Số ca Covid-19 bất ngờ tăng mạnh, có đáng lo ngại?

Cập nhập: Thứ tư, 12/04/2023

 

   Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc Covid -19 trên cả nước đang gia tăng trong những ngày gần đây. Trong đó, Hà Nội là địa phương "đứng đầu" về số ca mắc Covid -19 mới.

 

Bệnh nhân mắc Covid -19 đang được điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn

Bệnh nhân mắc Covid -19 đang được điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn

 

Ca mắc Covid -19 tăng trở lại, nhiều người phải thở oxy

   Theo thông tin từ Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.527.859 ca nhiễm Covid-19, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi, với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.498 ca nhiễm Covid-19).

   Trong 10 ngày qua, số ca Covid-19 tăng gấp 3 lần so với tuần trước đó. Riêng ngày 10/4, cả nước ghi nhận 113 ca mắc Covid-19 mới. Số bệnh nhân đang thở oxy là 8, trong đó thở oxy qua mặt nạ là 7 ca, thở máy xâm lấn là một bệnh nhân.

   Tại Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) ghi nhận từ 31/3 đến 7/4 có 67 ca Covid -19, tăng 44 trường hợp so với tuần trước. Số bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn cũng tăng.

   Theo khảo sát tại một số bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện viêm phổi, viêm hô hấp có xét nghiệm Covid -19 dương tính tăng nhẹ. Triệu chứng ban đầu vẫn là ho, sốt, mệt mỏi, viêm phổi, mất vị giác, ...

   Tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) tuần qua trung bình mỗi ngày có 10 đến 15 người có kết quả xét nghiệm dương tính Covid-19. Hiện có 10 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại bệnh viện. Tất cả đều trên 60 tuổi, có mắc các bệnh lý khác như cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, ung thư.

   Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ngày 11/4 các bác sĩ của bệnh viện đang điều trị cho 74 bệnh nhân Covid -19, trong đó có 10 ca thở oxy kính.

   Còn tại tỉnh Lào Cai, theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Văn Bàn, ngày 8/4 vừa qua trên địa bàn phát hiện 50 người mắc Covid -19, đều là cán bộ, giáo viên và học sinh trường Trung học Cơ sở Khánh Yên.

   Chia sẻ về nguyên nhân bệnh nhân Covid-19 tăng đột biến, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Phó đơn nguyên Truyền nhiễm, Bệnh viện Thanh Nhàn nhận định, có thể do người dân gần đây đã bỏ qua tiêm phòng vaccine phòng Covid-19, đáp ứng miễn dịch trong cộng đồng giảm đi, lây lan dịch có xu hướng trở lại. Nguyên nhân thứ hai là thời tiết nóng ẩm cũng làm cho dịch tăng lên.

   Do đó, để phòng, chống dịch hiệu quả, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng khuyến cáo, người dân vẫn phải tuân thủ đeo khẩu trang ở nơi công cộng, giữ khoảng cách và tiêm vaccine phòng Covid-19 đầy đủ.

 

Dịch Covid-19 vẫn được kiểm soát trên cả nước

   Bộ Y tế nhận định, dịch Covid-19 cơ bản vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc.

   Phó giáo sư Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho hay Covid-19 sẽ không biến mất như bệnh SARS vào năm 2003. Việt Nam đã mở cửa du lịch, phát triển giao thương kinh tế thì tình hình dịch bệnh của Việt Nam cũng không thể tách biệt với tình hình dịch của thế giới. Chỉ trong vòng 24 giờ, dịch bệnh ở nước xa xôi nhất có thể xâm nhập vào nước ta. Vì vậy, Việt Nam cần phối hợp tốt với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) theo dõi tình hình dịch, đánh giá nguy cơ để công bố tình trạng Covid -19 thành bệnh nhóm B cho hợp lý.

   Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới đang xem xét tính kiểm soát ổn định của dịch Covid -19 để có ứng phó phù hợp. Nếu không xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm hơn, kháng lại các vaccine đang sử dụng, quản lý được số ca mắc một cách ổn định, hệ thống y tế không bị quá tải, số ca chuyển nặng, tử vong không nhiều thì dần dần sẽ gọi là kiểm soát ổn định. Khi đó, đại dịch Covid -19 có thể được công bố thành bệnh lưu hành.

   Theo Phó giáo sư Trần Đắc Phu, dù Covid -19 có trở thành bệnh lưu hành giống như cúm mùa thì vẫn phải tiêm vaccine vì vẫn có nhiều người tử vong.

 

Người dân cần tiêm đầy đủ các mũi vaccine ngừa Covid-19

Người dân cần tiêm đầy đủ các mũi vaccine ngừa Covid-19

 

Tiêm phòng Covid-19 rất quan trọng

   Đề cập đến vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, hiện nay, người dân có tâm lý hân hoan trong niềm vui chiến thắng đại dịch Covid-19. Nhưng người dân không biết rằng virus SARS-CoV-2 không “nằm yên” mà nó vẫn tiếp tục biến đổi.

   Trong khi đó, virus biến đổi sẽ không thể loại trừ khả năng dễ lây lan hơn, gây bệnh nặng nề hơn, nhất là với các trường hợp có nguy cơ như: Người già yếu, có bệnh nền, trẻ em, phụ nữ có thai…

   Chuyên gia cũng cho rằng, các khuyến cáo hiện nay về đeo khẩu trang, vệ sinh bàn tay, hạn chế tiếp xúc nơi đông người để tránh lây lan dịch bệnh vẫn rất hiệu quả. Đặc biệt, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cũng rất cần thiết. Việc tiêm phòng chỉ có thể đạt hiệu quả khi toàn bộ người dân cùng tham gia, nhờ đó mới có được miễn dịch cộng đồng.

   “Chúng tôi vẫn gặp các trường hợp bị rối loạn chức năng sau khi mắc Covid-19, các triệu chứng “hậu Covid-19” với nhiều biểu hiện đa dạng, và việc điều trị khá nan giải. Chúng tôi có thể dùng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng nhưng người bệnh cũng vẫn phải chung sống với các triệu chứng đó trong thời gian dài.

   Chưa kể, ở trẻ em mắc Covid-19 có thể bị hội chứng MIS-C rối loạn miễn dịch hậu Covid-19, dễ để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Trong khi đó, chúng ta có thể ngăn ngừa Covid-19 bằng việc tiêm phòng vaccine, vì vậy tiêm phòng là rất quan trọng” - bác sĩ Nguyễn Quốc Thái khuyến cáo.

Theo Bộ Y tế, cách xác định các mũi tiêm và thời gian tiêm như sau:

  • Tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi: Tiêm ngay sau mũi 2 ba tháng; người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh.
  • Người từ 12 đến dưới 18 tuổi: Tiêm mũi 3 ngay sau mũi 2 năm tháng; người đã mắc Covid-19 thì tiêm sau khi khỏi bệnh ba tháng.
  • Tiêm mũi 4 ngay sau mũi 3 bốn tháng; người đã mắc Covid-19 thì tiêm sau khi khỏi bệnh ba tháng.
  • Tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: Trẻ đã mắc Covid-19 thì tiêm sau khi khỏi bệnh 3 ba tháng.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Biến chủng mới của Omicron – Có thể là phiên bản lây lan nhanh nhất của Covid-19

Tổ chức Y tế thế giới dự báo, biến chủng mới XBB.1.5 của Omicron gây Covid-19 có khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh hơn so với biến thế khác

WHO cảnh báo: Biến thể COVID – 19 mới xuất hiện có nguy cơ lây nhiễm nhanh hơn

Hiện nay, Tổ  chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi biến thể phụ omicron XBB.1.16 - biến thể COVID – 19 mới được đặt tên là “Arcturus” có khả năng lây lan mạnh và gây ra đợt bùng phát mới.

Miễn dịch cộng đồng với Covid-19 giảm, TP Hồ Chí Minh kích hoạt bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ

Miễn dịch cộng đồng với Covid-19 giảm, TP Hồ Chí Minh kích hoạt bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ

Bộ trưởng Bộ Y tế: Cuối tuần này sẽ bàn việc công bố hết dịch Covid-19

  Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, dự kiến cuối tuần này, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, bàn thảo liên quan đến nội dung công bố hết dịch Covid-19.

TP. HCM phát hiện thêm 3 biến thể phụ mới của Omicron

TP. HCM phát hiện thêm 3 biến thể phụ mới của Omicron
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Phát hiện cơ sở sản xuất hàng chục nghìn lọ thực phẩm chức năng giả

Phát hiện cơ sở sản xuất hàng chục nghìn lọ thực phẩm chức năng giả

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho biết, lực lượng quản lý thị trường TP Hà Nội đã bắt quả tang một cơ sở sản xuất chuẩn bị "tuồn" ra thị trường 12 nghìn sản phẩm thực phẩm chức năng nghi hàng giả.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844