Sau gần 4 tháng, Hà Nội ghi nhận 1 ca tử vong do Covid-19

Cập nhập: Thứ ba, 25/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 22/4/2023, Hà Nội ghi nhận 1 ca tử vong do Covid-19 sau gần 4 tháng cả nước không ghi nhận ca tử vong nào. Như vậy, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.187 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 

Ca Covid-19 tại Hà Nội tử vong có tiền sử rối loạn đông máu

   PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: Ca tử vong vì Covid-19 vừa ghi nhận tại Hà Nội là bệnh nhân nam, 47 tuổi, tiền sử rối loạn đông máu. Đây là ca đầu tiên tử vong vì Covid-19 trong năm 2023.

   PGS.TS Khuê cho biết, bệnh nhân được chuyển đến BV Phổi Hà Nội trong tình trạng nguy kịch, thở máy, sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu nặng, suy đa phủ tạng.

   Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ ở đây đã nỗ lực can thiệp cấp cứu, truyền chế phẩm máu và dùng thuốc điều trị hồi sức tối đa, tuy nhiên chỉ sau 19 tiếng nhập viện, bệnh nhân đã không may mắn, qua đời.

   “Được biết, 2 tháng trước bệnh nhân từng điều trị bệnh viêm phổi, tràn dịch màng phổi tại BV Phổi Trung ương”.

   Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ ngày 15-22/4/2023, cả nước ghi nhận 13.475 ca mắc mới Covid-19, tăng khoảng 6,7 lần so với tuần liền kề trước đó (từ 8-14/4/2023, với 2.000 ca).

   Về tình hình tiêm vaccine phòng Covid-19, đến nay đã thực hiện tiêm 266.142.934 liều ở các lứa tuổi.

 

tiêm chủng vaccine phòng Covid-19

Hà Nội bố trí 10 điểm tiêm chủng vaccine phòng Covid-19

 

Hà Nội tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

   UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, UBND thành phố trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

   Trong đó cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế, trong đó tập trung vào thông điệp 2K của Bộ Y tế: Khẩu trang, khử khuẩn.

   UBND các quận, huyện, thị xã chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh trong nước, thành phố và địa phương để có phương án triển khai kịp thời. Kiên quyết, kiên trì và kiên định đảm bảo kiểm soát tình hình dịch bệnh để phát triển kinh tế - xã hội; phòng bệnh từ sớm, từ xa và từ cơ sở, mục tiêu dứt khoát không để dịch bệnh bùng phát trở lại.

   Triển khai các giải pháp đẩy mạnh tổ chức việc tiêm chủng, đảm bảo không bỏ sót đối tượng, tuyên truyền lợi ích hiệu quả của vaccine phòng Covid-19, vận động học sinh và phụ huynh học sinh, người chăm sóc trẻ đưa con em đi tiêm chủng, tổ chức tiêm chủng để tăng tỷ lệ bao phủ vaccine.

   UBND TP Hà Nội cũng chỉ đạo tăng cường nhân lực hỗ trợ cho y tế cơ sở theo diễn biến dịch bệnh, giám sát người mắc Covid-19 tại nhà, quản lý chặt chẽ đối tượng nguy cơ khi mắc Covid -19, chuyển viện kịp thời. Tăng cường kiểm tra, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với các cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh doanh, tổ chức sự kiện, dịch vụ tại địa phương.

   Bên cạnh đó, UBND thành phố yêu cầu tăng cường triển khai biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

    Chỉ đạo các Bệnh viện, Trung tâm Y tế đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả những trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với nhóm nguy cơ cao, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị.

 

Dịch Covid -19 khó bùng phát lớn

   Trước nguy cơ lây lan dịch Covid -19, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, dù số ca mắc có gia tăng nhưng khả năng dịch bùng phát lớn, gây quá tải cho hệ thống y tế hay số ca tử vong tăng mạnh như đợt dịch ở TPHCM và nhiều tỉnh phía Nam năm 2021 là khó xảy ra.

   Bởi hiện biến chủng phụ dù lây lan nhanh nhưng vẫn là biến thể của chủng Omicron, chủ yếu gây bệnh nhẹ, không gây ra triệu chứng nặng.

   Tuy nhiên, ngành y tế cần đánh giá lại nguy cơ của Covid -19 xem liệu có xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm, gây diễn biến nặng, các triệu chứng nguy hiểm hay có thể vô hiệu hóa vaccine chúng ta đang sử dụng hay không.

   Từ đó có cảnh báo cho người dân, đưa ra các phản ứng phù hợp để chủ động trong công tác phòng chống dịch.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Huyết khối là gì? Nguyên nhân khiến huyết khối hình thành và cách phòng ngừa?

Huyết khối còn được gọi là cục máu đông, nguyên nhân gây huyết khối là do các bất thường trong lòng mạch, và rối loạn huyết động,...

Nhồi máu não: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Nhồi máu não là một bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân thường gặp nhất là do xơ vữa động mạch,...

Người bị bệnh gút có uống glucosamin được không?

Nhiều bệnh nhân gút đặt ra câu hỏi "Người bị gút có uống Glucosamin được không?". Theo chuyên gia, glucosamin không ảnh hưởng…

Ung thư phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Ung thư phổi là một loại ung thư phổ biến, nguyên nhân gây bệnh hàng đầu là do hút thuốc lá, triệu chứng điển hình là ho đờm, khó thở...

Hưởng ứng ngày Hemophilia Thế giới – Thúc đẩy điều trị dự phòng tại tuyến cơ sở

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh rối loạn đông máu có sức khỏe tốt, góp phần hạn chế tối đa những biến chứng không đáng có cho người bệnh.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà