Sẽ thật khó chịu, thậm chí là việc hít thở sẽ trở nên khó khăn nếu như đờm bị vướng ở đường thở, gây bít tắc mà không khạc được ra ngoài. Vì vậy, ở bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết đờm không khạc ra được phải làm sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Đờm không khạc ra được phải làm sao?
Phân biệt đờm ở đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới
Dựa trên vị trí giải phẫu mà cơ quan hô hấp của con người được chia làm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới.
- Đường hô hấp trên: Bao gồm các cơ quan miệng, xoang, mũi, họng, thanh quản và khí quản. Những bệnh đường hô hấp trên gây đờm có thể kể đến như viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Người mắc bệnh viêm đường hô hấp dưới nếu không điều trị kịp thời có thể gặp biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là viêm phổi dẫn đến tử vong.
- Đường hô hấp dưới: gồm ống phế quản và phổi. Các bệnh gây đờm ở cơ quan này có thể kể đến như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản…, các bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khí phế thũng, giãn phế quản…
Phân biệt đường hô hấp trên và hô hấp dưới
Với tình trạng đờm không khạc ra được ở đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, chúng ta sẽ có các phương pháp giải quyết khác nhau.
Với đường hô hấp trên: Đờm không khạc ra được phải làm sao?
Khi đờm không khạc ra được ở đường hô hấp trên thì cách giải quyết sẽ khá đơn giản. Bạn chỉ cần áp dụng các cách làm tan đờm trong cổ họng, mũi, xoang… bằng các phương pháp sau đây:
Đờm không khạc ra được - hãy uống đủ nước
Bổ sung cho cơ thể đủ nước mỗi ngày sẽ giúp đờm loãng hơn, khiến cho đờm không bị vón cục lại, không tạo thành nhưng sợi đờm dài dai và khó khạc.
Tuy nhiên, uống bao nhiêu nước 1 ngày là đủ? Có phải 2 lít nước như chúng ta vẫn nghĩ? Thực tế, lượng nước uống trong 1 ngày với mỗi người là khác nhau. Bạn hãy áp dụng công thức tính sau:1kg cân nặng thì uống 40ml nước lọc mỗi ngày. Nếu 1 người nặng 50kg thì mỗi ngày người đó cần uống 2 lít nước. Để đàm loãng ra dễ dàng hơn thì yêu cầu người bệnh cần uống thêm khoảng 0,5 lít.
Đờm không khạc ra được - hãy uống đủ nước
Đờm không khạc ra được - hãy dùng máy tạo độ ẩm nhân tạo
Đờm không khạc ra được là do chúng quá đặc, hoặc tạo thành những sợi dai. Môi trường không khí quá khô là một trong những nguyên nhân khiến đờm trở nên đặc hơn. Lúc này, dùng máy tạo độ ẩm nhân tạo sẽ là giải pháp tốt.
Cách thực hiện: Bạn chỉ cần đổ nước cất vào máy làm ẩm đến vạch mức đổ đầy, sau đó bật máy tạo độ ẩm trong nhà. Hơi nước tỏa ra sẽ làm ẩm đường thở và loãng chất nhầy, từ đó giúp làm tan đờm trong cổ họng.
Đờm không khạc ra được - hãy dùng máy tạo độ ẩm nhân tạo
Đờm không khạc ra được - hãy tăng cường vận động
Người bệnh cần vận động nhiều hàng ngày, không được nằm nhiều nếu đi lại được, nếu không thì cũng phải ngồi dậy. Thời gian cần vận động mỗi ngày từ 30 phút trở lên (nếu đi bộ) tùy từng người, không nên gắng sức quá mức. Vận động sẽ giúp đờm dễ long và khạc ra ngoài hơn.
Đờm không khạc ra được - hãy thử phương pháp xông hơi
Cách xông mũi họng được khuyến khích sử dụng để làm dịu tắc nghẽn và mở rộng kích thước của đường mũi. Quá trình xông, hơi nước ấm sẽ làm lỏng chất nhầy ở mũi, cổ họng và phổi, do đó sẽ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, loãng đờm trong cổ họng. Đồng thời, cũng làm hạn chế những triệu chứng như sưng tấy đường mũi, mạch máu bị viêm nề khi xông hơi mũi họng.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cho chanh, muối, gừng, sả… hoặc một số sản phẩm thiên nhiên khác đun sôi và sau đó xông hơi khoảng 15-20 phút.
Đờm không khạc ra được - hãy thử phương pháp xông hơi
Các phương pháp trên sẽ giúp làm tan đờm trong cổ họng hay các cơ quan khác thuộc đường hô hấp trên, giúp chúng lỏng hơn và dễ dàng được khạc ra ngoài. Khi áp dụng các cách này mà tình trạng chưa có cải thiện, bạn cần khám sớm để được bác sĩ kê đơn thuốc hoặc có phương pháp điều trị thích hợp khác.
Với đường hô hấp dưới: Đờm không khạc ra được phải làm sao?
Nếu nguyên nhân của đờm không khạc ra được xuất phát từ các bệnh lý đường hô hấp dưới, đặc biệt là các bệnh lý mạn tính như viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD thì vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn. Khi đó, bạn cần đồng thời sử dụng biện pháp chống viêm, long đờm, làm loãng đờm nhầy và giải pháp khắc phục được nguyên nhân gây bệnh.
Long đờm, làm loãng đờm nhầy bằng cách nào?
Với đường hô hấp dưới, khi đờm không khạc ra được bạn vẫn nên thực hiện các phương pháp làm tan đờm với đường hô hấp trên. Ngoài ra, bạn cần có thêm các phương pháp như:
Thực hiện một số tác động vật lý
Các động tác vật lý trị liệu như vỗ lưng, vỗ ngực, rung bằng tay, hít thở sâu, ho khạc đàm chủ động... cũng giúp đờm long ra khỏi đường thở dễ dàng và dễ khạc ra ngoài.
Ví dụ như phương pháp vỗ rung lồng ngực, nó sẽ giúp đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, phục hồi nhanh chức năng hô hấp, đem lại hiệu quả long đờm, phù hợp với các bệnh nhân có ứ đọng, tăng tiết đờm dịch trong đường hô hấp dưới như: Viêm phổi, áp xe phổi, giãn phế quản, COPD, xẹp phổi, người bệnh có thở máy, người nằm bất động lâu ngày.
Như trường hợp của bác Vũ Văn Lợi, 65 tuổi, trú tại thôn 2, xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, một bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nhiều năm nay, bác cũng thường xuyên gặp tình trạng đờm không khạc ra được. Bác Lợi chia sẻ: “Tôi bị ho đờm nặng lắm, nhất là vào ban đêm, cứ thiu thiu vào giấc một cái tôi lại ho, đờm nó chắn ngang ngực ấy, dù dốc hết sức rồi mà cũng không khạc được nó ra. Nhiều hôm, vợ đang ngủ mà bị tôi gọi dậy để vỗ thùm thụp vào lưng đến cả chục phút thì bác mới khạc được một ít đờm.
Sử dụng thảo dược có tác dụng chống viêm, long đờm
Các thảo dược như tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh khi kết hợp với nhau giúp làm giảm ho, loãng và long đờm, chống viêm, kháng khuẩn mạnh. Những tác dụng này sẽ giúp giảm lượng đường trong phế quản, đồng thời làm loãng đờm khiến chúng dễ dàng được khạc ra ngoài.
Lá bạch đàn tốt cho người có đờm không khạc ra được
Cải thiện tốt các bệnh lý gây đờm
Với các bệnh lý như viêm phế phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD…, nếu bệnh nhân chỉ sử dụng biện pháp giảm triệu chứng mà không khắc phục được nguyên nhân gốc của bệnh, tình trạng sẽ tái đi tái lại, thậm chí ngày càng nghiêm trọng.
Nguyên nhân gốc của các bệnh lý này là do phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc lá, khói bụi, môi trường ô nhiễm, độc hại. Để khắc phục nguyên nhân này, người bệnh cần:
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào và tránh xa khói thuốc, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Khói bụi, bụi đường, bụi sơn, bụi gỗ hay các chất tẩy rửa hóa học .
- Sử dụng máy lọc không khí trong nhà để loại bỏ bụi bặm, cải thiện chất lượng môi trường sống.
- Uống BoniDetox với liều 4-6 viên/ngày để tăng cường khả năng tự bảo vệ của phổi, đồng thời làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng cho phổi. Ngoài ra, sản phẩm này còn có đầy đủ các thảo dược giúp long đờm, chống viêm, giảm ho như tỳ bà diệp, bồ công anh, lá bạch đàn, từ đó giúp giảm các triệu chứng đờm, ho, khó thở hiệu quả.
BoniDetox- Sản phẩm của Mỹ
BoniDetox- Giải pháp "vàng" giúp bảo vệ và giải độc phổi
BoniDetox là sự lựa chọn tối ưu cho những người gặp tình trạng đờm không khạc ra được, ho lâu ngày, khó thở do các bệnh lý mạn tính đường hô hấp dưới như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính, hen phế quản… Hiệu quả của sản phẩm đến từ các thành phần:
- Baicalin: Giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, giúp lá phổi khỏe mạnh, từ đó loại bỏ được chuỗi ngày ho kéo dài uống thuốc không khỏi.
- Xuyên tâm liên và lá oliu, cam thảo Italia: Có tác dụng giúp chống oxy hóa, loại bỏ độc tố, làm sạch và giải độc cho phổi hiệu quả.
- Cúc tây: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta, Edmonton, Canada, chiết xuất cúc tây làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang. Đại thực bào phế nang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ phổi khi chúng có khả năng phát hiện, tiêu diệt sau đó loại bỏ các độc tố trước khi chúng kịp tiến sâu vào trong phổi.
- Xuyên bối mẫu: giúp kích hoạt lại hệ thống lông mao. Lông mao có tác dụng đẩy các chất thải ra ngoài, ngăn không cho chúng tiến sâu vào trong để gây bệnh.
- Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh: giúp giảm đờm, ho, khó thở, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
- Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản: giúp tăng cường sức đề kháng phổi, giảm nguy cơ u bướu phổi hiệu quả nhờ tác dụng tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp giảm nguy cơ ung thư cũng như giảm đáng kể sự phát triển khối u và di căn ở bệnh nhân ung thư phổi.
Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn có lời giải đáp cho câu hỏi “Đờm không khạc ra được phải làm sao?”. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 (trong giờ hành chính) để được các dược sĩ đại học tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM: