Ho có đờm và sốt là triệu chứng điển hình của các bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Thông thường, trẻ có thể điều trị tại nhà và sẽ khỏi sau vài ngày khi được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, có không ít trường hợp, trẻ gặp phải những biến chứng nguy hiểm chỉ trong thời gian ngắn. Điển hình là một bệnh nhi 7 tuổi tại Quảng Ninh đã bị đông đặc một phần phổi chỉ sau 2 ngày ho, sốt.
Bệnh nhi đang phải điều trị viêm phổi tại bệnh viện Bãi Cháy (Ảnh: Báo điện tử Dân Trí)
Nguyên nhân khiến bé gái 7 tuổi bị đông đặc phổi sau 2 ngày ho sốt
Mới đây, Bệnh viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận một ca bệnh nhi 7 tuổi, nhập viện trong tình trạng: Sốt cao trên 38 độ C, kèm theo ho có đờm trong 2 ngày. Trước đó, gia đình cho bé dùng thuốc hạ sốt tại nhà, nhưng không có cải thiện.
Sau khi thăm khám sơ bộ, bệnh nhi được chẩn đoán mắc viêm phổi không điển hình, nghi ngờ do Mycoplasma gây ra. Sau khi xét nghiệm, bệnh nhi có kết quả dương tính với vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae.
Trên phim chụp X-quang và CT scanner ngực, các bác sĩ phát hiện thùy phổi trên, bên trái của bệnh nhi có tổn thương, và xuất hiện các đám đông đặc nhỏ. Sau 12 ngày điều trị tích cực bằng kháng sinh theo phác đồ, tình trạng của bé đã cải thiện tích cực, ho giảm và hết sốt.
Chia sẻ về ca bệnh trên, các bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, đây là một trường hợp viêm phổi do Mycoplasma, với các triệu chứng không điển hình. Do đó, mọi người dễ bị nhầm lẫn với bệnh đường hô hấp thông thường khác, ví dụ như cảm cúm, cảm lạnh,...
Bác sĩ Nguyễn Thị Duyên, Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy cũng cho biết thêm, những trường hợp trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma điều trị tại khoa có chiều hướng gia tăng trong vòng hơn 1 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, vì triệu chứng không điển hình, nên cha mẹ thường cho trẻ điều trị tại nhà, với các thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường, ví dụ như paracetamol,...
Việc điều trị không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh diễn biến khó lường, gây nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi có những dấu hiệu mắc bệnh đầu tiên.
Vi khuẩn Mycoplasma gây viêm phổi (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma
Mycoplasma là một nhóm những loại vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, sinh sống và phát triển tại niêm mạc miệng, hầu họng và đường sinh dục. Hiện nay, y học đã phân lập được khoảng 17 loài Mycoplasma có khả năng gây bệnh, với 4 type gây ra hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp.
Trong đó, vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae được ghi nhận nhiều nhất, với khoảng 10 - 30% các trường hợp mắc viêm phổi. Đây là loại vi khuẩn gây ra viêm đường hô hấp trên, và viêm phổi không điển hình. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ.
Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn này là từ 2 - 3 tuần. Sau đó, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Ho khan trong giai đoạn khởi phát, sau đó chuyển thành ho có đờm, đờm màu trắng, ho liên tục và kéo dài.
- Sốt, ớn lạnh, tăng thân nhiệt, cơ thể mệt mỏi. Người lớn có thể sốt cao trên 39 độ C. Trong khi đó, trẻ em thường chỉ sốt dưới 39 độ C.
- Các triệu chứng viêm họng: đau họng, ngứa rát họng, sưng họng, nuốt vướng, khạc đờm nhiều,...
- Trẻ em có thêm biểu hiện quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, sổ mũi, tiêu chảy,...
Các chuyên gia khuyến cáo, viêm phổi do Mycoplasma gây ra có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tràn dịch màng phổi, suy hô hấp cấp, áp xe phổi, nhiễm trùng máu,...
Do đó, ngoài việc cho trẻ đi khám sớm khi đã có triệu chứng, cha mẹ cũng cần có những biện pháp phòng ngừa, giúp trẻ tránh mắc phải căn bệnh này.
Ho, sốt là triệu chứng điển hình của viêm phổi do Mycoplasma
Con đường lây lan và cách phòng ngừa viêm phổi do Mycoplasma
Viêm phổi do Mycoplasma là một bệnh lý dễ lây nhiễm, và bùng phát thành dịch tại khu vực trường học, khu tập thể, cơ quan,... Vi khuẩn có thể gây bệnh vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là những lúc giao mùa, ví dụ như từ cuối hè sang đầu thu.
Vi khuẩn Mycoplasma gây lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua đường hô hấp. Bạn dễ bị lây nhiễm, nếu hít phải những giọt bắn từ người bệnh, khi họ hắt hơi hoặc ho.
Vì vậy, để phòng ngừa, bạn cần thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Trẻ mắc bệnh cần được nghỉ học để tránh lây cho các trẻ khác.
- Đeo khẩu trang khi ở gần người mắc bệnh, và đến những nơi đông người, có nguy cơ cao như bệnh viện, phòng khám, trạm y tế,...
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên với nước sát khuẩn, xà phòng.
- Không cho tay lên mắt, mũi, miệng,...
- Với những người có bệnh lý nền như: hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD,... thì cần hạn chế đến những nơi đông người trong các thời điểm dịch dễ bùng phát.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng (đặc biệt là rau xanh và trái cây), tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc.
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể nói chung, và đường hô hấp nói riêng. Người lớn nên dùng sản phẩm BoniDetox, trẻ em nên dùng BoniKiddy để tăng sức đề kháng.
Viêm phổi do Mycoplasma là một bệnh phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người dân cần có nhận thức đúng về căn bệnh này, không nên chủ quan, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, tự bảo vệ mình và những người xung quanh.
XEM THÊM:
- Cứu sống bé trai bị bệnh hiểm nghèo bằng thuốc đắt nhất thế giới
- Người phụ nữ bị gãy xương sườn sau khi đi bấm huyệt, bẻ khớp