800.000 người Việt đang bị suy thận giai đoạn cuối, các bệnh viện quá tải

Cập nhập: Thứ bảy, 11/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Ngày 09/03/2023 vừa qua, tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã diễn ra hội nghị nhằm hưởng ứng ngày Thận thế giới năm 2023. Theo báo cáo, tại Việt Nam đang có khoảng 800.000 người bệnh suy thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận nhân tạo. Đây thực sự là một gánh nặng rất lớn, khiến các đơn vị chạy thận gặp quá tải.

 

Hội nghị hưởng ứng ngày toàn thế giới phòng chống bệnh thận

Hội nghị hưởng ứng ngày toàn thế giới phòng chống bệnh thận (BV.Việt Đức)

 

800.000 ca suy thận giai đoạn cuối - gánh nặng của nền Y tế

   Kể từ năm 2005, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chọn ngày thứ 5, tuần thứ hai của tháng 03 hàng năm là ngày Thận thế giới (World Kidney Day). Chủ đề của ngày Thận thế giới năm 2023 được diễn ra tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm nay là “Sức khỏe thận cho mọi người - Chuẩn bị cho điều bất ngờ, hỗ trợ đối tượng dễ tổn thương”.

   Hội nghị có sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành đến từ bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hội Lọc máu Việt Nam và Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam. Mỗi ngày, nước ta có thêm khoảng 200 bệnh nhân suy thận mới cần phải bước vào chu kỳ chạy thận khiến tất cả các đơn vị chạy thận đều quá tải.

   Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội lọc máu Việt Nam cho biết: Tất cả các Trung tâm chạy thận nhân tạo đều quá tải bởi số lượng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu hàng tuần vượt xa so với số lượng thiết bị máy móc mà các cơ sở đang có.

   Việc quá tải tại các đơn vị chạy thận là điều đã diễn ra trong nhiều năm qua, tất cả máy chạy thận thường xuyên phải hoạt động tối đa công suất 24/24 giờ, có lúc quá tải phải chạy lên tới 200%. Khi máy hỏng, người bệnh suy thận giai đoạn cuối phải xếp hàng dài chờ đợi.

    Bên cạnh đó, gánh nặng chi phí điều trị của bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cũng ngày càng lớn. Theo TS Nguyễn Thế Cường - Trưởng Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, lọc máu và ghép thận là các phương pháp điều trị chính cho suy thận giai đoạn cuối. Trong đó, lọc máu là phương pháp phổ biến hơn.

   Tuy nhiên, cũng theo TS Nguyễn Thế Cường, một bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận từ 2-3 lần/tuần, chi phí điều trị có thể lên tới 14 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản khác bệnh nhân tự chi trả. Người mắc bệnh cũng sẽ chịu những tổn thương tinh thần to lớn, ảnh hưởng mọi mặt tới quá trình học tập, công việc và gia đình.

 

Các cơ sở chạy thận thường xuyên bị quá tải

Các cơ sở chạy thận thường xuyên bị quá tải

 

   So với chạy thận nhân tạo thì ghép thận được coi là phương pháp có nhiều ưu thế hơn về mặt chi phí điều trị cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Tuy nhiên, lượng thận được hiến hiện nay vẫn còn khá hạn chế. Cần có thêm chính sách phù hợp để tăng khả năng ghép thận cho người suy thận giai đoạn cuối từ người hiến sống và người hiến đã chết não.

   Theo các chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh thận thì khi được chẩn đoán mắc suy thận, đó thực sự là một cú sốc lớn với người bệnh. Cuộc sống của người bệnh phải gắn liền với bệnh viện, cách ngày lại phải xếp hàng chạy thận, có khi phải tới viện từ sáng sớm. Trong đó, đã có không ít người bệnh buông xuôi vì không có bảo hiểm y tế hay không gánh được các khoản chi phí khác.

   Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo: Khi thận vẫn còn khỏe thì hãy giữ gìn, khi thận bắt đầu suy yếu thì phải điều trị bảo tồn đúng cách. Khi bệnh đã tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối thì phải chọn phương pháp phù hợp và tuân thủ các chỉ định.

 

Nguyên nhân dẫn đến suy thận mãn tính

   Một số nguyên nhân chính gây suy thận mãn tính có thể kể tới như:

  • Bệnh đái tháo đường: Nồng độ đường trong máu tăng cao lâu ngày sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận khiến chức năng lọc chất thải và nước của thận bị ảnh hưởng.
  • Tăng huyết áp: Áp lực máu động mạch tăng cao trong thời gian dài cũng gây tổn thương lên các mạch máu nhỏ, tương tự như bệnh nhân mắc tiểu đường.
  • Bệnh viêm cầu thận, hội chứng thận hư, bệnh thận đa nang, sỏi thận, sỏi tiết niệu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu lâu ngày, ung thư tiền liệt tuyến.
  • Sử dụng thuốc điều trị: Đa phần các thuốc điều trị bệnh đều được thải trừ qua thận, khi sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng nhất định tới chức năng của thận. Vì vậy, bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính, cần sử dụng thuốc lâu dài như đái tháo đường, gút, tăng huyết áp, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD,... có nguy cơ bị suy thận rất cao.

 

Đa phần các thuốc tây khi sử dụng lâu dài sẽ dẫn tới suy thận mãn tính

Đa phần các thuốc tây khi sử dụng lâu dài sẽ dẫn tới suy thận mãn tính

 

  • Sử dụng thực phẩm, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm biến đổi gen, nuôi trồng bằng thức ăn chăn nuôi.

   Vai trò chính của thận là lọc chất thải, dịch dư thừa từ máu và bài tiết chúng ra ngoài thông qua nước tiểu. Như vậy, nếu để bệnh tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối, một lượng lớn nước, chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể, từ đó tổn thương các cơ quan khác như tim, phổi, thần kinh, tiêu hóa… và dẫn đến tử vong.

 

Thực phẩm “detox” thận, phòng ngừa suy thận giai đoạn cuối

   Để phòng chống suy thận mãn tính nói chung và suy thận giai đoạn cuối nói riêng, biện pháp tốt nhất là thay đổi thói quen trong ăn uống, sinh hoạt. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho thận, giúp giải độc thận.

Giấm táo

   Giấm táo là một thức uống đặc biệt đang được rất nhiều người ưa chuộng bởi những lợi ích trong làm đẹp, giảm cân, phòng ngừa bệnh tật. Trong giấm táo có rất nhiều acid acetic, protein, enzyme, chất chống oxy hóa, acid amin, nguyên tố vi lượng (K, P, Ca, Mg, Cu) và vitamin (A, B1, B2, B6, C và E), bioflavonoid, pectin và lợi khuẩn.

   Giấm táo có tác dụng điều chỉnh đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa và đặc biệt là giúp giải độc cho gan, thận.

Nước ép cần tây

   Nước ép cần tây là một thức uống đặc biệt giúp giải độc đồng thời cả gan và thận. Đây là hai cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau, người bị xơ gan hay các vấn đề về gan thì sẽ dẫn tới suy thận mãn tính. Và ngược lại, ở những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, độc tố tích tụ trong cơ thể và cũng sẽ dẫn đến suy gan.

 

Nước ép cần tây giúp giải độc cả gan, thận

Nước ép cần tây giúp giải độc cả gan, thận  

 

   Nhờ cơ chế lợi tiểu, tăng đào thải, nước ép cần tây sẽ giúp thải độc cho gan, thận hiệu quả.

Một số thực phẩm khác

   Bên cạnh đó, để phòng ngừa từ xa nguy cơ suy thận giai đoạn cuối, có thể sử dụng một số thực phẩm sau đây trong bữa ăn hàng ngày: nước chanh, nước nghệ, trà gừng, nước ép củ cải đỏ, nước ép cà rốt, nước đỗ đen…

   Đối với người bệnh đã mắc suy thận mãn tính, để tránh bệnh tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối, có một số lưu ý như sau:

  • Ít ăn mặn
  • Hạn chế lượng đạm (protein) đưa vào cơ thể hàng ngày
  • Giảm lượng kali và photpho tiêu thụ (chuối, bơm mơ, bưởi, mận…)
  • Không uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt. Bỏ thuốc lá

   Suy thận giai đoạn cuối là một bệnh lý nguy hiểm, thời gian sống của người bệnh thường không được quá lâu. Vì vậy, phòng ngừa từ xa nguy cơ mắc suy thận mãn tính là biện pháp tốt nhất. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

Chủ đề: suy thận

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh gút và suy thận có mối liên hệ gì với nhau?

Bệnh gút và suy thận có mối liên hệ gì? Chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp cho các câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!

Suy thận - Hãy thức tỉnh trước khi quá muộn!

Suy thận - Những điều cần biết

Mách bạn các biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng suy thận do phì đại tuyến tiền liệt

Làm cách nào để giảm các triệu chứng khó chịu và phòng ngừa biến chứng suy thận do phì đại tuyến tiền liệt? Để giải đáp những thắc mắc này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Hà Nam: Thiếu máy chạy thận – Bệnh nhân vật vờ chờ đợi

Thời gian qua, bệnh nhân suy thận và chạy lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam phải vật vờ chờ đợi đến lượt có máy để chạy thận. Nguyên nhân do số bệnh nhân ngày càng tăng và số máy chạy thận được đầu tư đã lâu, hỏng nhiều.

Điều trị suy tim mạn bằng cách nào?

Hiện nay, suy tim mạn có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Việc điều trị thường được cá nhân hóa cho từng người bệnh, từng giai đoạn suy tim. Chúng ta cùng tìm hiểu các cách điều trị suy tim mạn trong bài viết dưới đây nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà