Hen suyễn là bệnh lý mãn tính đường hô hấp rất phổ biến hiện nay. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính đến năm 2025, số người mắc bệnh hen suyễn sẽ lên tới 400 triệu người. Nhiều người bệnh lo lắng rằng, với những biểu hiện như ho, khó thở, thở khò khè, căn bệnh này của mình có thể lây sang những người thân trong gia đình. Vậy thực tế bệnh hen suyễn có lây không? Biện pháp nào giúp cải thiện bệnh tối ưu? Mời bạn đọc cùng Thảo Dược Bốn Phương tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Bệnh hen suyễn có lây không?
Bệnh hen suyễn có lây không?
Bệnh hen suyễn được đặc trưng bởi tình trạng đường thở bị viêm, sưng phù, dễ bị co thắt, làm cản trở luồng không khí ra vào phổi. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: Khó thở, thở khò khè, đau thắt ngực, ho khan hoặc ho có đờm,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn không phải do vi khuẩn, virus hay nấm nên chúng ta có thể khẳng định rằng bệnh không có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng. Vậy tại sao tỷ lệ số người mắc bệnh này ngày càng gia tăng? Nguyên nhân là do căn bệnh này mang tính di truyền và chịu tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài. Cụ thể bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn nếu:
- Có người thân trong gia đình mắc bệnh hen suyễn hoặc các bệnh dị ứng: Theo thống kê, nếu bố hoặc mẹ bị hen suyễn thì 20-30% những đứa con của họ có thể mắc bệnh này; nếu cả bố và mẹ đều bị hen suyễn thì tỷ lệ đó sẽ tăng lên đến 50%.
- Thừa cân, béo phì: Ở những người thừa cân, béo phì có sự gia tăng chất trung gian hóa học tác động trên đường hô hấp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
- Cơ địa đặc biệt nhạy cảm với một số dị nguyên như: Bụi nhà, các loại lông động vật, gián, nấm, ẩm mốc, phấn hoa,…
- Hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá: Khói thuốc lá có chứa đến hơn 7000 hóa chất độc hại, chúng tấn công khiến phổi bị tổn thương và nhiễm độc, từ đó phổi trở nên nhạy cảm hơn với các dị nguyên và dễ gặp những đợt nhiễm trùng hô hấp hơn… Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, đồng thời là yếu tố khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, chứa nhiều chất độc hại như bụi mịn, khói, khí đốt, bụi nghề nghiệp (bụi than, bụi vải, bụi gỗ…): Chúng gây kích thích phế quản dẫn đến cơn hen hoặc khiến phổi bị nhiễm độc, làm khả năng phòng vệ của phổi trong việc chống lại nhiễm trùng bị suy yếu, phổi sẽ dễ bị viêm nhiễm hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Phổi bị nhiễm độc do khói thuốc lá góp phần hình thành và làm nặng thêm bệnh hen suyễn
Khi đã mắc bệnh, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì bạn sẽ phải đối mặt với những biến chứng khôn lường.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn là gì?
Các biến chứng thường gặp ở người bệnh hen suyễn là:
- Suy hô hấp cấp tính xảy ra trong những trường hợp có cơn hen phế quản cấp tính mức độ nặng hoặc hen ác tính, trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
- Nhiễm khuẩn hô hấp: Khi bị hen suyễn, đường thở tắc nghẽn liên tục, tăng tiết đờm nhầy là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn cư trú, gây nhiễm khuẩn tái đi tái lại, khiến các triệu chứng bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.
- Tâm phế mạn: Ở bệnh nhân hen suyễn, phổi bị tổn thương lâu ngày làm tăng áp lực động mạch phổi. Điều đó buộc tim phải tăng sức co bóp để bơm máu lên phổi, về sau thành cơ tim sẽ dãn dần và biểu hiện thành suy tim phải (tâm phế mạn).
- Khí phế thũng: Đường dẫn khí của người bệnh hen suyễn bị cản trở, làm khí bị ứ lại trong lồng ngực, kéo theo sự đàn hồi của các phế nang giảm dần theo thời gian. Dần dần, cấu trúc của các phế nang bị phá vỡ. Khi thở ra, phế nang không xẹp lại để đẩy không khí ra được, gây khó thở, thở khò khè, tức ngực.
- Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Đây cũng là hệ quả do khí ứ lại trong thì thở ra, các phế nang giãn rộng, áp lực trong phế nang tăng lên. Khi đó, nếu phải làm việc gắng sức hoặc ho mạnh, thành phế nang dễ bục vỡ gây tràn khí màng phổi. Đây là một nguyên nhân có thể gây đột tử của người bệnh hen suyễn.
Khí phế thũng là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân hen suyễn
Do đó, người mắc hen suyễn cần sớm áp dụng các biện pháp phù hợp để kiểm soát bệnh thật tốt, tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Các biện pháp khắc phục bệnh hen suyễn
Để bệnh hen suyễn được cải thiện tối ưu, bạn nên áp dụng đồng thời các biện pháp dưới đây:
- Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc dự phòng cơn hen đều đặn hàng ngày.
- Luôn mang theo mình các loại thuốc cắt cơn hen. Khi lên cơn hen, không được nằm, phải ngồi dậy.
- Tránh xa các yếu tố kích thích khiến bản thân lên cơn hen suyễn cấp tính: Lông chó, mèo, phấn hoa, những loại thức ăn dễ gây dị ứng như nhộng tằm, tôm cua...
- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh xa những nơi có không khí ô nhiễm, sử dụng đồ bảo hộ đầy đủ khi làm việc trong môi trường độc hại…
- Giải độc phổi: Giải độc phổi có ý nghĩa rất lớn đối với người bệnh hen suyễn. Bởi các độc tố tích tụ trong phổi lâu ngày khiến phổi bị nhiễm độc là yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển xấu đi, làm tăng tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng trong mỗi cơn hen. Một trong những sản phẩm giúp giải độc phổi hiệu quả cho bệnh nhân hen suyễn đã và đang được nhiều người tin tưởng sử dụng chính là BoniDetox đến từ Mỹ.
BoniDetox - Bí kíp "vàng" giúp giải độc phổi dành cho bệnh nhân hen suyễn
Công thức toàn diện của BoniDetox
BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sự kết hợp của nhiều thảo dược khác nhau giúp giải độc và bảo vệ phổi, giúp phổi luôn khỏe mạnh, từ đó giúp giảm tần suất và mức độ nặng của cơn hen. Đó là:
- Cúc tây: Giúp bảo vệ phổi trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh nhờ tăng cường hoạt động của các đại thực bào phế nang. Các đại thực bào có vai trò phát hiện, bắt giữ và phá hủy các bụi bẩn, vi khuẩn, độc tố từ môi trường.
- Xuyên bối mẫu: Giúp kích hoạt lại hoạt động của hệ thống lông chuyển trong đường thở, đẩy các tác nhân lạ ra ngoài khi chúng tấn công phổi, giúp bảo vệ phổi hiệu quả.
- Xuyên tâm liên, cam thảo Ý, lá oliu: Giúp giải độc cho phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, tăng cường chống oxy hóa…
- Baicalin từ hoàng cầm: Baicalin có công dụng rất hiệu quả trong việc giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại,…). Tác dụng này đã được chứng minh bởi nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc và nhiều nghiên cứu khác trên thế giới.
- Lá bạch đàn, bồ công anh, tỳ bà diệp: Giúp giãn phế quản, giảm ho, long đờm, chống viêm kháng khuẩn, làm thông thoáng đường thở. Nhờ đó, các thảo dược này góp phần hiệu quả trong việc phòng ngừa cơn hen suyễn.
- Fucoidan từ tảo nâu: Giúp tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi.
Cơ chế tác dụng đột phá của BoniDetox
Nhờ công thức toàn diện, BoniDetox không những giúp giảm tần suất và mức độ các cơn hen suyễn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà còn giúp lá phổi khỏe mạnh vì được bảo vệ, phục hồi, nâng cao chức năng một cách toàn diện.
BoniDetox - Mang niềm vui trở lại với người bệnh hen suyễn
Sau khi được phân phối rộng rãi tại nhiều nhà thuốc tây trên khắp cả nước, BoniDetox đã và đang được rất nhiều người bệnh hen suyễn tin tưởng sử dụng và có phản hồi tích cực.
Cô giáo Đặng Thị Bích Dư (58 tuổi), đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định
Cô giáo Đặng Thị Bích Dư (58 tuổi)
“Cách đây khoảng 5 năm, cô hay bị khó thở, một ngày lên tới 6-7 cơn. Mỗi lần lên cơn là cô thấy ngứa cổ, tức ngực, cố gắng rít thật sâu mà vẫn không thở nổi, da dẻ tím tái hẳn. Hết cơn khó thở cô còn bị toát mồ hôi hột, ho sặc sụa và dàn dụa nước mắt. Đi khám thì bác sĩ kết luận cô bị hen suyễn và kê thuốc cho cô dùng. Cô dùng thuốc đều đặn theo đơn mà các cơn hen vẫn tái phát liên tục. Đã thế, cứ làm việc gắng sức là cô lại bị ngất lịm đi và phải nhập viện cấp cứu, nhọc lắm.
“Thật may mắn vì cô được biết đến sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Từ ngày dùng thêm BoniDetox, tuy rằng các cơn hen vẫn xuất hiện nhưng đã nhẹ hơn. Sau 3 tháng kiên trì dùng BoniDetox thì dù có đi đâu hay thay đổi thời tiết đi chăng nữa cô cũng chưa hề bị tái phát cơn hen. Cô vẫn cẩn thận mang theo thuốc xịt bên người cho yên tâm, nhưng đến 1 năm nay cô gần như không phải dùng tới nó nữa. Cô cảm ơn BoniDetox rất nhiều.”
Bác Lê Xuân Lộc, 68 tuổi, ở thôn An Dạ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, điện thoại: 0914.060.795
Bác Lê Xuân Lộc, 68 tuổi
“Bác mắc bệnh hen suyễn cũng lâu lắm rồi. Mỗi lần lên cơn hen cấp tính là bác lại bị khó thở, không thở ra được, ngực bị bóp chặt lại, cảm giác như đang bị cả chục cân đá nó đè lên ngực ấy. Sau đó, bác còn bị ho, đờm bám chặt ở cổ, khạc không ra. Bình thường không bị cơn hen thì người bác cũng mệt, leo được vài bậc cầu thang là bác bị thở dốc, sức khỏe càng ngày càng kém. Bác sử dụng thuốc đúng theo lời dặn của bác sĩ nhưng bệnh tình không thuyên giảm.”
“Tình cờ bác biết đến sản phẩm BoniDetox nên mua về dùng với liều 4 viên mỗi ngày kèm thuốc bác sĩ kê. Sau 3-4 tuần sử dụng, bác thấy người khỏe hơn, giảm ho, khạc được ra đờm, đờm ban đầu còn đóng thành từng cục vàng, sau đó loãng và trắng trong, đỡ khó thở, tần suất cơn hen thưa dần. Bác kiên trì dùng BoniDetox đến tháng thứ 4 thì không còn bị ho, đờm hay tức ngực nữa, bác hít thở nhẹ nhàng, người khỏe khoắn. Đã rất lâu rồi bác chưa thấy cơn hen nào tái phát, thật kỳ diệu!”
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc trả lời được câu hỏi: “Bệnh hen suyễn có lây không?”. Để cải thiện bệnh lý này một cách tối ưu nhất, giải độc phổi là nhiệm vụ quan trọng không thể bỏ qua. Và BoniDetox của Mỹ sẽ giúp bạn làm được điều đó. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: