Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD

Cập nhập: Thứ ba, 19/09/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Đa phần, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD thường chỉ tập trung dùng thuốc để cải thiện bệnh, không để ý chế độ ăn uống. Trong khi đó, cơ thể họ lại cần nhiều năng lượng hơn để hô hấp. Hậu quả là không ít người bị suy dinh dưỡng, sức khỏe càng sụt giảm. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hé lộ chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD, mời các bạn cùng đón đọc!

 

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD là gì?

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD là gì?

 

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD quan trọng như thế nào?

   Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh mà chức năng thông khí của phổi bị suy giảm không hồi phục do viêm phế quản mạn tính và/hoặc khí phế thũng (giãn phế nang).

   Bệnh gây ra các cơn ho, đờm, khó thở, làm giảm khả năng lao động, giảm chất lượng cuộc sống. Đôi khi, người bệnh còn có đợt khó thở cấp tính, đe dọa tính mạng nếu không xử lý kịp thời.

   Bởi vậy, nhiều bệnh nhân thường chỉ quan tâm đến việc cải thiện bệnh, không để ý chế độ ăn uống. Thực tế, một chế độ dinh dưỡng phù hợp rất quan trọng đối với người bị COPD, bởi lẽ:

  • Cơ thể của chúng ta sử dụng thực phẩm làm nhiên liệu cho tất cả các hoạt động.
  • Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD phù hợp sẽ giúp họ dễ thở hơn, sức khỏe thể chất và tinh thần cũng tốt hơn.
  • Nếu béo phì, tình trạng khó thở sẽ càng tồi tệ. Ngược lại, nếu suy dinh dưỡng, người bệnh càng nhanh chóng kiệt sức, suy nhược cơ thể, dễ mắc bệnh lý nhiễm trùng, tăng nguy cơ khởi phát đợt cấp.

   Do đó, việc đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh COPD.

   Thế nhưng thực tế, không ít bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, khiến sức khỏe thể chất càng sụt giảm.

   Một nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa Y tế Công cộng, Khoa Y, Đại học Inönü, Malatya, Thổ Nhĩ Kỳ và một số đơn vị khác về tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD cho kết quả: Có 17% bệnh nhân COPD trong nghiên cứu này bị suy dinh dưỡng. Tình trạng này khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính càng tồi tệ hơn.

 

 Vì sao người bệnh COPD dễ bị suy dinh dưỡng?

Vì sao người bệnh COPD dễ bị suy dinh dưỡng?

 

Vì sao người bệnh COPD dễ bị suy dinh dưỡng?

   Nguyên nhân khiến người bệnh COPD bị suy dinh dưỡng bao gồm:

Cơ thể tăng tiêu thụ calo

   Tình trạng tắc nghẽn phế quản và ứ khí trong lồng ngực khiến người bệnh thường xuyên phải thở gắng sức. Cơ hô hấp phải hoạt động nhiều hơn, nhịp thở tăng nhanh hơn. Tất cả những hoạt động đó đều cần sử dụng năng lượng.

   Theo Tổ chức COPD (Hoa Kỳ), những người bị khó thở do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần thêm từ 430 đến 720 calo mỗi ngày.

Nguồn cung cấp năng lượng bị ảnh hưởng

   Mặc dù cơ thể phải dùng nhiều năng lượng nhưng chế độ ăn uống của người bệnh COPD thường không được đảm bảo. Bởi:

  • Tình trạng ứ khí làm cho lồng ngực căng phồng quá mức và ép vào dạ dày, khiến người bệnh COPD rất dễ mệt, khó thở hơn khi ăn no. Điều này dẫn đến tình trạng chán ăn, cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất. Và hậu quả là người bệnh COPD bị suy dinh dưỡng.
  • Người bệnh COPD ít đi lại, ít vận động để tránh khó thở. Điều này vô tình làm họ ít thấy đói, giảm cảm giác thèm ăn.
  • Một số trường hợp do thường xuyên lo lắng quá mức về bệnh tật dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thậm chí bị loét dạ dày, ảnh hưởng nhiều đến ăn uống.

   Nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng trong khi người bệnh ăn kém, chán ăn chính là nguyên nhân khiến họ bị suy dinh dưỡng và sụt cân bất thường.

 

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD như thế nào?

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD như thế nào?

 

Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD

   Để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng năng lượng của cơ thể, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp như sau:

  • Tăng cường bổ sung năng lượng từ tinh bột, đạm, chất béo theo tỷ lệ 50%:15%:35% một ngày, ăn 2-4 chén cơm/ngày, ăn đủ đạm, chất béo (nên ăn chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật).
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin, omega-3, vi chất từ rau, củ, quả, đặc biệt là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E.
  • Ăn thực phẩm giàu phốt pho, canxi, kali, magnesium như: Sữa, hải sản, các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, rau má để tăng sức khỏe cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn).
  • Giảm các loại thức ăn lỏng, chẳng hạn như canh hay nước lọc uống kèm trong bữa ăn để tránh tình trạng đầy bụng, nhanh no.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng hơn.
  • Tránh những loại thực phẩm, món ăn gây đầy hơi, khó tiêu.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, nên ăn chậm, ăn từng miếng nhỏ, chọn thực phẩm mềm, dễ nhai.
  • Nếu căng thẳng, lo lắng dẫn đến chán ăn, bạn nên thực hiện các biện pháp cải thiện tâm trạng của mình: Có suy nghĩ tích cực hơn, thực hiện ngồi thiền và những bài tập thở cho người bệnh COPD.

 

Điều quan trọng là kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả

   Hiện tượng khó thở và sự tiến triển nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra sự chán ăn, tăng tiêu thụ calo, từ đó dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Và ngược lại, khi bị suy dinh dưỡng, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD, bạn cần có biện pháp kiểm soát tốt bệnh này.

   Để làm được điều đó, người bệnh cần kết hợp hiệu quả giữa việc dùng thuốc và phương pháp giải độc phổi. Giải độc phổi có ý nghĩa rất quan trọng, giúp giải quyết nguyên nhân gốc gây COPD là tình trạng nhiễm độc phổi do khói bụi, khí thải độc hại… Khi hai lá phổi được thanh lọc độc tố, người bệnh sẽ hít thở dễ dàng hơn, các triệu chứng và cơn cấp tính được phòng ngừa hiệu quả.

   Phương pháp giải độc phổi tối ưu nhất chính là sử dụng BoniDetox của Mỹ. Bạn chỉ cần dùng 4 viên BoniDetox mỗi ngày, sau khoảng 1 tháng, các triệu chứng ho, đờm sẽ được cải thiện. Sau 2 - 4 tháng, phổi được làm sạch, người bệnh sẽ hít thở dễ dàng hơn, nguy cơ tái phát đợt cấp cũng được giảm thấp.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD. Khi sức khỏe thể chất được củng cố, khả năng kiểm soát bệnh cũng trở nên dễ dàng hơn. Nếu còn băn khoăn gì khác, mời bạn liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1044 giờ hành chính để được tư vấn nhanh nhất, cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nguy hiểm như thế nào? Đâu là giải pháp tối ưu?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nguy hiểm như thế nào? Làm sao để cải thiện bệnh tốt nhất? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Người thương binh và bí quyết kiểm soát bệnh COPD

Bác Phạm Xuân Ngừng, 70 tuổi trú tại xóm 1, thôn Tử Tế, xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Quảng Ninh: BoniDetox - Đột phá mới giúp tôi chiến thắng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Thầy giáo Nghiêm Xuân Tẩy (73 tuổi ở số nhà 359 Tràng Bạch, Hoàng Quế, Đông Triều, Quảng Ninh; điện thoại: 0904.558.422)

Có BoniDetox - Tôi vẫn sống khỏe mạnh dù mang bệnh COPD trong người

Bác Trần Văn Tấm, 76 tuổi ở số 2, ngõ 219/16/10 Nguyễn Ngọc Vũ, p. Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

3 Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính điển hình và cách cải thiện hiệu quả

Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì? Cách cải thiện hiệu quả ra sao? Những câu hỏi đó sẽ được các chuyên gia của Thảo Dược Bốn Phương giải đáp chi tiết ở bài viết ngay sau đây!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDetox

BoniDetox

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDetox 360.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi