Sau 2 năm khan hiếm, thuốc tay chân miệng đã về đến Việt Nam

Cập nhập: Thứ hai, 14/08/2023

 

   Sau hơn 2 năm khan hiếm thuốc và 5 tháng làm thủ tục nhập khẩu, 21.000 ống Phenobarbital dạng tiêm vừa về đến Việt Nam, kịp thời bổ sung nguồn thuốc quan trọng cho việc điều trị bệnh tay chân miệng nặng tại TP HCM.

 

Phenobarbital sẽ được sử dụng điều trị cho trẻ mắc tay chân miệng nặng

Phenobarbital sẽ được sử dụng điều trị cho trẻ mắc tay chân miệng nặng

 

   Nguồn thuốc quan trọng này kịp thời bổ sung cho 3 bệnh viện chuyên khoa nhi điều trị bệnh tay chân miệng nặng và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP HCM).

   Phenobarbital là thuốc điều trị quan trọng trong phác đồ điều trị tay chân miệng của Bộ Y tế, có thể dùng bằng đường uống hay đường tiêm, ưu tiên dạng tiêm khi bệnh nhân nặng. Thuốc có nhiều ưu điểm và ít tác dụng phụ, có vai trò cắt các cơn co giật kéo dài và dự phòng các tái phát co giật. Bên cạnh đó, phenobarbital còn có tác dụng an thần, làm giảm các biểu hiện thần kinh, giật mình ở trẻ. Ngoài ra, khi có phù não (trong trường hợp nặng) thuốc góp phần làm giảm phù não, giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của não.

   Phenobarbital dạng tiêm có tác dụng nhanh, thường 5 phút sau tiêm, đạt đỉnh tác dụng nhanh (15-30 phút) và thời gian tác dụng tương đối ngắn (6 giờ). Dạng uống khởi phát tác dụng trễ (trên 60 phút), thời gian tác dụng dài (10-12 giờ). Tùy vào hấp thu, mức độ bệnh của mỗi bé, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

   Theo Sở Y tế TP.HCM, công tác điều trị bệnh tay chân miệng gặp khó khăn khi nguồn cung ứng thuốc phenobarbital trong nước bị hạn chế và gián đoạn một thời gian dài, từ cuối năm 2020.

   Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế TP HCM đã họp, chọn lựa các thuốc an thần khác như như Diazepam, Midazolam... tạm thay thế, dù tác dụng không bằng.

   Sau kiến nghị của TP HCM, Cục Quản lý Dược đã đề nghị các công ty nhập khẩu thuốc liên hệ đối tác nước ngoài tìm nguồn cung ứng thuốc thay thế. Qua thời gian dài tìm kiếm, làm các thủ tục nhập khẩu, 21.000 ống thuốc về đến Việt Nam, được cung ứng cho các bệnh viện TP HCM.

   Để chủ động nguồn cung trong nước, Cục cũng đã cấp phép nhập khẩu nguyên liệu phenobarbital để Công ty cổ phần Dược Danapha sớm sản xuất phenobarbital dạng tiêm.

   Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, tuần qua nơi này ghi nhận gần 2.700 ca tay chân miệng, tăng gấp 1,4 lần so với trung bình tháng trước. Thiếu thuốc cũng là lý do khiến TP HCM phải tiếp nhận và điều trị nhiều ca bệnh nặng từ các tỉnh thành khác chuyển đến, chiếm khoảng 60-80%. Trong khi đó, khó khăn trong điều trị tay chân miệng là bệnh diễn tiến nhanh. Nhiều trẻ mắc tay chân miệng đang tỉnh táo vui chơi thì đột ngột giật mình chới với rồi nhanh chóng diễn tiến suy hô hấp, ngưng thở.

   Hy vọng rằng, những thông tin tích cực về thuốc tay chân miệng sẽ giúp đội ngũ y bác sĩ an tâm điều trị khi dịch bệnh này đang trong giai đoạn đỉnh điểm.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: tay chân miệng

Bài viết cùng chủ đề

Số ca tay chân miệng tăng mạnh, TP HCM ứng phó nguy cơ bùng dịch

Chỉ trong một tháng qua, số ca tay chân miệng tăng gần 150%, Sở Y tế TP HCM chuẩn bị ba kịch bản ứng phó nguy cơ dịch bùng phát…

Hà Nội xuất hiện ổ dịch tay chân miệng

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 125 trẻ mắc tay chân miệng, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái, dự báo thêm nhiều ca bệnh, ổ dịch thời gian tới.

Nguy cơ dịch chồng dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP. HCM

TP Hồ Chí Minh đang bước vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm khiến trẻ em dễ đổ bệnh, các ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng.

Lần đầu tiên ở Việt Nam: Bác sĩ dùng ECMO cứu bé 5 tuổi bị tay chân miệng

Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) vừa thực hiện phương pháp ECMO (tim, phổi nhân tạo) để cứu bệnh nhi bị tay chân miệng độ 4. Đây là bệnh nhi đầu tiên trên cả nước thực hiện phương pháp này điều trị bệnh tay chân miệng.

Gia tăng trẻ nhập viện do bệnh hô hấp vì nồm ẩm kéo dài

Cùng với thuỷ đậu, tay chân miệng, viêm hợp bào hô hấp thì việc thời tiết thay đổi thất thường, nồm ẩm kéo dài tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã làm gia tăng trẻ nhập viện do các bệnh về đường hô hấp.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844