Báo động tình trạng người trẻ bị suy thận

Cập nhập: Thứ tư, 31/05/2023

 

   TS.BS Nguyễn Bách - Trưởng khoa Nội thận-Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết, bệnh viện hiện tiếp nhận nhiều bệnh nhân trẻ, trong đó có những người trên dưới 30 tuổi đã mắc suy thận giai đoạn 4,5.

 

Bệnh nhân suy thận đang điều trị tại Khoa Nội thận-Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM)

Bệnh nhân suy thận đang điều trị tại Khoa Nội thận-Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM)

 

Bệnh suy thận mạn tính đang có xu hướng trẻ hóa

   Bệnh nhân N.T.A.N., (đường Lê Lợi, TP. Vũng Tàu) bị suy thận khi mới 27 tuổi, phải lọc máu định kỳ suốt 2 năm qua. Chị N. kể, trước đây có làm phục vụ ở quán ăn nhưng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu.

   Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, chị vẫn không đi khám bệnh mà chỉ đến cơ sở y tế truyền đạm nhằm phục hồi sức khỏe. Đến năm 2020, khi thường xuyên bị ngất xỉu, sức khỏe giảm sút nhanh chóng nên chị N. mới đi khám và phát hiện bị bệnh thận.

   Đáng chú ý, từ bệnh viện về chị N. lại không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ mà nghe lời người quen sử dụng một loại thuốc nam. Sau khoảng 1 năm, bệnh của chị không thuyên giảm, ngược lại càng trở nặng hơn khi gây tràn dịch qua phổi tới tim, gây chướng bụng, phù toàn thân. Lúc này, chị N. mới trở lại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán chị bị suy thận, suy tim giai đoạn cuối. Chị bắt đầu được chỉ định lọc máu tại bệnh viện 2 lần/tuần.

   Chị N. nói: “Nhà tôi có người thân bị bệnh thận. Tôi còn chủ quan không điều trị khi mới phát hiện bệnh mà uống thuốc nam. Vì vậy, bệnh trở nặng lúc nào không hay”.

   Theo bác sĩ Bách, có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh suy thận. Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh từ yếu tố gia đình (di truyền), các bệnh lý kèm theo của người bệnh thì chế độ ăn uống, sinh hoạt của của giới trẻ hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh suy thận".

   Đồng quan điểm, TS.BS Lưu Ngân Tâm, Chủ tịch Hội Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam - VieSpen, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, một trong những nguyên nhân gây gia tăng bệnh nhân trẻ tuổi mắc suy thận hiện nay đó chính là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không khoa học.

   "Giới trẻ hiện nay có rất nhiều thói quen không tốt, gây ảnh hưởng xấu trực tiếp tới thận, điển hình là thói nhịn khát. Vì tính chất công việc khiến nhiều người "ngại" đi vệ sinh vậy nên họ lựa chọn cách uống rất ít nước để hạn chế việc đi vệ sinh. Việc uống ít nước, không cung cấp đủ nước cho cơ thể và cho thận sẽ khiến cho cơ thể sẽ bị thiếu nước gây tổn thương thận, suy thận".

   "Thực tế hiện nay có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi bị suy thận. Để phát hiện sớm bệnh thận, mọi người cần xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và đo huyết áp hàng năm. Không cần phải làm xét nghiệm đắt tiền, chỉ cần làm xét nghiệm nước tiểu và huyết áp là đủ. Đây là xét nghiệm cơ bản và cũng là cách đơn giản nhất phát hiện bệnh lý suy thận", TS.BS Nguyễn Bách chia sẻ.

 

Người trẻ bị suy thận cần làm gì?

   Người trẻ bị suy thận mạn tính cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện chế độ điều trị bảo tồn chức năng thận. Mục đích của điều trị bảo tồn chức năng thận là làm chậm tiến triển của bệnh thận đến giai đoạn cuối, cải thiện triệu chứng, hạn chế xuất hiện biến chứng và phát hiện sớm các biến chứng để điều trị kịp thời cũng như giúp nâng cao chất lượng sống của người bệnh bị suy thận mạn tính.

   Khi bệnh thận tiến triển đến giai đoạn cuối cũng là lúc chức năng của thận còn dưới 10% so với mức bình thường, điều này có nghĩa là thận không còn đủ khả năng để đảm bảo các chứng năng vốn có. Lúc này cần phải tiến hành các biện pháp điều trị thay thế chức năng thận như lọc máu hoặc ghép thận.

   Khi phải lọc máu, chi phí điều trị sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với giai đoạn điều trị bảo tồn, ngoài ra người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng liên quan đến lọc máu và phải phụ thuộc nhiều hơn vào bệnh viện. Vì thế, việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng. Người dân cần đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để các bác sĩ làm các thăm khám kiểm tra về chức năng thận giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

   Thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp nâng cao sức khỏe nói chung và phòng ngừa bệnh thận nói riêng. Tất cả mọi người (đặc biệt là những người trẻ tuổi) cần có chế độ ăn cân bằng, uống đủ nước, không ăn mặn, hạn chế đồ ăn nhanh và thức uống có cồn, nói không với thuốc lá; tập thể dục thể thao hàng ngày; tránh sử dụng thuốc bừa bãi đặc biệt là các thuốc không cần kê đơn, nên có tư vấn của các bác sĩ và dược sĩ khi sử dụng thuốc.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Thực phẩm cần tránh cho người bị suy thận

Dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt cho người bị suy thận như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi đề tìm câu trả lời

Sơn La: Người đàn ông mất hai chân sau khi uống lá rừng

Người đàn ông 68 tuổi, được mách lấy lá và rễ cây rừng uống, vài ngày sau thấy mệt mỏi, suy gan thận nặng, tắc động mạch, phải cắt cụt hai chân.

Thận đa nang là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thận đa nang là bệnh di truyền và có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như các bất thường tim mạch, suy thận

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào bữa phụ?

  Trong bữa phụ, người bệnh tiểu đường nên ăn những thực phẩm như sữa chua không đường, táo, bơ, chuối, trứng luộc…

Khám nam khoa và những điều bạn nhất định phải biết trước khi đến bệnh viện

Các vấn đề liên quan đến cơ quan sinh dục thường nhạy cảm, khiến nhiều quý ông e ngại, không dám đi khám nam khoa. Việc phát hiện muộn sẽ…
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà