Sơn La: Người đàn ông mất hai chân sau khi uống lá rừng

Cập nhập: Thứ ba, 30/05/2023

 

   Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cho biết vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân L.V.A. (SN 1955, địa chỉ huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La), nhập viện trong tình trạng mệt mỏi nhiều, phù, vô niệu, bầm tím xuất huyết hai chân, đùi cẳng hai chân căng cứng, đau nhiều, hai chân lạnh và mất mạch khoeo - mu chân 2 bên...

 

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sơn La

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sơn La

 

   Kết quả kiểm tra phát hiện viêm tắc động mạch chi, suy gan thận kèm tăng huyết áp, được truyền dịch kết hợp dùng thuốc. "Người bệnh bị suy thận - gan cấp, thiếu máu chi cấp tính do huyết khối, nguy cơ tử vong cao", bác sĩ Đỗ Hiền, Trưởng khoa Tim Mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cho biết.

   Do tiên lượng nặng, người bệnh được chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tiếp tục điều trị lọc máu. Kết quả chụp cắt lớp mạch máu cho thấy bệnh nhân bị tắc động mạch hai chân, không còn khả năng hồi phục nên phải cắt bỏ.

   Sau phẫu thuật, bệnh nhân xin chuyển lại bệnh viện tỉnh, tiếp tục theo dõi hậu phẫu.

   Qua khai thác bệnh sử được biết bệnh nhân ở nhà thấy mệt mỏi trong người nên đã tự ý lấy lá và rễ cây trên rừng theo các bài thuốc nam dân gian truyền miệng về đun uống. Khi uống đến ngày thứ bảy bắt đầu xuất hiện biểu hiện trên nên được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La điều trị.

   Ghi nhận tại khoa Ngoại tổng hợp 2, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), đầu tháng 4 vừa qua cũng vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam 70 tuổi bị viêm khớp nhiều năm nhưng tự uống thuốc nam tại nhà suốt nhiều ngày liền khiến dạ dày bị thủng.

   Bệnh nhân cho biết đã tự mua thuốc nam “gia truyền” qua quảng cáo về uống để điều trị đau xương khớp. Sau một thời gian dùng, người bệnh bị đau bụng dữ dội vùng thượng vị, đau liên tục kèm theo chướng hơi đầy bụng.

   Sau thăm khám, bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng dạ dày, nhiễm trùng toàn thân. Kíp trực cấp cứu đã hồi sức và phẫu thuật khâu lại lỗ thủng, lau rửa sạch ổ bụng và sử dụng kháng sinh điều trị tình trạng nhiễm trùng.

   Ths. Bs Đỗ Hiền khuyến cáo: “Việc tự ý sử dụng thuốc nam điều trị bệnh tại nhà có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Người dân cần chú ý không sử dụng thuốc chữa bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả thuốc nam. Nếu có các biểu hiện bất thường về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách”.

 

Nhiều trường hợp suýt mất mạng vì sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Nhiều trường hợp suýt mất mạng vì sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc

 

Người dân vẫn bỏ ngoài tai lời cảnh báo

   Trung bình một tháng, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân nhập viện vì tự ý sử dụng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc. Tình trạng này cũng diễn ra nhiều tại các bệnh viện chuyên khoa về nội tiết.

   Mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa ra khuyến cáo các hậu quả đáng tiếc về việc sử dụng thuốc nam, đông y không rõ nguồn gốc nhưng vì tin theo các lời quảng cáo trên mạng xã hội, nhiều người đã sử dụng các sản phẩm được cho là “lành” này một cách tràn lan. Kết quả là bệnh khỏi đâu chưa thấy, mà đã phải lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”.

   Theo Bác sĩ Nguyễn Viết Nam- bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thuốc nam ở các cơ sở chính thống, được Bộ Y tế cấp phép thì rất tốt. Tuy nhiên các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc, trôi nổi, quảng cáo tràn lan trên mạng thì người dân tuyệt đối không nên sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Người bệnh nên đi khám ở các cơ sở uy tín, được Bộ Y tế cấp phép để các bác sĩ theo dõi sát tình trạng bệnh của mình.

  Bác sĩ Nam cũng cảnh báo: "Việc sử dụng thuốc nam "trôi nổi" rất nguy hiểm. Khi vào cơ thể, thuốc được đào thải qua gan và qua thận. Nếu có những thành phần độc hại, thuốc sẽ làm tổn thương gan, thận, có thể gây suy gan, suy thận, thậm chí dẫn tới tử vong. Các thuốc nam dễ bị pha trộn thêm các chất cấm để giảm triệu chứng nhanh cho bệnh nhân. Sau đó, khi bị các tác dụng phụ của thuốc, người bệnh mới phải nhập viện trong tình trạng nặng với những biến chứng nguy hiểm và đáng tiếc."

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Điều trị suy tim mạn bằng cách nào?

Hiện nay, suy tim mạn có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Việc điều trị thường được cá nhân hóa cho từng người bệnh, từng giai đoạn suy tim. Chúng ta cùng tìm hiểu các cách điều trị suy tim mạn trong bài viết dưới đây nhé!

Các biến chứng của phì đại tiền liệt tuyến và cách phòng ngừa

Các biến chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến là: 1. Bí tiểu   2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu   3. Tổn thương bàng quang…

Bệnh gút và suy thận có mối liên hệ gì với nhau?

Bệnh gút và suy thận có mối liên hệ gì? Chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp cho các câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!

Thận đa nang là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thận đa nang là bệnh di truyền và có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như các bất thường tim mạch, suy thận

Hà Nam: Thiếu máy chạy thận – Bệnh nhân vật vờ chờ đợi

Thời gian qua, bệnh nhân suy thận và chạy lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam phải vật vờ chờ đợi đến lượt có máy để chạy thận. Nguyên nhân do số bệnh nhân ngày càng tăng và số máy chạy thận được đầu tư đã lâu, hỏng nhiều.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà