Tự dùng thạch tín chữa bệnh hen, người đàn ông đối diện với ung thư da

Cập nhập: Thứ tư, 03/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Hen suyễn là một bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến hiện nay. Đây là căn bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn được, nhưng có thể kiểm soát triệu chứng, để nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong những năm gần đây, các cơ sở y tế đã ghi nhận một số trường hợp người bệnh tự ý dùng thạch tín để trị hen, dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Tiêu biểu là người đàn ông được xác định mắc ung thư da do sử dụng thạch tín quá lâu.

 

thạch tín

Tự dùng thạch tín chữa bệnh hen, người đàn ông đối diện với ung thư da

 

Dùng thạch tín chữa hen, người đàn ông được chẩn đoán mắc ung thư da

   Mới đây, một người đàn ông 66 tuổi đã đi khám tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương, bởi lòng bàn tay xuất hiện những đốm dày sừng, kèm theo đau nhẹ. Sau khi khai thác tiền sử, và thực hiện các biện pháp chẩn đoán, bác sĩ kết luận, người bệnh bị ung thư da với nhiều đốm nâu xuất hiện rải rác trên ngực, bụng và lòng bàn tay.

  Nguyên nhân của tình trạng này là do người bệnh tự ý dùng thạch tín để trị hen suyễn trong vòng nhiều năm, dẫn đến nhiễm độc. Hiện tại, người bệnh đã được phẫu thuật để loại bỏ các mô ung thư, sức khỏe dần ổn định.

   Theo thông tin từ Tiến sĩ Nguyễn Hữu Quang, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy thể tại chỗ (đa Bowen) trên tiền sử tiếp xúc với thạch tín lâu năm.

   Một số trường hợp nhập viện do dùng thạch tín hoặc thuốc có chứa thạch tín để chữa hen suyễn, vảy nến. Một số người khác thì bị phơi nhiễm với chất độc này do sống trong môi trường ô nhiễm, dùng nguồn nước bị nhiễm độc lâu ngày.

 

Thạch tín là gì? Thạch tín độc như thế nào?

   Thạch tín là các hợp chất của Asen có thể được tìm thấy trong tự nhiên như: Thân hoa (Arsenolite) có thành phần chủ yếu là As2O3, Độc sa (Arsenopyrite) có thành phần chủ yếu là hợp chất AsFeS, Hùng hoàng (Realgar) có thành phần chủ yếu là Asen Sunfua,... hoặc trong một số loại thực vật, thịt động vật.

   Theo đó, thạch tín trong thực vật, thịt động vật là dạng hữu cơ, thường vô hại với con người. Còn các loại thạch tín vô cơ lại có độc tính mạnh, cao gấp 4 lần thủy ngân.

   Trong Đông y, thạch tín có vị cay, chua, tính nóng, có thể dùng để trị một số bệnh như sốt rét, hoặc lở loét. Đối với các trường hợp dùng thạch tín trị hen suyễn, thì đều là dựa trên kinh nghiệm dân gian, không có căn cứ.

   Bên cạnh đó, vì thạch tín rất độc, nên hàm lượng được dùng rất ít và phải dùng thật cẩn thận, theo dõi sát sao. Tiếp xúc với lượng lớn thạch tín sẽ dẫn đến nhiễm độc cấp tính. Triệu chứng là nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, tiểu khó và tử vong nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời.

   Sử dụng thạch tín trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Những biểu hiện của nhiễm độc thạch tín mãn tính thể hiện với các biểu hiện trên da như: Biến đổi sắc tố, sạm da, sừng hoá, hay ung thư da với các đốm dày sừng màu nâu,...

 

Bàn tay của người bị nhiễm độc thạch tín

Bàn tay của người bị nhiễm độc thạch tín

 

   Về lâu dài, nhiễm độc thạch tín sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh, và tắc mạch khiến các đầu ngón tay tê buốt, hoại tử. Một số triệu chứng khác có thể kể đến là: Rụng tóc nhiều, rối loạn tiêu hóa, xơ gan, tăng huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, sảy thai hoặc lưu thai ở phụ nữ có thai, sinh con nhẹ cân,...

   Hiện nay, y học chưa có phương pháp điều trị triệt để với tình trạng nhiễm độc thạch tín, thuốc điều trị cũng rất đắt đỏ. Vì vậy, người dân không được tự ý dùng thạch tín để trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian.

 

Cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà an toàn hơn so với dùng thạch tín

  Thay vì sử dụng những kinh nghiệm dân gian chưa được kiểm chứng như dùng thạch tín, người bệnh hen suyễn nên sử dụng các loại thuốc được kê đơn để giúp điều trị, và dự phòng cơn hen tái phát. 

   Cùng với đó, người bệnh nên thực hiện những điều sau đây:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất, đặc biệt là những loại vitamin, khoáng chất từ rau củ, trái cây.
  • Hạn chế các thực phẩm có thể khiến cơn hen tái phát như: Thực phẩm gây dị ứng (như hải sản có vỏ, tôm, cua, sò, bột mì, bơ đậu phộng,...), thực phẩm sinh hơi (hành, tỏi, đậu bắp,...), thực phẩm đông lạnh, đóng hộp, chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, rượu, bia, nước có gas,...
  • Không hút thuốc lá hoặc đến những nơi có nhiều khói thuốc.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi đi đến những nơi ô nhiễm, không đến nơi đông người trong thời điểm dịch bệnh đường hô hấp bùng phát.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ bằng cách lau chùi, quét dọn, dùng máy lọc khí, điều hòa nhiệt độ để duy trì nhiệt độ, độ ẩm phù hợp.
  • Thư giãn, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, stress, lo lắng thái quá.
  • Tập thể dục thường xuyên để giúp nâng cao sức khỏe, nhưng cần chú ý lựa chọn bộ môn phù hợp với thể trạng, tránh vận động gắng sức.
  • Tắm nắng thường xuyên để cơ thể tổng hợp vitamin D.

  Đồng thời, người bệnh hen suyễn nên sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược như BoniDetox của Mỹ. Đây là sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như: Xuyên tâm liên, cam thảo Italia, xuyên bối mẫu, baicalin, lá bạch đàn, fucoidan,...

   Sản phẩm có các công dụng giúp giải độc phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, bảo vệ và tăng cường sức đề kháng của phổi. Nhờ đó, sản phẩm sẽ giúp ngăn ngừa các cơn hen tái phát một cách hiệu quả, tăng cường sức khỏe của phổi, giúp người bệnh cảm thấy dễ thở, thoải mái hơn.

 

BoniDetox

Thành phần và công dụng của sản phẩm BoniDetox

  

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về việc dùng thạch tín chữa hen, cũng như cách để kiểm soát bệnh hen suyễn hiệu quả nhất. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Với người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bỏ thuốc lá quan trọng như thế nào?

Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn biết được bỏ thuốc lá là cấp thiết như thế nào với người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân nhiễm độc phổi phổ biến nhất là gì? Làm thế nào để giải độc phổi hiệu quả?

Tìm được nguyên nhân nhiễm độc phổi, từ đó có phương pháp phòng ngừa hiệu quả là việc tốt nhất bạn có thể làm cho phổi lúc này. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!

BoniDetox có giúp bệnh viêm phế quản mãn tính của tôi chấm dứt triệu chứng?

Tôi có nghe chương trình tư vấn bác sĩ trên tivi, thấy bác sĩ có nhắc tới sản phẩm BoniDetox, xin hỏi trường hợp của tôi dùng có được không và đặc biệt có giúp tôi chấm dứt các triệu chứng không chứ tôi quá mệt mỏi rồi?

BoniDetox đã cho tôi lá phổi khỏe mạnh, không còn đờm, ho, khó thở

Bác Ma Thế Ất, 70 tuổi ở số 403, tổ dân phố Tân Lập, thị trấn chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Phổi yếu uống thuốc gì? Đâu là giải pháp hiệu quả và an toàn nhất?

Để lựa chọn được loại thuốc bổ phổi hiệu quả và an toàn cho người phổi yếu bạn cần phải biết và lưu ý nhiều yếu tố. Đó là những yếu tố nào? Phổi yếu uống thuốc gì tốt?  Đâu là giải pháp hiệu quả và an toàn nhất? Tất cả câu trả lời  sẽ có trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc và tìm hiểu thêm.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà