Bộ Y tế cảnh báo: Phát hiện thuốc kháng sinh giả trên thị trường

Cập nhập: Thứ bảy, 01/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) Tạ Mạnh Hùng cho biết, Cục Quản lý Dược đã phát cảnh báo về thuốc kháng sinh Cephalexin 500 giả xuất hiện trên thị trường. Đây là thuốc kê đơn, chuyên trị viêm đường tiết niệu, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa.

   Theo Cục Quản lý Dược, đơn vị này đã nhận được báo cáo của Viện Kiểm nghiệm thuốc TPHCM về việc mẫu sản phẩm có các thông tin ghi nhãn viên nang cứng Cephalexin 500 (cephalexin monohydrat tương ứng với cephalexin khan 500mg), số lô 04310322, ngày sản xuất: 31/3/22, hạn sử dụng: 31/2/25, VD-25166-17, nơi sản xuất là Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long, địa chỉ số 150 đường 14/9, phường 5, thành phố Vĩnh Long, do Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Long lấy tại nhà thuốc Ngọc Thanh Thanh ở huyện Bình Tân, (tỉnh Vĩnh Long), không đạt yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu định tính theo USP 43.

   Theo Cục Quản lý Dược, căn cứ dữ liệu cấp phép lưu hành thuốc của đơn vị này, không có sản phẩm thuốc nào đã được cấp phép lưu hành có các thông tin nêu trên.

   Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế Vĩnh Long khẩn trương phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường và các cơ quan chức năng liên quan, thanh tra, kiểm tra nhà thuốc Ngọc Thanh Thanh và truy tìm nguồn gốc của lô hàng nêu trên, xử lý cơ sở vi phạm theo quy định. Báo cáo nhanh kết quả về Cục Quản lý Dược.

   Thuốc Cefuroxim 500mg là thuốc khi dùng cần có kê đơn của bác sĩ, được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn như viêm đường tiết niệu, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa.

   Cục Quản lý Dược khuyến cáo người dân không buôn bán, sử dụng sản phẩm giả có dấu hiệu nhận biết như trên. Cơ quan chức năng kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn; xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Cefuroxim 500 giả.

 

Phân biệt thuốc Cefuroxim 500mg giả và thuốc thật.

Phân biệt thuốc Cefuroxim 500mg giả và thuốc thật. Ảnh: Cục quản lý Dược

 

Sử dụng kháng sinh giả - Người bệnh “lãnh đủ”

   Không chỉ có Cephalexin, một số kháng sinh thông thường khác cũng đã từng được các cơ quan chức năng phát hiện làm giả. Các thuốc giả thường không có hoạt chất, nhái mẫu mã, bao bì của các nhãn hàng có thương hiệu, không đủ nồng độ, hàm lượng…

   Khi dùng phải thuốc giả (không có hoạt chất hoặc chứa dược chất nhưng không đủ hàm lượng) thì sẽ không có tác dụng chữa bệnh (không diệt được vi khuẩn) mà còn đẩy mạnh quá trình phát triển bệnh tật (gây biến chứng, tử vong) trong khi cả bác sĩ và người bệnh đều cho rằng đã sử dụng đúng loại thuốc. Một số thuốc sản xuất tại cơ sở không hợp vệ sinh chứa nhiều vi khuẩn và nấm mốc, người bệnh còn bị dị ứng/phản ứng với thành phần trong thuốc như chóng mặt; buồn nôn và nôn; tiêu chảy; sốc phản vệ… ảnh hưởng đến tính mạng. Người bệnh sẽ mất đi cơ hội được chữa trị đúng thuốc, đúng thời điểm.

   Nếu dùng phải thuốc giả có hoạt chất đúng nhưng khai sai (khai gian) nguồn gốc xuất xứ (ví dụ sản xuất tại Trung Quốc nhưng lại dán nhãn sản xuất tại Pháp, Mỹ; thuốc do các công ty nhỏ, ít tiếng tăm trên thị trường sản xuất nhưng lại khai, in nhãn của các hãng lớn sản xuất), bệnh có thể vẫn khỏi nhưng người bệnh bị “móc túi” mà không hay biết.

   Nguy hiểm hơn khi dùng kháng sinh kém chất lượng, không đủ hàm lượng hoạt chất, làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc. Lúc đó, kháng sinh sẽ mất dần tác dụng chữa bệnh khiến thời gian điều trị bệnh kéo dài, chi phí điều trị tăng cao…, tính mạng người bệnh bị đe doạ, thậm chí có thể tử vong ngay cả khi bị các nhiễm khuẩn thông thường.

   Nguy hại hơn nữa là thuốc giả chứa “sai hoạt chất” mà hoạt chất sai đó nếu là độc chất, người dùng thuốc có thể tử vong. Cách đây không lâu, một số nước châu Phi đã xảy ra tình trạng thuốc dành cho trẻ chứa tá dược lẫn tạp chất là độc chất propylene glycol làm cho nhiều trẻ con bị tử vong.

   Thuốc giả luôn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người dân ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển và các nước kém phát triển là nơi thuốc giả hoành hành ghê gớm.

 

bệnh nhân thông thái khi mua thuốc

Hãy là người bệnh nhân thông thái khi mua thuốc

 

Người bệnh nên làm gì?

   Phát hiện thuốc giả là một việc rất khó. Vì với kỹ thuật công nghệ sản xuất tinh vi, hiện đại, việc phát hiện thuốc “giả mà như thật” như hiện nay là một thách thức rất lớn đối với cộng đồng, kể cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

Đối với người tiêu dùng, có thể tránh việc dùng thuốc giả bằng cách:

   Để tránh mua phải hàng giả, nên đến những địa chỉ tin cậy để mua thuốc (nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP). Bạn không nên mua hàng qua mạng internet, xách tay, mách bảo, không rõ nguồn gốc xuất xứ… Khi mua, cần quan sát kỹ hình ảnh, bao bì, dạng bào chế, thậm chí là tem chống hàng giả (nếu có) ... và luôn luôn kiểm tra hạn sử dụng của thuốc để tránh dùng thuốc hết hạn.

   Khi có sự nghi ngờ về bao bì, nhãn mác, về nét chữ in trên sản phẩm, về hình dạng viên thuốc hay mùi vị bất thường (nhất là đối với những thuốc đã quen dùng) so với trước đây, cần cảnh giác… vì rất có thể đó là thuốc giả.

   Ngoài ra, người bệnh cũng nên theo dõi các phương tiện thông tin truyền thông để cập nhật các thông tin về thuốc giả, nắm bắt được những cách phân biệt thuốc thật, thuốc giả (nếu có) để có thêm kiến thức cho mình và gia đình.

Theo Khoản 33 Điều 2 Luật Dược sửa đổi 2016, thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Không có dược chất, dược liệu.

- Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu.

- Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối.

- Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: kháng sinh giả
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà