Trẻ nhập viện do tai nạn thương tích dịp nghỉ hè gia tăng – Cha mẹ cần làm gì?

Cập nhập: Thứ ba, 04/07/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   BSCKII Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết chỉ hơn 2 tuần trở lại đây, số lượng bệnh nhi bị tai nạn thương tích nhập viện tăng so với thời điểm trước khi học sinh nghỉ hè, trong đó có ca nguy kịch phải kích hoạt báo động đỏ để cấp cứu.

 

Chăm sóc bệnh nhi bị tai nạn khi đi xe đạp bị va vào máy xúc

Chăm sóc bệnh nhi bị tai nạn khi đi xe đạp bị va vào máy xúc tại khoa Răng – Hàm -Mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương

 

Tăng số trẻ nhập viện cấp cứu do tai nạn thương tích

   Đối với các em nhỏ, mùa hè có lẽ là mùa tuyệt vời trong năm khi được nghỉ học, được đi tắm biển, đi bơi, dạo mát, về quê, tham gia vào các hoạt động ngoại khoá… Nhiều hoạt động hấp dẫn và mới lạ giúp các con thỏa sức khám phá, nhưng bên cạnh đó là nỗi lo của các bậc phụ huynh về sự an toàn cho con khi vui chơi dịp hè.

   Gần đây nhất, khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận trường hợp bệnh nhi T.M. (14 tuổi, ở Quảng Ninh). Cháu M. đi xe đạp điện, không may bị đâm vào ô tô. Sau tai nạn, cháu bất tỉnh, vào bệnh viện tỉnh được chẩn đoán tràn máu màng ngoài tim/chấn thương tim, đa chấn thương. Các bác sĩ bệnh viện địa phương đã tiến hành đặt nội khí quản, dẫn lưu màng tim, sau đó chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục điều trị.

   Bác sĩ Hùng cho biết bé vào viện trong tình trạng rất nguy kịch. Các bác sĩ đã phải kích hoạt báo động đỏ gồm nhiều chuyên gia: cấp cứu, gây mê, hồi sức nội tim mạch, hồi sức ngoại tim mạch, ngoại tim mạch, ngoại chỉnh hình và chẩn đoán hình ảnh…; ngay lập tức tiến hành hồi sức cấp cứu, đặt cathater tĩnh mạch trung tâm, đặt động mạch, truyền máu, bù dịch và hội chẩn để mổ cấp cứu qua giai đoạn nguy kịch.

   Sau mổ, bệnh nhi được chăm sóc tích cực tại khoa Điều trị tích cực Ngoại. Hiện tại, tình trạng bệnh của cháu bé đã ổn định và đang được tiếp tục theo dõi.

   Ngoài ra còn nhiều trường hợp nặng khác như: cháu T.H (5 tuổi, ở Hà Nội), đang đi xe đạp cùng ông thì bị ô tô đâm. Bé T.H vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng đụng dập phổi, chảy máu phổi, gãy xương sườn 8-9 bên phải kèm theo chấn thương gan độ II, lóc toàn bộ vùng da cánh tay bên phải và da đầu.

   Chị T. Hà (34 tuổi, Hà Nội) kể về lần thót tim của cả gia đình khi con trai chị nghịch ngợm trèo cây rồi bị ngã gãy chân. “Cháu được nghỉ hè nên tôi gửi cho ông bà ở nhà trông, bình thường cũng yên tâm vì ông bà quản cháu rất tốt. Thế mà hôm đấy tôi đang đi làm thì nhận được tin cháu vào cấp cứu. Hốt hoảng chạy vào viện thì cháu đã được bó bột xong. Ông bà chỉ bận việc lơ là một chút thôi mà cháu đã trèo lên cây, đến lúc bị ngã ông bà mới biết”, chị T. Hà kể lại.

   Theo BS CKII Nguyễn Tân Hùng, trẻ em với bản tính hiếu động, thích tò mò và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.

 

Phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ thế nào?

   Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, tùy từng độ tuổi, từng môi trường, trẻ em có những nguy cơ gặp tai nạn khác nhau.

   Đối với trẻ nhỏ từ 2 đến 5 tuổi thường gặp tai nạn thương tích tại nhà như: ngã, bỏng, hóc dị vật, uống nhầm hóa chất…; còn đối với trẻ từ 6 đến 14 tuổi thường gặp tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông… Bởi, trẻ vốn dĩ rất thích nghịch nước, đặc biệt vào mùa hè nắng nóng. Nếu không có sự giám sát chặt chẽ từ người lớn khi trẻ bơi lội, chơi đùa trong ao, hồ, bể bơi…, thì các em phải đối mặt nguy cơ cao bị đuối nước.

   Do đó, khi mùa hè đến, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần:

  • Quan tâm đến trẻ nhiều hơn, đồng thời dặn dò, giáo dục trẻ về ý thức tự bảo vệ chính mình, về các mối nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia giao thông, hay leo trèo, nghịch ngợm.
  • Hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng cơ bản nhất tránh nguy cơ đối mặt với những tai nạn khi sinh hoạt, vui chơi.
  • Tuyệt đối không cho trẻ tự ý leo lên gác cao, cửa sổ đang mở… Các cửa sổ, ban công phải có rào chắn an toàn, bậc thềm, cầu thang cần có lan can, tay vịn chắc chắn để phòng tránh trẻ vấp, ngã.
  • Với các trẻ lớn hơn, gia đình và nhà trường cần hướng dẫn, giáo dục trẻ cách tham gia giao thông an toàn, chấp hành luật lệ giao thông, không vượt đèn đỏ, đi bộ dưới lòng đường, băng qua đường bất ngờ, đùa nghịch, đá bóng dưới lòng đường, đi xe đạp dàn hàng ngang lấn chiếm làn đường của các phương tiện khác. Tuyệt đối không cho trẻ tập hay đi xe máy, xe đạp điện khi trẻ chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
  • Đối với các công trình thi công nên đặt biển báo hiệu cảnh báo nguy hiểm cho người đi đường tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Dốc ngược trẻ đuối nước – Sơ cứu cách này là hại con

Nhiều bậc phụ huynh dốc ngược con trẻ khi bị đuối nước với mong muốn ép nước ra ngoài. Nhưng thực tế, điều đó lại khiến trẻ mất đi thời gian vàng để sơ cứu tim phổi
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà