UNICEF: Nhiều thức ăn đóng gói cho trẻ em ở Việt Nam không đạt chuẩn

Cập nhập: Thứ bảy, 23/12/2023

 

   Theo nghiên cứu được hỗ trợ bởi Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và các đối tác của Hiệp hội Cải thiện Thực phẩm Bổ sung ở Đông Nam Á (COMMIT), công bố hôm 19/12, thực hiện ở 7 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cho thấy 72% đồ ăn nhẹ bán cho trẻ em dưới 3 tuổi chứa đường và chất tạo ngọt.

 

Nhiều thức ăn đóng gói cho trẻ em ở Việt Nam không đạt chuẩn

Nhiều thức ăn đóng gói cho trẻ em ở Việt Nam không đạt chuẩn

 

Nghiên cứu cho thấy nhiều thức ăn đóng gói cho trẻ em ở Việt Nam chưa đạt chuẩn

   Theo nghiên cứu được hỗ trợ bởi Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và các đối tác của Hiệp hội Cải thiện Thực phẩm Bổ sung ở Đông Nam Á (COMMIT), công bố hôm 19/12, thực hiện ở 7 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cho thấy 72% đồ ăn nhẹ bán cho trẻ em dưới 3 tuổi chứa đường và chất tạo ngọt.

   Cụ thể, khảo sát được tiến hành trên hơn 1600 loại ngũ cốc trẻ sơ sinh, thực phẩm xay nhuyễn, thực phẩm dạng túi, đồ ăn nhẹ và đồ ăn liền được bán cho trẻ nhỏ ở Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Nghiên cứu cũng đánh giá hành vi của người tiêu dùng và các quy định hiện hành ở 7 quốc gia này.

   Kết quả cho thấy gần một nửa số sản phẩm (44%) có chứa đường bổ sung và chất tạo ngọt, tỷ lệ này là 72% ở các đồ ăn nhẹ. Hơn 1/3 các sản phẩm được nghiên cứu chứa nhiều muối hơn mức khuyến nghị. Gần 90% nhãn trên các sản phẩm chứa những thông tin có khả năng gây hiểu lầm hoặc không chính xác về thành phần.

   Thực phẩm bổ sung được sản xuất thương mại (CPCF) là đồ ăn phổ biến của trẻ nhỏ ở Đông Nam Á. 79% bà mẹ ở thành phố cho biết họ cho con ăn những thực phẩm này hàng ngày. Doanh số bán CPCF tại Đông Nam Á đã tăng 45% trong 5 năm qua. 3/4 các bà mẹ tham gia khảo sát tại Việt Nam nói họ cho con ăn những thực phẩm này ít nhất một lần mỗi ngày.

 

Điều gì xảy ra khi trẻ ăn nhiều đường và chất tạo ngọt?

Đường là một chất cần thiết cho cơ thể chúng ta, nó giúp chuyển hóa năng lượng. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều đường có thể dẫn đến việc dư thừa calo, gây nên thừa cân béo phì và một số vấn đề về sức khỏe khác ở trẻ em.

Lượng đường cho bé quá nhiều, đặc biệt là đường tự do ở dạng nước có liên quan đến một loạt các tình trạng sức khỏe ngắn và dài hạn như:

  • Tim mạch, đái tháo đường type 2: Trẻ vị thành niên ăn quá nhiều đường bổ sung có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2.
  • Răng: Đường, đặc biệt là đường dạng nước có khả gây sâu răng, mòn răng của trẻ.
  • Thừa cân, béo phì: Ăn quá nhiều đường khiến trẻ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì.

 

Ăn quá nhiều đường có thể dẫn tới thừa cân, béo phì ở trẻ.

Ăn quá nhiều đường có thể dẫn tới thừa cân, béo phì ở trẻ.

 

  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ bổ sung quá nhiều đường (kể cả đường từ nước trái cây) có thể bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy mạn, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng,...
  • Thiếu dinh dưỡng: Đường tăng cảm giác no, khiến trẻ không muốn ăn các thực phẩm khác, từ đó làm giảm số lượng, chất lượng của khẩu phần ăn; canxi, sắt, vitamin không đủ so với nhu cầu, gây chậm lớn, thiếu vi chất dinh dưỡng.

   Rất nhiều thực phẩm của trẻ không đảm bảo chất lượng, chứa quá nhiều đường và chất làm ngọt. Do đó, cha mẹ và phụ huynh cần chú ý lựa chọn cho trẻ những thực phẩm an toàn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà