẻ.

   Nhìn chung, paracetamol được coi là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt tương đối lành tính. Dù vậy, sử dụng không đúng cách sẽ dẫn tới tình trạng ngộ độc paracetamol nguy hiểm. Bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1800.1044 (miễn cước) để nhận được thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Phương pháp nút mạch điều trị phì đại tuyến tiền liệt

  Phương pháp nút mạch điều trị phì đại tuyến tiền liệt là phương pháp được nhiều bệnh nhân tìm đến do có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp điều trị cũ, mời bạn theo dõi cụ thể ở bài dưới đây.

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều trẻ nhập viện vì mắc sốt xuất huyết thể nặng

  Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết trong khoảng vài tuần gần đây, khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện đã nhận liên tiếp nhiều bệnh nhi nhập viện vì sốc sốt xuất huyết Dengue nặng.

Ung thư phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Ung thư phổi là một loại ung thư phổ biến, nguyên nhân gây bệnh hàng đầu là do hút thuốc lá, triệu chứng điển hình là ho đờm, khó thở...

Huyết khối là gì? Nguyên nhân khiến huyết khối hình thành và cách phòng ngừa?

Huyết khối còn được gọi là cục máu đông, nguyên nhân gây huyết khối là do các bất thường trong lòng mạch, và rối loạn huyết động,...

Nhập viện muộn khiến nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nguy kịch

BS Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng, đặc biệt nhiều trẻ mắc bệnh nhập viện trễ gây biến chứng nặng.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844