Dùng điểm văn xét tuyển ngành Y – Bộ Y tế nói gì?

Cập nhập: Thứ hai, 29/05/2023

 

   Việc một số trường đại học tư thục trong số các trường khối sức khỏe dùng điểm môn Ngữ văn xét tuyển vào ngành Y, Dược đang nhận nhiều ý kiến trái chiều. Bộ Y tế nói gì về vấn đề này? Mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

 

Một số trường đại học dùng điểm văn để xét tuyển ngành Y nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận

Một số trường đại học dùng điểm văn để xét tuyển ngành Y nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận

 

4 trường đại học tư thục dùng điểm môn Ngữ văn xét tuyển ngành Y Dược

   Theo kế hoạch tuyển sinh, một số trường đại học tư thục sẽ sử dụng các tổ hợp chứa môn Ngữ văn để xét tuyển khối ngành sức khỏe. Cụ thể, Đại học Văn Lang, TP HCM, sử dụng tổ hợp D12 (Văn, Hóa, Anh); Đại học Võ Trường Toản ở Hậu Giang và Tân Tạo ở Long An dùng tổ hợp B03 (Toán, Văn, Sinh); Đại học Duy Tân ở Đà Nẵng dùng tổ hợp A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn).

   Trước nay, ngành Y thường chỉ tuyển sinh bằng một tổ hợp truyền thống là B00 (Toán, Hóa, Sinh), ngành Dược tuyển sinh theo tổ hợp B00 (Toán, Hóa, Sinh) hoặc A00 (Toán, Lý, Hóa). Tuy nhiên, mùa tuyển sinh năm nay, một số trường Đại học đã mở rộng khối xét tuyển ngành Y không có môn Sinh học hoặc không có môn Hóa học hay Toán học, thay bằng môn Ngữ văn. Điều này dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều.

   Đại diện các trường nhận định môn Ngữ văn cần thiết, cho thấy khả năng truyền đạt, sự cảm thông, chia sẻ - những yếu tố cần có ở một bác sĩ. Trong khi đó, nhiều bác sĩ và giảng viên Y khoa lo ngại, cho rằng việc này chỉ để phục vụ chiến lược tuyển sinh.

   TS.BS Nguyễn Hùng Vĩ, Trưởng khoa Y, Trường Đại học Văn Lang đưa ra nguyên nhân với tổ hợp xét tuyển "lạ" trên.

   Ông Vĩ nói rằng, nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của người dân ngày một tăng cao. Ở giai đoạn trước, chúng ta chỉ tập trung vào khám chữa bệnh, còn hiện nay phải quản lý sức khỏe, tư vấn sức khỏe, phòng bệnh từ xa, nâng cao sức khỏe. Vì thế, các tổ hợp xét tuyển có thay đổi.

   Vị bác sĩ này chia sẻ định hướng xây dựng, phát triển đội ngũ bác sĩ gia đình để phục vụ cho cả chuyên khoa và đa khoa. Đặc biệt là tuyến y tế cơ sở tiếp xúc với người dân, chia sẻ, động viên, tư vấn nhiều chiều. Theo ông Vĩ, những sinh viên giỏi Ngữ văn sẽ có đầu óc tư duy xã hội tốt.

   "Chúng tôi quyết định đưa tổ hợp này vào tuyển sinh ngành Y khoa dựa trên kinh nghiệm làm việc và đào tạo, cũng như khảo sát riêng một số bác sĩ", BS Nguyễn Hùng Vĩ chia sẻ.

   Trả lời câu hỏi nhiều người thắc mắc tại sao không chọn trọng tâm môn Toán mà lại chọn Ngữ văn, ông Vĩ nói: "Thực tế, chúng tôi đã nghiên cứu một người có thể rất giỏi Toán cao cấp nhưng trong 6 năm học y (thậm chí đến thạc sĩ, tiến sĩ) không sử dụng kiến thức về Toán nhiều, chỉ có Toán thống kê để nghiên cứu khoa học".

   Ông Vĩ chia sẻ rằng, nếu chọn giữa một người học giỏi Ngữ văn và cũng toàn diện các môn khác với một người giỏi Toán thì người giỏi Ngữ văn sẽ rất thuận lợi cho công tác phòng bệnh như y tế dự phòng, truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao tư vấn sức khỏe, bác sĩ gia đình, tâm lý trị liệu, tâm thần học...

 

Các cơ sở đào tạo đưa môn Ngữ văn vào xét tuyển khối ngành Y là quyền của một số trường (Ảnh minh hoạ)

Các cơ sở đào tạo đưa môn Ngữ văn vào xét tuyển khối ngành Y là quyền của một số trường (Ảnh minh hoạ)

 

Bộ Y tế đặc biệt quan tâm chất lượng nhân lực ngành Y

   Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ - Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, Luật Giáo dục đại học cho phép các trường tự quyết định, chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, trong lĩnh vực sức khỏe cơ bản là khoa học tự nhiên, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới cũng lựa chọn các môn tự nhiên để thi hoặc xét tuyển đầu vào.

   Ông Long bày tỏ: “Chính lãnh đạo Bộ Y tế cũng băn khoăn việc các trường sử dụng tổ hợp có môn Ngữ văn để xét tuyển cho khối ngành sức khỏe thì sẽ loại môn tự nhiên nào, đồng thời chưa rõ căn cứ và cách thức tuyển sinh đó ảnh hưởng ra sao tới chất lượng đào tạo. Tuần tới, Bộ Y tế sẽ có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề nghị các trường giải trình về vấn đề này”.

   PGS.TS Nguyễn Hoàng Long thông tin thêm, từ năm 2027, bác sĩ phải kiểm tra năng lực để được cấp giấy phép hành nghề. Hội đồng Y khoa Quốc gia là tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh bác sĩ.

   Với thí sinh năm nay, nếu trúng tuyển thì 6 năm nữa ra trường, các em sẽ phải dự thi đánh giá năng lực mới được hành nghề. Do đó, các trường khi đưa môn Ngữ văn vào xét tuyển cần cân nhắc đến quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi có hiệu lực từ năm 2023.

   "Bộ Y tế không có thẩm quyền trong việc quyết định môn thi nhưng ngành Y là nơi sẽ sử dụng nhân lực nên các hoạt động liên quan tới điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực ngành Y tế được Bộ Y tế đặc biệt quan tâm, trong đó có chất lượng đầu vào" - PGS.TS Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh.

 

Băn khoăn ngành Y xét tuyển Ngữ văn có phù hợp?

   Nhiều ý kiến cho rằng việc một số trường Đại học xét tuyển ngành Y bằng môn Ngữ văn là sự đột phá nhưng cần tính toán, quản lý nghiêm chất lượng.

   Theo ông Đinh Đức Hiền, giáo viên dạy môn Sinh học thuộc Hệ thống giáo dục HOCMAI, việc bổ sung môn Ngữ văn không có ý nghĩa thực sự với ngành Y, mà chỉ đơn thuần là gia tăng cạnh tranh, thu hút thí sinh ở những trường đang khó khăn trong tuyển sinh. Ông Hiền cho rằng, việc tuyển sinh như vậy sẽ có nhiều điều đáng lo ngại. Ngành Y không chỉ cần người giỏi mà cần người phù hợp, để theo đuổi được ngành Y thì không chỉ cần năng lực học tập. Ngành Y cũng không phải ngành để đào tạo đại trà. Việc bổ sung các tổ hợp môn khác nhau, thậm chí đưa môn Ngữ văn vào xét tuyển chỉ cho thấy sự loay hoay trong xét tuyển của ngành Y ở những trường khó tuyển.

   Trong khi đó, Sinh học và Hóa học ở bậc phổ thông là hai môn quan trọng bậc nhất, gần nhất với ngành Y. Không chỉ kiến thức mà chính niềm đam mê, hiểu biết nghề nghiệp của học sinh sẽ hình thành dần dần từ những môn học này, đặc biệt là Sinh học. Mặc dù theo thầy Hiền, bài toán tuyển sinh của ngành Y không phải nằm ở tổ hợp môn học nào, ngay cả tổ hợp môn khối B như hiện nay cũng không còn phù hợp, nhất là lứa học sinh theo chương trình giáo dục mới 2 năm nữa là tốt nghiệp. Do đó, ngành Y cần một bài thi năng lực chuyên biệt trong thời gian tới.

   BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM bày tỏ, tố chất quan trọng nhất của người học Y là sự chính xác, logic, bên cạnh nền tảng kiến thức Sinh học tốt. Mặt khác, BS Khanh cho rằng lòng trắc ẩn, sẻ chia là kết quả của quá trình giáo dục lâu dài từ nhà trường, gia đình, xã hội chứ không phải ai giỏi Ngữ văn thì thương người hơn.

   Thực tế, với ngành học đặc thù, từ nhiều năm nay, thí sinh đăng ký vào ngành Y luôn là những em đã biết lựa sức mình, bởi điểm thi vào các trường Đại học Y công lập luôn đứng ở top đầu.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Nên cắt mí hay nhấn mí mắt? Những thông tin mà bạn cần biết trước khi lựa chọn

Hiện nay, cả hai biện pháp là nhấn mí mắt và cắt mí đều đang được sử dụng để giúp tôn lên vẻ đẹp của đôi mắt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra băn khoăn khi lựa chọn một trong hai thủ thuật trên. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về việc nên cắt mí hay nhấn mí nhé!

Bộ Y tế: Thu hồi thuốc trị viêm khớp không đạt chất lượng

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi lô thuốc viên nén Paineuron 15 (Meloxicam 15mg), do Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương I - Pharbaco sản xuất hồi tháng 1 do không đạt chuẩn chất lượng.

Giám đốc CDC Hoa Kỳ chỉ ra 4 điểm mấu chốt giúp Việt Nam kiểm soát Covid-19

BS Eric Dziuban - Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam chỉ ra 4 “vũ khí” giúp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đó là thực hiện các biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe quan trọng

Ung thư vú, cổ tử cung được đưa vào khám sức khỏe định kỳ

Theo thông tư vừa được ban hành của Bộ Y tế, từ ngày 20/6, người lao động là nữ giới sẽ được khám thêm chuyên khoa phụ sản và sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung khi khám sức khỏe định kỳ.

Việt Nam sắp có vaccine tay chân miệng đạt hiệu quả gần 97%

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho hay, vừa có một công ty sản xuất vaccine phòng bệnh tay chân miệng gửi hồ sơ đăng ký đến Cục Quản lý dược.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Giải độc gan qua thầy thuốc “online” – Tự rước họa vào thân

Giải độc gan qua thầy thuốc “online” – Tự rước họa vào thân

 Hiện nay, trên các trang mạng xã hội, rất nhiều người tự xưng là “thầy thuốc” để quảng cáo về các phương pháp giải độc gan cấp tốc cực kỳ tốt. Nhưng liệu hiệu quả của các phương pháp này thực sự đến đâu?

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844