Giãn phế quản có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cập nhập: Thứ hai, 20/07/2020

 

    Khi được chẩn đoán bị giãn phế quản, rất nhiều trường hợp đó cũng là lần đầu tiên nghe đến căn bệnh này. Với triệu chứng ban đầu khá mờ nhạt khiến người bệnh dễ chủ quan, rằng không nhất thiết phải dùng thuốc, không nhất thiết phải điều chỉnh chế độ sinh hoạt. Thế nhưng, bạn đã hiểu rõ về căn bệnh này chưa? Giãn phế quản có nguy hiểm không? Và nguy hiểm đến mức nào? Mời bạn tìm câu trả lời chính xác nhất trong bài viết dưới đây.

 

Giãn phế quản có nguy hiểm không?

Giãn phế quản có nguy hiểm không?

 

Bệnh giãn phế quản là gì?

 

   Giãn phế quản là bệnh mà tổ chức chống đỡ của thành phế quản (lớp cơ, lớp chun, lớp sụn) bị tổn thương và phá hủy dẫn đến tình trạng một hoặc nhiều phế quản bị giãn liên tục, vĩnh viễn không hồi phục.

 

   Giãn phế quản thường xảy ra sau phế quản phế viêm, ho gà, cúm, sởi, lao phổi. Ở người bệnh giãn phế quản,  hệ thống lông chuyển bị phá hủy và tăng tiết đờm nhầy.

 

   Người bệnh ho khạc ra rất nhiều đờm (có thể hơn 500 ml đờm mỗi ngày), tuy nhiên đờm không được khạc hết ra ngoài mà một phần vẫn còn trong phế quản. Chúng là nơi khu trú và phát triển của các vi khuẩn. Điều này khiến tình trạng nhiễm trùng và viêm ngày càng trầm trọng, dẫn đến giãn phế quản ngày càng nặng, tình trạng ứ đọng đờm cũng tăng lên. Cứ như vậy tạo thành một vòng luẩn quẩn, khiến bệnh không thể cải thiện mà ngày một nghiêm trọng hơn.

 

 

Phổi của người bệnh giãn phế quản

Phổi của người bệnh giãn phế quản

 

Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?

 

    Như đã trình bày ở trên, giãn phế quản là bệnh lý tổn thương vĩnh viễn không hồi phục và tiến triển nặng dần theo thời gian.

 

   Trong quá trình bị bệnh sẽ có những đợt cấp với triệu chứng ho, khạc đờm mủ nặng kèm theo khó thở. Đợt cấp tái diễn nhiều lần dẫn đến tình trạng khó thở thường xuyên và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, viêm phổi tái phát, ho ra máu nặng, áp xe não, giãn phế nang, suy hô hấp và suy tim phải. Đây là những biến chứng hết sức nguy hiểm, làm rút ngắn thời gian sống còn lại của người bệnh.

 

Giãn phế quản rất nguy hiểm

Giãn phế quản rất nguy hiểm

 

   Đặc biệt, khi người bệnh có nhiều đợt bội nhiễm, giãn phế quản ở nhiều vùng của phổi, suy hô hấp, suy tim phải thì tiên lượng bệnh xấu hơn rất nhiều.

 

   Các triệu chứng ho khạc đờm nhiều kèm theo khó thở khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút nghiêm trọng, người luôn uể oải, mệt mỏi. Sức lao động suy giảm cùng với chi phí điều trị cao, kéo dài khiến kinh tế cũng bị suy giảm theo.

 

Nguyên nhân gây ra giãn phế quản là gì?

 

Các nguyên nhân của bệnh giãn phế quản là:

 

- Mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp nặng và tái diễn khi còn nhỏ: Viêm phổi nặng, ho gà, lao phổi, bệnh sởi. Khi tiêm vacxin đầy đủ thì nguyên nhân này dần dần sẽ ít đi.

 

- Suy giảm miễn dịch (do di truyền hoặc do bệnh HIV) khiến phổi dễ bị nhiễm trùng và tổn thương mô hơn.

 

- Do bệnh Aspergillus phổi - phế quản dị ứng: Khi một người bị dị ứng Aspergillus hít phải bào tử của nấm này, nó có thể gây ra phản ứng dị ứng và viêm dai dẳng, từ đó có thể tiến triển thành giãn phế quản. 

 

- Do hít phải vật lạ: Mẩu thức ăn, acid dạ dày trào ngược… làm kích hoạt viêm dẫn đến giãn phế quản.

 

- Bệnh xơ nang: Xơ nang là một rối loạn di truyền phổi bị tắc nghẽn bởi chất nhầy. Chất nhầy sau đó cung cấp một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển làm nhiễm trùng, viêm, dẫn đến giãn phế quản.

 

- Rối loạn hoạt động lông chuyển do nguyên nhân bẩm sinh, di truyền.

 

- Do các bệnh tự miễn: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống...

 

   Các tác nhân trên đều dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn, viêm dẫn đến phá hủy thành phế quản. Ứ đọng đờm mủ trong phế quản và viêm nhiễm là yếu tố khiến cho bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian.

 

Bị nhiễm trùng hô hấp nặng kéo dài ngày nhỏ là một nguyên nhân của giãn phế quản

Bị nhiễm trùng hô hấp nặng kéo dài ngày nhỏ là một nguyên nhân của giãn phế quản

 

Điều trị giãn phế quản như thế nào?

 

   Bệnh giãn phế quản không thể điều trị khỏi, nhưng chúng ta có thể tác động làm giảm triệu chứng, ngăn chặn nhiễm trùng, ngăn biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các phương pháp điều trị giãn phế quản đó là:

 

- Dẫn lưu đờm mủ phế quản: Là dùng kĩ thuật kết hợp xoa bóp, vỗ rung, lắc lồng ngực sao cho đờm mủ từ phế quản thoát ra ngoài dễ dàng.

 

Phương pháp dẫn lưu đờm

Phương pháp dẫn lưu đờm

 

- Hút phế quản: Dùng một ống thông vào phế quản rồi hút và rửa phế quản bằng nước muối sinh lý. Phương pháp này giúp làm sạch đờm trong phế quản cho người bệnh.

 

- Dùng thuốc long đờm: Acetylcystein, benzoat natri… giúp đờm loãng hơn và dễ khạc ra ngoài. Uống nhiều nước hoặc truyền dịch góp phần làm loãng đờm.

 

- Dùng kháng sinh: Khi có nhiễm khuẩn, trong đợt cấp, thường dùng kết hợp các kháng sinh với nhau, mỗi đợt dùng kéo dài 2 tuần.

 

Dùng kháng sinh

Dùng kháng sinh

 

- Dùng thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 khi người bệnh bị co thắt phế quản dẫn đến khó thở.

 

- Thở oxy trong đợt nhiễm khuẩn cấp khi thiếu oxy máu.

 

- Trong trường hợp ho ra máu nặng, người bệnh cần được truyền máu.

 

- Một số trường hợp, người bệnh phải cắt một bên phổi hoặc cắt thùy phổi.

 

   Để đạt được các mục tiêu điều trị kể trên, ngoài việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh nhân nên sử dụng thêm các thảo dược tự nhiên. Khi dùng các thảo dược có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, long đờm, giảm ho, giãn phế quản, bạn sẽ hạn chế được tối đa các đợt cấp, các triệu chứng ho đờm khó thở cũng được cải thiện. Đặc biệt, thảo dược có tính an toàn. Vì thế, người bệnh hoàn toàn có thể dùng lâu dài, thường xuyên mà không cần lo lắng về việc gặp các tác dụng không mong muốn.

 

Các thảo dược giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm ho, long đờm hiệu quả

 

   Từ xa xưa, khi kháng sinh chưa được biết đến thì y học cổ truyền đã biết dùng các loại thảo dược cho những bệnh ho đờm kéo dài. Ngày nay, khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh được tác dụng kháng khuẩn của một số thảo dược được coi là “kháng sinh thực vật”. Tiêu biểu nhất đó là:

 

Lá bạch đàn

 

   Chiết xuất bạch đàn đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn mạnh với hoạt tính kháng khuẩn được đánh giá tương đương với kháng sinh gentamycin. Chính vì vậy, thảo dược này được dùng nhiều và cho hiệu quả rất tốt trong các trường hợp viêm nhiễm, đặc biệt là những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.

  Không chỉ vậy, hoạt chất Cineol trong tinh dầu bạch đàn có tính chất sát trùng, thông mũi, long đờm, do đó giúp giảm tắc nghẽn, dịu xoang, giảm ho. Tác dụng này có ý nghĩa rất quan trọng với những người mắc bệnh trên phổi với triệu chứng ho khạc đờm, khó thở.

Lá bạch đàn

Lá bạch đàn

Bồ công anh

 

   Bồ công anh là vị thuốc quý trong nhiều bài thuốc cổ phương của Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và các nước Trung Đông. Trong y học cổ truyền, bồ công anh có tác dụng giải độc tiêu viêm, dùng trong những trường hợp bị viêm nhiễm cho hiệu quả rất tốt.

   Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh bồ công anh có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, dùng trong các trường hợp viêm nhiễm, trong đó bao gồm viêm phổi và viêm phế quản.

 

Bồ công anh

Bồ công anh

 

Tỳ bà diệp

   Trong y học cổ truyền, tỳ bà diệp là vị dược liệu nổi tiếng trong các bài thuốc chữa ho, hen suyễn, viêm phổi và viêm phế quản mãn tính cũng như các bệnh lý trên phổi có triệu chứng nhiều đờm, khó thở.

   Dược lý hiện đại đã chứng minh tỳ bà diệp có tác dụng giãn phế quản hiệu quả, dùng trong trường hợp người bệnh khó thở do co thắt cơ trơn phế quản. Đồng thời, chiết xuất tỳ bà diệp cũng đã được chứng minh có tác dụng kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, làm giảm tiết chất nhầy trong đường hô hấp và tống đờm ra ngoài. Tác dụng này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm triệu chứng. Việc tống đờm ra ngoài giúp loại bỏ nơi khu trú và phát triển của vi khuẩn.

 

Tỳ bà diệp

Tỳ bà diệp

 

   Sự kết hợp 3 thảo dược trên sẽ làm tăng tác dụng long đờm, tống đờm ra ngoài, kháng khuẩn, chống viêm… Điều này giúp cắt đứt vòng luẩn quẩn giữa nhiễm khuẩn - viêm - giãn phế quản - tắc nghẽn phế quản - ứ đọng- nhiễm khuẩn, từ đó ngăn bệnh tiến triển nặng thêm.

   Tất cả các thảo dược này cùng nhiều thảo dược khác được kết hợp trong sản phẩm BoniDetox của Mỹ.

 

BoniDetox - Bảo bối đến từ tự nhiên dành cho người bệnh giãn phế quản

  BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ, là giải pháp hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân giãn phế quản nhờ những thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng.

   BoniDetox là sự kết hợp hoàn hảo của bồ công anh, lá bạch đàn và tỳ bà diệp theo tỷ lệ đã được nghiên cứu và thử nghiệm nhiều lần. Từ đó, sản phẩm BoniDetox rất hiệu quả trong việc chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho, long đờm, giúp giảm nhanh triệu chứng cũng như ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.

 

   Đặc biệt, BoniDetox có chứa các thảo dược giúp bảo vệ và giải độc cho phổi trước các độc tố như khói, bụi, chất độc hại, virus, vi khuẩn… Đó là nhờ thành phần Baicalin (trong hoàng cầm), xuyên tâm liên, lá oliu, cam thảo Ý, xuyên bối mẫu, cúc tây. Các thảo dược này giúp chống oxy hóa, làm sạch, loại bỏ độc tố trong phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây bệnh mới.

 

Sản phẩm BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ

Sản phẩm BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ

 

    Không chỉ vậy, BoniDetox còn chứa thành phần Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản. Fucoidan vừa làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK (tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen), vừa điều hòa chu kỳ tế bào, thúc đẩy tế bào chết theo chu trình, vừa ức chế hình thành mạch máu mới đến tế bào ung thư. Vì vậy, thành phần Fucoidan giúp BoniDetox có tác dụng phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả cho người bệnh giãn phế quản.

 

Tảo nâu Nhật Bản

Tảo nâu Nhật Bản

 

   Không đơn giản chỉ là dùng dược liệu thô, các thảo dược này đều đã trải qua quy trình chiết xuất hiện đại, giúp thu được tối đa tinh chất quý và loại bỏ các tạp chất. Vì vậy, khi dùng BoniDetox, hiệu quả của các thảo dược này được tăng lên nhiều lần so với khi dùng dược liệu thô đơn thuần.

 

BoniDetox được sản xuất bởi công nghệ hiện đại nhất tại Mỹ

   Không chỉ có thành phần toàn diện, tác dụng vượt trội của BoniDetox còn được tạo nên bởi công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới -  công nghệ bào chế microfluidizer. Công nghệ này được áp dụng tại nhà máy đạt chuẩn cGMP là J&E International (đặt tại Mỹ) thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals.

 

  Với công nghệ này, các thành phần từ thảo dược được chuyển tới buồng tương tác với tốc độ 400m/s bởi 1 máy bơm áp suất cao. Khi vào trong buồng, nguyên liệu sẽ chịu những lực rất mạnh gây phá vỡ tế bào, đồng thời được làm mát ngay tức thì. Nhờ đó giúp tạo ra những phân tử hạt có kích thước nano (<70 nm), đồng nhất và ổn định, sinh khả dụng có thể lên tới 100%.

 

Chuyên gia giải đáp vấn đề “Giãn phế quản có nguy hiểm không?”

 

    Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện Trung ương quân đội 108:  “Giãn phế quản là bệnh lý rất nguy hiểm vì không thể chữa khỏi, bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian và gây ra những biến chứng vô cùng nặng nề. Tình trạng ứ đọng đờm trong phế quản, viêm và nhiễm trùng là yếu tố gây bệnh và khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Chính vì vậy, kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm, làm sạch đường thở là điều rất quan trọng”.

 

“Nói về một giải pháp hiệu quả mà an toàn thì tôi chọn sản phẩm BoniDetox của Mỹ. BoniDetox chứa các thảo dược giúp chống viêm, kháng khuẩn, long đờm tốt, từ đó giúp kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm và sự ứ đọng đờm trong đường thở, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người bệnh. Không chỉ vậy, sản phẩm này còn chứa các thảo dược giúp giải độc phổi và phòng ngừa ung thư hiệu quả”.

 

“Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên dùng BoniDetox với liều 2-4 viên, dùng liên tục trong tối thiểu 2-4 tháng. Vì thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên sản phẩm rất an toàn, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng lâu dài”.

 

   Những thông tin của bài viết là câu trả lời đầy đủ và chính xác cho câu hỏi “Giãn phế quản có nguy hiểm không?” đồng thời đưa ra nguyên nhân, cách điều trị cũng như giải pháp tối ưu cho bạn. Và BoniDetox chính là lựa chọn thông minh và tốt nhất lúc này. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Xem thêm:

Bài viết cùng chủ đề

Bị ho kiêng ăn gì? Nên ăn gì để nhanh khỏi?

Bị ho kiêng ăn gì? Người đang bị ho cần hạn chế ăn đồ cay, đồ quá lạnh, nhiều dầu mỡ, những thực phẩm có vỏ, ví dụ như tôm, kẹo và socola…

Hành trình khỏe mạnh trở lại khi mắc bệnh phế quản tắc nghẽn

 Chú Tô Hoài Việt ở số 162/2, đường Trần Quốc Tuấn, phường 4, TP Bến Tre, điện thoại: 0913.886.092 – một cựu kỹ sư điện tử 61 tuổi đang mang trong người căn bệnh phế quản tắc nghẽn mãn tính vô cùng nguy hiểm

Người bệnh hen suyễn kiêng gì và nên ăn gì?

Bị hen suyễn kiêng gì và nên ăn gì? Giải pháp nào là tốt nhất? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết ngay sau đây. Mời các bạn cùng đón đọc.

Phương pháp tập thở cơ hoành cho người bệnh viêm phế quản mạn tính và COPD

Bài tập thở cơ hoành là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh viêm phế quản mạn tính và COPD. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để nắm được kỹ thuật và những những lưu ý cho bệnh này nhé!

3 Nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường gặp và cách cải thiện bệnh hiệu quả

Nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì? Làm thế nào để cải thiện bệnh hiệu quả? Những câu hỏi đó sẽ được Thảo Dược Bốn Phương giải đáp chi tiết ở bài viết ngay sau đây!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDetox

BoniDetox

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDetox 360.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi