Thành lập trung tâm nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ đầu tiên tại Việt Nam

Cập nhập: Thứ hai, 27/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Việt Nam đang bước vào quá trình già hóa dân số, với tỷ lệ người trên 65 tuổi gia tăng ngày càng nhanh. Kéo theo đó, các bệnh lý liên quan đến tuổi già cũng tăng lên đáng kể, trong đó có tình trạng sa sút trí tuệ. Để ứng phó với tình trạng này, Bệnh viện Lão khoa Trung ương (Hà Nội) thành lập Trung tâm đầu tiên nghiên cứu về trí nhớ và sa sút trí tuệ, đây cũng là trung tâm đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực này.

 

Trung tâm nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ

Trung tâm nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ được khánh thành ngày 24/3

 

Già hóa dân số và nỗi lo sa sút trí tuệ

   Theo GS.TS. Lê Thị Hương - Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - Việt Nam hiện là một trong các nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tỷ lệ dân số trên 60 tuổi ở Việt nam năm 2022 là 12% và đến năm 2050 là 28%. Trong khi Australia mất 72 năm thì Việt Nam mất 16 năm để chuyển từ nước sắp già sang nước đã già (tỷ lệ dân số trên 65 tuổi gia tăng). Tỷ lệ người SSTT ở Việt Nam năm 2019 là gần 600 nghìn người và dự kiến năm 2050 sẽ tăng gấp 3 lần, khoảng 1,8 triệu người.

   Bác sĩ Trần Viết Lực, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Lão khoa trung ương) cho biết, ở Việt Nam, già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng khiến mô hình bệnh tật cũng thay đổi, kéo theo sự gia tăng các bệnh mạn tính, bệnh thoái hóa, trong đó có sa sút trí tuệ. Đây là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây nên, có một số đặc điểm điển hình như: Giảm trí nhớ ngắn hạn; giảm khả năng ngôn ngữ; giảm hoạt động xã hội; giảm khả năng tổng hợp, suy luận và chức năng điều hành…

   Biểu hiện của chứng sa sút trí tuệ có nhiều giai đoạn, từ nhẹ đến nặng. Ban đầu, người bệnh cảm thấy giảm trí nhớ gần, giảm khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, thay đổi cá tính, cảm xúc. Khi bệnh tăng dần lên, họ giảm hoặc mất khả năng thực hiện các công việc hằng ngày như: Vệ sinh cá nhân, ăn uống; mất định hướng về không gian và thời gian...

   Tiến sĩ Trần Thị Hà An, Trưởng phòng Điều trị tâm thần người già, Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết thêm, hiện trên thế giới cứ 3 giây lại có thêm 1 người bị sa sút trí tuệ. Tại Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, gần như ngày nào cũng tiếp nhận các bệnh nhân đến khám, vì có biểu hiện sa sút trí tuệ. Trong đó, khoảng 60-80% bệnh nhân sa sút trí tuệ nhập viện do bệnh lý Alzheimer và đối tượng mắc bệnh thường là những người trên 60 tuổi. Nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam.

   Điều đáng nói, nhiều người khi thấy có biểu hiện suy giảm trí nhớ là nghĩ đến dấu hiệu do tuổi tác, nên bỏ qua cơ hội khám và điều trị. Chính vì vậy, đa phần người bệnh nhập viện đều ở giai đoạn muộn.

   Không chỉ người cao tuổi mà những người có các yếu tố nguy cơ như: Tiền sử gia đình, chấn thương sọ não, béo phì, đái tháo đường type 2… đều có thể mắc sa sút trí tuệ. Tiến sĩ Trần Thị Hà An lưu ý, sa sút trí tuệ không chỉ xảy ra ở người già và không phải ai già cũng bị bệnh. Thậm chí, có những trường hợp mới 50 tuổi cũng bị.

 

Trung tâm nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ đầu tiên tại Việt Nam ra đời

   Ngày 24/3, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đưa vào hoạt động Trung tâm nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ đầu tiên.

   PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm chia sẻ: Ở Việt Nam, còn nhiều người chủ quan với bệnh, chỉ nghĩ là lão hóa thông thường hoặc bệnh tuổi già. Chỉ khi có triệu chứng về suy giảm trí nhớ cùng với rối loạn nhận thức khác, bệnh nhân mới đi khám. Chính vì vậy, trung tâm ra đời để phát triển nghiên cứu khoa học, làm các xét nghiệm để xác định maker sinh học về sa sút trí tuệ trong máu của bệnh nhân để hỗ trợ chẩn đoán sớm. Ngoài ra, trung tâm cũng đồng thời chăm sóc chuyên sâu về bệnh, giảm gánh nặng lên gia đình và xã hội.

   "Trước đây, chúng ta phải lấy dịch não tủy của bệnh nhân để xét nghiệm, phải thực hiện xâm lấn cơ thể, rất phiền phức. Tiến tới sẽ xét nghiệm máu tìm maker sinh học sẽ đơn giản hơn rất nhiều", PGS.TS Nguyễn Thanh Bình nói.

   Cũng theo PGS Bình, còn nhiều người Việt chủ quan với bệnh sa sút trí tuệ. Khi có vấn đề trí nhớ, nhiều người nghĩ đó là quá trình lão hóa bình thường, là bệnh của tuổi già mà không nghĩ đến có thể đó là triệu chứng sa sút trí tuệ, vì thế thường khi các triệu chứng về suy giảm trí nhớ tăng lên cùng với các rối loạn chức năng nhận thức khác bệnh nhân mới được người nhà đưa đi khám.

   Bệnh nhân đến khám muộn, bệnh ở giai đoạn nặng, khi đó khả năng hỗ trợ điều trị không nhiều. Biến chứng, ảnh hưởng của sa sút trí tuệ trong sinh hoạt rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể bỏng, ngã, gặp các chấn thương nguy hiểm, PGS Bình khuyến cáo.

 

dấu hiệu sa sút trí tuệ

Khi có những dấu hiệu sa sút trí tuệ, người già cần được khám sớm

 

Những dấu hiệu nên đi khám sa sút trí tuệ sớm ở người cao tuổi

   Ngoài việc khám sức khỏe định kỳ, thì nên đưa người cao tuổi đi khám sớm khi có những biểu hiện sau đây:

  • Suy giảm trí nhớ: Người bệnh hay quên, không thể nhớ thông tin cũ hoặc lưu giữ sự kiện thông tin mới.
  • Suy giảm khả năng ngôn ngữ: Người bệnh đột ngột quên những từ ngữ đơn giản thường sử dụng hoặc sử dụng từ ngữ không đúng, gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ, khả năng nói không lưu loát.
  • Suy giảm thị giác không gian: Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi làm khả năng nhận biết hình ảnh của người bệnh suy giảm. Bệnh nhân cũng bị rối loạn khả năng xác định phương hướng trong không gian.
  • Giảm tần suất thực hiện các hoạt động chức năng: Tùy vào mỗi bệnh nhân và thể bệnh sẽ có biểu hiện giảm dần các hoạt động sinh hoạt cơ bản hằng ngày.
  • Rối loạn hành vi: Khi bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tiến triển nặng, người bệnh thường thụ động hoặc thờ ơ với môi trường sống xung quanh, nghiêm trọng có thể mất khả năng kiềm chế, nói năng lung tung, hoặc bị kích động; ngược lại với hành vi kích động là người bệnh sẽ đi lang thang.

   Sa sút trí tuệ là bệnh không thể chữa khỏi, cũng như không thể thay đổi quá trình tiến triển của bệnh. Chỉ có điều, nếu phát hiện sớm có thể giúp chẩn đoán chính xác các nguyên nhân gây bệnh và có các biện pháp điều trị hiệu quả, đồng thời giúp gia đình bệnh nhân chủ động hơn trong việc chăm sóc, trông coi cũng như thông cảm, sẻ chia với người bệnh

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: sa sút trí tuệ

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh Alzheimer - Một loại sa sút trí tuệ nghiêm trọng ở người cao tuổi

Những người có tuổi thường gặp nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe, trong đó có tình trạng suy giảm trí trớ, sa sút trí tuệ. Hiện nay, một trong những dạng mất trí nhớ được nhắc đến nhiều nhất chính là bệnh Alzheimer.

Điểm mặt các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ và cách phòng ngừa

Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ là do tuổi tác, thiếu hụt dinh dưỡng, sử dụng chất gây nghiện, căng thẳng, mất ngủ, mất nước, thiếu máu não,...
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Mối nguy cho sức khỏe đến từ ly trà sữa

Mối nguy cho sức khỏe đến từ ly trà sữa

Trà sữa vốn được coi là thức uống yêu thích của giới trẻ, chính vì điều này mà lượng tiêu thụ trà sữa ngày càng lớn. Nhưng đằng sau vị thơm ngon của nó lại là những mối nguy hiểm đến sức khỏe mà không phải ai cũng để ý.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà