Ăn nhộng ve sầu mà tưởng đông trùng hạ thảo, người đàn ông suýt tử vong

Cập nhập: Thứ năm, 25/05/2023

 

   Đi làm vườn và thấy xác nhộng ve sầu với hình thù cây nấm, người đàn ông ở Bình Thuận lầm tưởng là đông trùng hạ thảo bổ dưỡng nên mang về ăn, hậu quả bị ngộ suýt tử vong.

 

Người đàn ông bị ngộ độc suýt chết do ăn nhầm nhộng ve sầu

Người đàn ông bị ngộ độc suýt chết do ăn nhầm nhộng ve sầu

 

   TS-BS Nguyễn Thị Thủy Ngân, Phó khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận nam bệnh nhân (34 tuổi, tại Bình Thuận) trong tình trạng tỉnh, bí tiểu, yếu mỏi cơ, đau bụng, nôn ói, nhịp tim chậm.

   Theo bệnh sử, ba ngày trước, người này đi làm vườn và đào thấy xác nhộng ve sầu với hình thù cây nấm. Cho rằng mình đào được đông trùng hạ thảo, anh mang khoảng 12 đến 14 xác nhộng ve sầu về ăn lúc khuya cùng ngày.

   Ngay sau đó, bệnh nhân có hiện tượng mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, buồn nôn đến nôn ói rất nhiều nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nam Bình Thuận sơ cứu và chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

   Sau quá trình cấp cứu tích cực, bệnh nhân đã được hồi sức tự thở lại được bình thường.

   Cuối năm 2022, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước cũng từng tiếp nhận bệnh nhân N.T.L. (17 tuổi, ngụ TP Đồng Xoài) trong tình trạng mạch nhanh, nhịp thở nhanh, bạch cầu cao, men gan tăng, da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi… Gia đình cho biết trước đó bệnh nhân có ăn ve sầu, nên các bác sĩ đã có phác đồ điều trị chính xác.

   Tỉnh táo trở lại, bệnh nhân kể có đào được ổ ve sầu còn dưới lòng đất, hình dáng giống “đông trùng hạ thảo”. Bệnh nhân sau đó mang về rửa lại rồi chế biến thành món ăn, ăn xong thì bị ngộ độc.

   Bác sĩ Nguyễn Minh Khánh – khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước – cho biết từ đầu năm đến nay bệnh viện tiếp nhận 3 trường hợp ngộ độc sau khi ăn ve sầu.

   Theo bác sĩ Khánh, ngộ độc ve sầu có 3 cấp độ. Nhẹ thì nổi mày đay, ngứa ngáy. Nặng hơn thì có thể khó thở, tụt huyết áp. Sau khi ăn ve sầu, nếu có triệu chứng mệt mỏi, tức ngực, khó thở cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

 

Cẩn trọng khi ăn ve sầu có sừng giống như đông trùng hạ thảo vì có thể trúng độc từ loài nấm kí sinh

Cẩn trọng khi ăn ve sầu có sừng giống như đông trùng hạ thảo vì có thể trúng độc từ loài nấm kí sinh

 

Ngộ độc nấm sau ăn xác nhộng ve sầu không có thuốc giải độc đặc hiệu

   Mùa nắng đến song hành với mùa ve sầu phát triển mạnh. Đây là thời điểm nhiều người dân đổ xô vào vườn điều, cao su để bắt nhộng ve sầu non (ve sầu sữa) về chế biến món ăn như: xào, nộm, nấu cháo... Nhiều người còn xem đây là một món đặc sản để nhậu vì sức hấp dẫn của mồi thơm, dễ kiếm mà không mất tiền. Thậm chí, một số hộ còn sử dụng nhộng ve sầu chế biến món ăn cải thiện bữa ăn gia đình vì lạ miệng, ngon, rẻ.

   Tuy nhiên, có lợi cho sức khỏe hay không thì chưa biết nhưng tình trạng ngộ độc cấp cứu từ thực phẩm này đã xảy ra hằng năm ở rất nhiều nơi.

   Theo bác sĩ Ngân, bản thân nhộng ve sầu không hề có độc tố gây chết người nhưng do nhộng ve sầu sống trong môi trường đất nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và các loài nấm ký sinh trên nó. Những loài nấm này tấn công và sống ký sinh trên vật chủ (nhộng ve sầu), chúng sẽ thay thế các mô của vật chủ và mọc ra các thân cây dài. Các loại nấm này sẽ hút chất dinh dưỡng từ vật chủ khiến vật chủ chết và phát triển lớn lên bên ngoài của cơ thể vật chủ.

   Tùy theo loại nấm ký sinh trên vật chủ mà nó có thể có lợi hoặc cũng có thể gây độc như trong trường hợp bệnh nhân này.

   Cũng theo bác sĩ Ngân, hiện không thể xác định chính xác là loại nấm nào gây ngộ độc cho bệnh nhân nói trên, việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào bệnh sử khai thác được cũng như triệu chứng ngộ độc của bệnh nhân.

   Về điều trị, ngộ độc nấm sau ăn xác nhộng ve sầu không có thuốc giải độc đặc hiệu mà chỉ điều trị hỗ trợ những triệu chứng bệnh nhân mắc phải.

   Các chuyên gia khuyến cáo, người dân tự trang bị kiến thức cho bản thân và gia đình, chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, thận trọng khi chế biến nhộng của các loài côn trùng làm thức ăn. Tốt nhất là không sử dụng nhộng của các loài côn trùng làm thức ăn, tránh xảy ra ngộ độc. Hiện có nhiều loại nhộng như nhộng bọ cạp, đuông dừa, dế, ve... có thể dùng làm thức ăn và có giá trị dinh dưỡng cao nhưng rủi ro ngộ độc cũng rất lớn.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Thực hư công dụng của đông trùng hạ thảo - Liệu có thể trị được bách bệnh?

Đông trùng hạ thảo mang lại nhiều lợi ích trên sức khỏe. Nhưng nó không phải là thần dược có thể điều trị bách bệnh như những gì quảng cáo.

Tác dụng của đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu nổi tiếng trong Y học cổ truyền. Trước đây, nó là một loại thuốc quý hiếm chỉ dành cho bậc vua chúa. Còn hiện tại, đông trùng hạ thảo đã được sản xuất thương mại với số lượng lớn.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà