[Cảnh báo] Lần đầu tìm thấy thành phần gây bệnh mới trong thuốc lá điện tử tại Việt Nam

Cập nhập: Thứ sáu, 26/05/2023

 

 

   “Thuốc lá điện tử ít độc hơn, mùi ít khó chịu hơn thuốc lá truyền thống”, đó là lý do mà nhiều bạn trẻ đã vịn vào để bào chữa cho hành vi sử dụng thuốc lá điện tử của mình, và đây chính là nguyên nhân khiến thuốc lá điện tử đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong những năm gần đây.

 

   Thế nhưng, các nhà khoa học trên thế giới cũng đã cảnh báo về rất nhiều hợp chất khác nhau trong loại sản phẩm này có thể gây bệnh nguy hiểm về phổi. Mới đây nhất, một hợp chất gây hại như vậy lần đầu tiên được tìm thấy trong thuốc lá điện tử đang lưu hành tại Việt Nam.

 

Việt Nam lần đầu tìm thấy thành phần gây bệnh mới trong thuốc lá điện tử

Việt Nam lần đầu tìm thấy thành phần gây bệnh mới trong thuốc lá điện tử

 

Thế giới cảnh báo về thủ phạm gây tử vong liên quan đến thuốc lá điện tử

 

   Vào năm 2019, tạp chí y khoa New England Journal of Medicine đã công bố mối liên hệ giữa vitamin E acetate với bệnh EVALI - tổn thương phổi do các sản phẩm thuốc lá điện tử.

   Vitamin E acetate là thành phần được tìm thấy trong hộp tinh dầu của thuốc lá điện tử, đây là loại dung dịch có độ sánh nhớt cao với mục đích chính là đốt cháy tạo luồng khói tương tự như khi hút thuốc lá thật. Bên cạnh vitamin E acetate, các nhà khoa học cũng tìm thấy một hợp chất gây độc cho phổi khác là THC (Tetrahydrocannabinol). Mặc dù vitamin E ở dạng viên nang hoặc bôi trên da là an toàn nhưng Vitamin E bị đốt cháy tạo nên ketene, đây là thành phần gây độc cho lá phổi và dẫn tới những ca ngộ độc phải nhập viện do thuốc lá điện tử.

   Trước đó, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ đã tiến hành kiểm tra dịch phế quản, phế nang của 29 bệnh nhân tử vong do thuốc lá điện tử. Kết quả cho thấy, họ phát hiện ra sự hiện diện của vitamin E acetate trong dịch phổi của cả 29 bệnh nhân này. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong quá trình điều tra nguyên nhân gây ra bệnh phổi của hàng ngàn trường hợp sử dụng thuốc lá điện tử trước đó ở quốc gia này.

 

Việt Nam lần đầu tìm thấy vitamin E acetate trong mẫu thuốc lá điện tử

   Cho tới thời gian gần đây, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội sau khi xét nghiệm dung dịch tinh dầu trong thuốc lá điện tử đang lưu hành tại Việt Nam, đã phát hiện ra sự hiện diện của vitamin E acetate.

   Ngày 25/5, phát biểu trước báo chí về chủ đề “Phòng chống tác hại của các sản phẩm tiêu dùng có hại cho sức khỏe” do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Đây là lần đầu tiên Việt Nam phát hiện vitamin E acetate có trong dung dịch thuốc lá điện tử”.

   Vitamin E acetate và THC đã được các nhà khoa học trên thế giới đồng thuận là thủ phạm hàng đầu gây nên Tổn thương phổi cấp liên quan đến thuốc lá điện tử, hay còn gọi là EVALI (e-cigarette or vaping, product use associated lung injury).

   EVALI lần đầu được phát hiện tại Hoa Kỳ vào năm 2019 và tăng mạnh trong những ngày tháng sau đó. Tính tới ngày 17/12/2019, trên toàn nước Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 2.506 trường hợp nhập viện do EVALI. Báo cáo của CDC Hoa Kỳ vào ngày 20/12/2019 cho biết: 7 trường hợp đã tử vong sau khi được xuất viện, 31 trường hợp phải tái nhập viện. Trong số các bệnh nhân đó, thời gian trung bình để họ tái nhập viện là 4 ngày và thời gian trung bình dẫn đến tử vong sau khi xuất viện là 3 ngày.

   Còn tại Việt Nam, theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, “EVALI là bệnh lý mới, gây tổn thương phổi mãn tính và chưa có phác đồ điều trị chính thức”. Cũng theo bác sĩ Nguyên, trên tổng số bệnh nhân phải nhập viện do EVALI tại Việt Nam, 76% trường hợp phải được hỗ trợ thở oxy, 22% thở máy không xâm nhập, 26% đặt ống nội khí quản, một số ca phải can thiệp ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể). Kể cả sau khi bệnh nhân đã xuất viện, vẫn có rất nhiều người bệnh gặp phải di chứng xơ phổi ở các mức độ khác nhau.

 

Ảnh chụp X-quang phổi ở bệnh nhân EVALI do thuốc lá điện tử

Ảnh chụp X-quang phổi ở bệnh nhân EVALI do thuốc lá điện tử

 

   EVALI được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm, do chưa có phác đồ điều trị chính thức nên các biện pháp được bác sĩ áp dụng chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị theo kinh nghiệm từ những bệnh lý tổn thương phổi khác như đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, viêm phế quản mãn tính, hen phế quản… Triệu chứng của EVALI có thể khởi phát vài giờ, vài ngày, thậm chí cả tuần trước khi người bệnh nhập viện, gồm khó thở, ho, đau ngực, tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt… Sau đó, các chỉ số lắng máu tăng, bạch cầu tăng, kết quả chụp X-quang phổi cho thấy hình ảnh những vết tổn thương lỗ chỗ như bánh mì hoặc bỏng ngô.

 

   Việt Nam lần đầu phát hiện thấy vitamin E acetate trong thuốc lá điện tử là một bước tiến quan trọng trong việc đề xuất những quy định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm kiểm soát thuốc lá điện tử, hoặc thậm chí là cấm hoàn toàn sản phẩm này như một số quốc gia trên thế giới đã áp dụng. Cám ơn bạn đã đón đọc!

 

Xem thêm

Bài viết cùng chủ đề

Thái Nguyên: BoniDetox đã cho tôi lá phổi khỏe mạnh, không còn đờm, ho, khó thở

Bác Ma Thế Ất, 70 tuổi ở số 403, tổ dân phố Tân Lập, thị trấn chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

VTV2: Giải pháp kiểm soát hiệu quả các bệnh lý mãn tính đường hô hấp khi thời tiết giao mùa

Mỗi năm khi thời tiết giao mùa chuyển từ mùa thu sang mùa đông, nắng mua thất thường, nhiệt độ lúc nóng lúc lạnh chính là thời điểm bùng phát rất nhiều bệnh hô hấp

BoniDetox đã giúp tôi thoát khỏi sự hành hạ của bệnh viêm phế quản mãn tĩnh

Bác Hoàng Văn Phú (66 tuổi, ở Khu 4, Văn Khúc, Cẩm Khê, Phú Thọ, số điện thoại: 0399.395.467)

Bệnh viêm phế quản mãn tính và bí quyết của người Nghệ sĩ Nhân Dân

Bác Lưu Phi Nga, 78 tuổi, ở số 6, ngõ 170, phố Hai Bà Trưng, phường An Biên, quận Lê Chân, TP Hải Phòng

VTV3: Phòng ngừa và kiểm soát bệnh hen phế quản

Tại Việt Nam gánh nặng từ các bệnh lý từ đường hô hấp đang ngày một lớn đó là bệnh viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính copd, ung thư phổi và đặc biệt là bệnh hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà